0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI VỐN KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY NẮP 205 PHỦ QUỲ (Trang 44 -44 )

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011 tổng vốn lưu động của công ty là: 13.607.464.761 đồng, chiếm tỷ trọng 66% trong tổng vốn kinh doanh, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2010 có vốn lưu động là 13.996.784.138 đồng chiếm tỷ trọng 77% trong tổng vốn kinh doanh của công ty.

Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động, trước hết chúng ta xem xét kết cấu của vốn lưu động của công ty thông qua các số liệu dựa trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2011 ta có bảng biểu 2.7 như sau : Qua biểu 2.7 ta có:

 Vốn lưu động trong khâu dự trữ của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ tính đến cuối năm 2011 đã giảm 1 lượng là 70.873.152 đồng với tỷ lệ giảm tương đương là 0,4%, từ đó đã làm tỷ trọng loại vốn này từ 5,2% xuống chỉ còn 4,9%. Điều này cho ta thấy vốn lưu động trong khâu dự trữ của công ty chỉ chiếm một tỷ lệ rất là nhỏ trong tổng vốn lưu động hiện có của công ty và đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân giảm là do nguyên vật liệu trong năm 2011 so với năm 2010 giảm số lượng là 70.873.152 với tỷ lệ giảm là 0,4%.

 Vốn lưu động trong khâu sản xuất của công ty :

Năm 2010, do đến cuối năm công ty đã hoàn thành toàn bộ sản phẩm và công trình được bàn giao cho nên không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, vì vậy vốn lưu động trong khâu sản xuất tính đến cuối năm của công ty là bằng 0.

Năm 2011, đến cuối năm vẫn chưa hoàn thành được sản phẩm và công trình đang dở dang nên xuất hiện chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 8.093.603.667 khiến cho vốn lưu động trong khâu sản xuất của công ty tăng lên.

Việc vốn lưu động trong khâu sản xuất trong công ty đột nhiêu tăng mạnh với giá trị lớn, và chiếm tỷ trọng cao trong năm 2011 như vậy khiến cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động có phần giảm sút.

 Vốn lưu động trong khâu lưu thông:

Năm 2011 tỷ trọng vốn lưu động trong khâu lưu thông là 25,3%. Năm 2010, tỷ trọng vốn lưu động trong khâu lưu thông là 76%(Nguyên nhân VLĐ trong khâu lưu thông năm 2010 cao như vậy là do vốn trong thanh toán của công ty rất là cao chiếm 89,8% trong tổng VLĐ trong khâu lưu thông, trong năm 2010 do mục tiêu của công ty là tăng doanh thu nên đã sử dụng chính sách bán chịu, nên các khoản phải thu tăng rất cao). So sánh năm 2011 và năm 2010 cho ta thấy vốn lưu động trong khâu lưu thông đã giảm xuống 1 lượng rất lớn là 7,182,774,057 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 50,6%. Nguyên nhân là do:

+ Vốn trong thanh toán giảm mạnh 1 lượng là 8,216,455,332 đồng, với tỷ lệ giảm là 51,2%. Chứng tỏ trong năm 2011, công tác thu hồi nợ của công ty là rất tốt, rất đáng biểu dương và khen ngợi.

+ Vốn bằng tiền tăng 1 lượng là 1.033.681.275 đồng với tốc độ tăng khá cao là 45,5% đã khiến cho tỷ trọng vốn bằng tiền tăng lên từ 7,5% lên đến 53% trong tổng vốn lưu động trong khâu lưu thông.

+ Vốn thành phẩm vẫn giữ nguyên số lượng không có sự thay đổi. Tuy nhưng do các loại vốn đều thay đổi nên tỷ trọng của vốn thành phẩm thay đổi tăng từ 2,7% trong tổng VLĐ trong khâu lưu thông lên đến 8,4% với số chênh lệch tỷ trọng là 5,6%.

 Tài sản ngắn hạn khác: năm 2011 so với năm 2010 giảm 1.229.275.835 đ. Năm 2010, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 18,8% nhưng đến năm 2011 thì chỉ chiếm tỷ trọng 10,3% đã giảm 8,5%.

Đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty:

Công ty quản lý chưa được tốt lắm về vốn lưu động, cơ cấu vốn lưu động chưa được hợp lý, tỷ trọng vốn lưu động trong khâu lưu thông đã được giảm bớt, tuy nhiên tỷ trọng vốn lưu động trong khâu sản xuất tăng đột biến do hàng tồn kho tồn đọng quá nhiều trong năm 2011. Mặc dù công ty đã nỗ

lực trong việc quyết toán các khoản phải thu tuy nhiên lại chưa thực sự tốt khi quản lý hàng tồn kho. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng ta đi sâu tìm hiểu tình hình vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng của công ty qua biểu 2.8 như sau: Thông qua biểu 2.8 ta có:

Năm 2010, vốn bị chiếm dụng của công ty là 9.549.719.940 đồng lớn hơn khá nhiều so với vốn mà công ty chiếm dụng được là 7.793.346.423 đồng. Tuy nhưng đến năm 2011, vốn bị chiếm dụng của công ty là 1.333.264.608 đồng nhỏ hơn rất nhiều so với vốn công ty chiếm dụng được là 6.025.791.573 đồng. Nguyên nhân:

Các khoản phải thu của công ty năm 2011 so với năm 2010 giảm mạnh là 8.216.455.332 đồng với tỷ lệ giảm là 86% do : Khoản phải thu khách hàng giảm xuống 8.766.253.332 đồng với tỷ lệ giảm là 83% và mức dự phòng các khoản phải thu khó đòi giảm với tỷ lệ là 58%. Điều này chứng tỏ trong năm 2011 công ty đã làm rất tốt công tác thu hồi các khoản nợ phải thu. Đối chiếu với đặc điểm sản xuất ( theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng) và lĩnh vực sản xuất kinh doanh ( sản xuất mặt hàng cơ khí, xây lắp ), cũng như (phương thức thanh toán nhanh), ta thấy: tình trạng công nợ phải thu tồn đọng ít và giảm mạnh ở công ty là 1 dấu hiệu tốt bởi đặc thù chung của mọi doanh nghiệp trong ngành, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay việc thanh quyết toán khối lượng của công ty ngày trở nên khó khăn, nhưng đối với công ty đây là 1 sự cố gắng lớn trong công tác thanh toán nợ phải thu.

Các khoản phải trả của công ty năm 2011 so với năm 2010 cũng giảm 1.767.554.850 đồng với tỷ lệ giảm 23% do: khoản phải trả người bán giảm 36%, thuế phải nộp nhà nước giảm 21%, phải trả công nhân viên giảm 31%, phải trả phải nộp khác giảm 11%. Nhận thấy vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng giảm nhưng vẫn cao hơn so với khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng rất nhiều. Điều này được đánh giá là tốt vì sẽ tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn cho

công ty nhưng công ty cũng cần phải lập kế hoạch thanh toán các khoản nợ đúng hẹn.

Thông qua hệ số Nợ phải thu/ Nợ phải trả ta thấy: năm 2010 hệ số Nợ phải thu/ Nợ phải trả của doanh nghiệp là 1,125 > 1 chứng tỏ trong năm công ty bị chiếm dụng nhiều hơn so với việc đi chiếm dụng. Năm 2011, hệ số Nợ phải thu/ Nợ phải trả của doanh nghiệp là 0,22 < 1 giảm 0,904 lần so với năm 2010 chứng tỏ trong năm công ty đi chiếm dụng nhiều hơn so với việc bị chiếm dụng.

Để có thể nhận xét xác thực hơn về ảnh hưởng tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động đến khả năng thanh toán của công ty, ta xem xét thêm 1 số chỉ tiêu phản ánh biểu 2.9 sau:

Biểu 2.9 : Các hệ số về khả năng thanh toán của công ty năm 2011 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1.78 1.61 (0.17) 2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1.80 1.98 0.19 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1.67 0.67 (1.00)

Qua bảng 2.9 ta thấy, các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty cuối năm 2011 so với đầu năm nhìn chung có giảm, tuy nhưng vẫn ở mức cao có nghĩa là vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời đầu năm là 1,8 cuối năm là 1,98 trong khi đó hệ số khả năng thanh toán của ngành tầm 1,5, chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất tốt. Đối với hệ số khả năng thanh toán nhanh đầu năm là 1,67 chứng tỏ đầu năm công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không phải quan tâm đến lượng hàng tồn kho. Tuy nhưng đến cuối năm hệ số khả năng thanh toán nhanh chỉ còn 0,67 < 1 và giảm đi 1, đây là một dấu hiệu không tốt phản ánh khả năng thanh toán nhanh của công ty gặp phải khó khăn khi các chủ nợ yêu cầu thanh toán mà trong

ngay các khoản phải thu thành tiền không phải là dễ dàng, nhất là trong khi nền kinh tế còn gặp phải nhiều khó khăn như hiện nay. Mặc dù trong năm 2011 công ty đã giải quyết được một khối lượng lớn các khoản phải thu, nhưng xem ra các khoản phải trả của công ty còn khá lớn.Vì vậy công ty nên có biện pháp tích cực trong quản lý và thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng, thanh toán các khoản vốn chiếm dụng được, mặt khác còn phải nhanh chóng xử lý tốt hàng tồn kho để tránh ứ đọng vốn nếu không thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, uy tín bị ảnh hưởng, nguy cơ rủi ro tài chính gia tăng.

Tóm lại: Qua xem xét tình hình VLĐ của công ty, ta thấy công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty chưa thực sự tốt, mặc dù công ty đã làm tốt công tác thu hồi nợ dẫn tới việc làm giảm các khoản vốn bị chiếm dụng và tăng các khoản đi chiếm dụng tuy nhưng do vấn đề ứ đọng hàng tồn kho quá lớn nên khả năng thanh toán của công ty bị giảm. Công ty phải có biện pháp kịp thời để xử lý tình trạng này, tránh đến thời điểm phải trả nợ nhưng công ty chưa chuẩn bị được số tiền thanh toán thì sẽ rất ảnh hưởng đến uy tín công ty và tăng nguy cơ rủi ro tài chính.

B – Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ, ta tính toán 1 số chỉ tiêu trên biểu 2.10 sau :

Qua bảng 2.10 cho ta thấy , hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2011 của công ty giảm nhiều so với năm 2010, cụ thể: Năm 2011 VLĐ của công ty luân chuyển được 2,92 vòng, chậm hơn so với năm 2010 là 1,24 vòng, tỷ lệ giảm tương ứng là 30%. Theo đó kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng lên 36 ngày, tăng 42% nghĩa là để hoàn thành 1 vòng luân chuyển phải mất 123 ngày trrong năm 2011 trong khi đó năm 2010 chỉ phải mất 87 ngày.

Dựa vào công thức xác định số vòng luân chuyển VLĐ ta thấy chỉ tiêu này giảm là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: tổng mức luân chuyển VLĐ ( ký

hiệu là M ) và VLĐ bình quân ( ký hiệu là VLĐ ). Áp dụng phương pháp thay thế số liên hoàn trong phân tích hoạt động kinh tế ta xác định được :

+ Mức độ ảnh hưởng của tổng mức luân chuyển VLĐ đến chỉ tiêu số lần luân chuyển VLĐ: ∆L(M) = 2010 2010 2010 2011 VLĐ M VLĐ M  = 326 . 640 . 345 . 11 279 . 599 . 363 . 40 - 4,16 = 3,56 – 4,16 = - 0,16

+ Mức độ ảnh hưởng của VLĐ đến chỉ tiêu số lần luân chuyển VLĐ: ∆L(VLĐ) = 2010 2010 2010 2011 VLĐ M VLĐ M  = 2,92 - 3,56 = - 0,64

+ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố:

∆L(M) + ∆L(VLĐ) = -0,6 + (-0,64) = - 1,24

Kết luận : Số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2011 giảm đi do 2 nguyên nhân: tổng mức luân chuyển vốn lưu động giảm khiến cho số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 0,6 lần và vốn lưu động bình quân tăng lên khiến cho số kỳ luân chuyển VLĐ giảm 0,64 lần. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển VLĐ ta xem xét thêm 1 số hệ số về hoạt động của công ty được phản ánh trên biểu 2.11 sau:

Kết quả tính toán ở bảng 2.11 cho thấy số vòng quay hàng tồn kho giảm rất nhiều và số vòng quay các khoản phải thu giảm tốc độ nhỏ, trongđó:

+ Số vòng quay hàng tồn kho giảm 41,31 vòng với tỷ lệ giảm 84%. + Số vòng quay các khoản phải thu giảm 0,33 vòng với tỷ lệ giảm 4%.  Vì vậy ta có thể kết luận rằng : tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm là do hàng tồn kho luân chuyển chậm và bên cạnh đó công ty chưa hoàn thành tốt lắm về việc quản lý các khoản vốn trong thanh toán. Vì vậy, công ty

cần có biện pháp giải quyết nhanh chóng số hàng tồn kho và cần phát huy tốt hơn nữa trong công tác vốn trong thanh toán.

Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Năm 2010, hiệu quả

sử dụng VLĐ là 4,16 tức là 1 đồng vốn tham gia vào vào sản xuất kinh doanh có thể tạo ra 4,16 đồng doanh thu. Năm 2011, con số này chỉ còn 2,92 đồng đã giảm 1,24 đồng. Đó là do doanh thu thuần giảm 15% và vốn lưu động bình quân tăng 22%.

Hàm lượng vốn lưu động: Do hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm nên hàm lượng vốn lưu động tăng: Nếu năm 2010, để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần công ty phải sử dụng 0,24 đồng VLĐ, thì đến năm 2011 công ty phải sử dụng 0,34 đồng VLĐ tăng 0,1 đồng Với tỷ lệ tăng tương ứng là 42%. Sở dĩ hàm lượng VLĐ tăng lên như vậy là do tốc độ tăng quy mô VLĐ không tương xứng với tốc độ tăng của số VLĐ thực sử dụng vào sản xuất kinh doanh: Mức tăng VLĐ chủ yếu tăng từ khoản vốn HTK, giá trị HTK quá lớn mà bộ phận này lại tham gia trực tiếp vào hoạt động sanr xuất kinh doanh, do mức tồn kho quá lớn làm chậm quá trình tạo ra doanh thu, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ, hàm lượng VLĐ tăng lên.

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Trong khi tốc độ luân chuyển VLĐ chậm lại, hiệu quả sử dụng VLĐ giảm, hàm lượng VLĐ tăng lên thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VLĐ lại biến động theo chiều hướng tiêu cực: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ từ 17% ( năm 2010) giảm xuống còn 5% ( năm 2011 ), điều này chứng tỏ tuy công ty đã cố gắng nhưng vẫn chưa tiết kiệm được chi phí bỏ ra, lợi nhuận thuần giảm, doanh thu thuần giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận là 65% lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu thuần chỉ là 15%.

Như vậy: Tình hình công ty năm 2011 có biểu hiện xa sút ở đa số các chỉ tiêu và kết quả cuối cùng là lợi nhuận cũng bị giảm sút rất nhiều so với năm 2010. Đây là kết quả không được khen ngợi cho lắm, tuy nhưng để có được kết quả này công ty đã thực sự cố gắng rất nhiều, do bối cảnh chung của nền kinh tế

VLĐ và đặc biệt là VLĐ trong sản xuất thì mục tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ đạt được ở mức độ cao hơn và toàn diện hơn.

2.2.2.3: Hiệu quả sử dụng vốn SXKD ở công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ.

Ở 2 mục trước, chúng ta đã phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ của công ty, nhưng đó mới chỉ là sự đánh giá riêng của từng loại vốn. Để có thể đưa ra những nhận xét tương đối toàn diện hơn về hiệu quả sử dụng VKD nói chung của công ty thì ta cần đi vào phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ vốn.

Qua số liệu ở biểu 12 có thể thấy trong năm 2011 các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận là 65% còn tốc độ giảm của doanh thu là 15%. Chỉ tiêu VKD bình quân, vốn CSH bình quân tăng nhung tốc độ tăng của VKD bình quân là 22%, tốc độ tăng của vốn CSH bình quân là 5%. Tình hình đó đã ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của công ty, cụ thể như sau:

Vòng quay toàn bộ vốn:

Qua bảng 2.12 ta có nhận xét cơ bản như sau: Nhìn chung vòng quay toàn bộ vốn của công ty tương đối chậm và có biểu hiện sụt giảm: Năm 2010

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI VỐN KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY NẮP 205 PHỦ QUỲ (Trang 44 -44 )

×