Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp đề tài Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây nắp 205 Phủ Quỳ (Trang 39)

A. Tình hình trang bị TSCĐ cho sản xuất kinh doanh:

Trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty, VCĐ có vị trí quan trọng góp phần tăng năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, vì vậy quản lý vốn cố định được xem là mấu chốt trong công tác quản lý tài chính của công ty. Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để trích khấu hao tài sản cố định nhằm làm cho chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm nhỏ và tránh được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của TSCĐ, từ đó thu hồi được số tiền khấu hao để bù đắp vào các quỹ đầu tư, nguồn vốn khấu hao cơ bản. Công ty đã lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng

Do công ty không có TSCĐ vô hình nên phần này chỉ xem xét nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ hữu hình. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011, tổng VCĐ của công ty đã đạt 6.962.457.789 đồng ( Tăng 68% so với năm 2010) chiếm tỷ trọng 41% trong tổng VKD ( tăng 3% so với cùng kỳ năm 2010). Nguyên nhân tăng VCĐ như đã nêu là do mức hao mòn TSCĐ nhỏ hơn mức đầu tư tăng TSCĐ trong năm.

Xem xét riêng cơ cấu TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh ở biểu 2.4 ta thấy TSCĐ sử dụng trong hoạt động của công ty tập trung chủ yếu ở nhóm máy móc thiết bị, nhóm này chiếm tỷ trọng rất cao : Năm 2010 là 64%, năm 2011 là 72%. Nhà cửa, vật kiến trúc chỉ chiếm 22% trong năm 2010 và giảm xuống 15,6% trong năm 2011.

Tỷ trọng thiết bị, dụng cụ quản lý chiếm khá nhỏ, năm 2010 là 11,4% và giảm xuống 10,2% trong năm 2011. Nhóm phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng bé nhất, năm 2010 chỉ chiếm 2,6% và giảm xuống 2,2% trong năm 2011. Kết cấu tài sản cố định như vậy là tương đối hợp lý vì máy móc thiết bị là thành phần quan trọng nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Với điều kiện trang thiết như bảng 2.4, công ty có khả năng thực hiện hợp đồng sản xuất sản phẩm với quy mô vừa phải vừa đủ đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết ở địa phương về sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Về tình hình tăng giảm TSCĐ:

Xem xét sự tăng giảm của TSCĐ ta thấy: Cuối năm 2011, nguyên giá TSCĐ của công ty tăng 5.833.499.229 đồng, tỷ lệ tăng 79,5% so với cuối năm 2010. Trong đó, máy móc thiết bị có mức tăng 4.787.450.827 đồng với tỷ lệ tăng rất cao là 101,9%. Chứng tỏ trong năm 2011 công ty đã trang bị thêm máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ cơ khí và xây lắp.

Ngoài việc trang bị thêm máy móc thiết bị, công ty còn tiến hành sửa chữa, nâng cấp các phân xưởng để phục vụ quá trình sản xuất được tốt hơn đã

khiến cho nguyên giá của nhóm này tăng lên 440.160.774 đồng với tỷ lệ tăng 27,3%, do tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của máy móc thiết bị nên tỷ trọng của nhóm này bị giảm. Mặt khác công ty còn trang bị thêm phương tiện vận tải với mức tăng là 98.970.414 đồng – tỷ lệ tăng là 51,8% và thiết bị công cụ quản lý với mức tăng là 506.917.214 đồng tỷ lệ tăng là 60,5%. Các tỷ trọng của nhóm này trong năm 2011 nhỏ hơn năm 2010 do tỷ lệ tăng của các nhóm này nhỏ hơn tỷ lệ tăng của máy móc thiết bị.

Như vậy, trong năm 2011, công ty đã chú trọng đến việc tăng TSCĐ cho doanh nghiệp, mà chủ yếu tăng đầu tư về máy móc thiết bị, điềunày được cho là hợp lý vì máy móc thiết bị là tài sản trực tiếp tạo ra sản phẩm, nó quyết định đến năng suất và chất lượng của săn phẩm.

Về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ :

Căn cứ vào tình hình tăng giảm của TSCĐ, dựa trên thuyết minh báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm 31/12/2011 ta có bảng 2.5 như sau: Qua biểu 2.5 ta dễ dàng nhận thấy tình trạng kỹ thuật TSCĐ ở công ty nhìn chung là không được tốt ở đầu năm 2011, nhưng về cuối năm 2011 tình trang kỹ thuật đã được cải thiện. Hệ số hao mòn của toàn bộ TSCĐ đầu năm đã trên mức trung bình : 0,73 - nghĩa là năng lực TSCĐ còn có thể khai thác được ở mức thấp. Tuy nhưng đến cuối năm tình trạng này đã được cải thiện và có chuyển biến tốt với hệ số hao mòn của toàn bộ TSCĐ là : 0,475 – Nghĩa là năng lực khai thác TSCĐ ở trên mức trung bình. Để có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn, ta không thể không xem xét tình trạng kỹ thuật của từng nhóm TSCĐ.

Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: Bộ phận này có mức hao mòn đầu năm là 0,80 đến cuối năm là 0,68 – năng lực còn lại rất ngắn. Giá trị của nhóm TSCĐ này tính đến ngày 31/12/2011 là 657.703.064 đồng chiếm tỷ trọng 9,5% trong tổng giá trị còn lại của TSCĐ. Trên thực tế thì các phân xưởng đã được xây dựng từ lâu, một số nơi không dùng đến đã trở nên cũ kỹ

và lạc hậu. Tuy nhiên công ty đã tu sửa, nâng cấp trong năm vừa qua cho nên hệ số hao mòn đã được giảm xuống.

Đối với máy móc thiết bị: Đầu năm 2011, hệ số hao mòn của bộ phận này là 0,728 – năng lực sản xuất máy móc thiết bị còn khai thác được là thấp. Bởi vậy mà trong năm công ty đã chủ động nâng cấp máy móc thiết bị, đầu tư thêm máy mới dẫn đến cuối năm 2011 hệ số hao mòn của bộ phận này là 0,42 – Nghĩa là năng lực sản xuất của máy móc thiết bị cao trên mức trung bình. Giá trị của nhóm tài sản này tính đến cuối năm là 5.501.939.094 đồng chiếm tỷ trọng 79,51% trong tổng giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ. Vì máy móc thiết bị đóng vai trò chủ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty nên tiến hành thường xuyên việc đổi mới trang thiết bị.

Đối với phương tiện vận tải: Hệ số hao mòn của bộ phận này đầu năm là 0,432 – năng lực còn lại của bộ phận này rất dài. Trong năm 2011, Công ty có đầu tư thêm phương tiện vận tải để phục vụ cho việc sản xuất nên cuối năm hệ số hao mòn này đã giảm xuống còn 0,32 chiếm 2,85% trong tổng giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ.

Đối với thiết bị quản lý: Hệ số hao mòn của bộ phận này đầu năm rất cao: 0,668 – năng lực còn lại ngắn. Nhưng do trong năm công ty đầu tư thêm vào bộ phận này nên hệ số hao mòn đã được giảm bớt còn 0,58. Giá trị của nhóm tài sản này tính đến cuối năm còn là 563.479.162 đồng chiếm 8,143% trong tổng giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ.

B – Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, ta dựa vào biểu số 2.6 như sau: Qua biểu 2.6 nhìn một cách tổng thể: tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty đều giảm so với năm 2010. Nhưng để đưa ra một kết luận xác đáng, cần phải xem xét nguyên nhân dẫn đến sự giảm của các chỉ tiêu cụ thể.

Đối với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ:

Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2011 của công ty là 7,46 có nghĩa là 1 đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ đã đem lại 7,46 đồng doanh thu, giảm 2,99 đồng so với năm 2009 với tỷ lệ giảm là 29%. Nguyên nhân giảm là do doanh thu thuần giảm 5.766.704.880 đồng với tỷ lệ giảm là 12%, trong khi đó VCĐ bình quân lại tăng lên 1.035.509.078 đồng với tỷ lệ tăng là 23%.

Dựa vào công thức xác định chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ các nhân tố doanh thu thuần ( DTT ) và vốn cố định bình quân ( VCĐbq) có quan hệ với chỉ tiêu, áp dụng phương pháp thay thế số liên hoàn trong hoạt động kinh tế, ta xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố biến động của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ. Ta có kết quả như sau:

+ Doanh thu thuần giảm làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 1,276 đồng. + VCĐ bình quân tăng lên làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 1,714 đồng. Kết quả làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 2,99 đồng, với tỷ lệ giảm là 29%. Qua đây ta có thể thấy rằng việc công ty tăng TSCĐ trong năm dẫn đến VCĐ bình quân tăng trong năm nhưng doanh thu thuần trong năm lại giảm, ta không thể kết luận hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty kém hiệu quả, mà phải nhìn nhận rằng sự đầu tư vào TSCĐ của công ty là để tăng mức cạnh tranh và đem lại thu nhập cao hơn trong tương lai.

Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ : ( TSLN VCĐ )

Năm 2011, chỉ tiêu TSLN VCĐ là 12,3% giảm 30,9% với tỷ lệ giảm 71% so với năm 2010 ( TSLN VCĐ năm 2010 là 43,2% ). Nguyên nhân giảm là do lợi nhuận thuần trong năm giảm với tỷ lệ 65%, trong khi đó VCĐ bình quân trong năm tăng với tỷ lệ 23%.

Đối với 2 chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng TSCĐ và hàm lượng TSCĐ do chương trình bị giới hạn nên ta chỉ xem xét:

+ Hệ số sử dụng TSCĐ năm 2011 so với năm 2010 giảm 2,62 với tỷ lệ giảm 39%.

+Hàm lượng VCĐ : do doanh thu thuần giảm với tỷ lệ 12% và VCĐ bình quân tăng 23% nên hàm lượng VLĐ tăng 0,38 với tỷ lệ tăng 40%. Năm 2011 hàm lượng VLĐ là 0,134 đồng có nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì công ty phải sử dụng 0,134 đồng VCĐ, trong khi đó năm 2010 thì chỉ cần sử dụng 0,1 đồng VCĐ.

Qua xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ, ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2011 đã có dấu hiệu giảm so với năm 2010. Nguyên nhân cơ bản ở đây là do công ty vay vốn dài hạn để đầu tư lớn vào TSCĐ, phải trả lãi vay nhưng TSCĐ đầu tư không được huy động hết năng suất vào sử dụng, doanh thu và lợi nhuận trong năm giảm đi so với năm trước.

Tuy nhiên nếu xuất phát từ đặc điểm luân chuyển của VCĐ đó là : VCĐ dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm, hàng hóa sản xuất ra và kết thúc 1 vòng luân chuyển khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, ta thấy đại bộ phận TSCĐ của công ty đã có mức hao mòn trên 50%, giá trị còn lại cũng tương đối lớn và thời gian sử dụng còn khá dài, do có những TSCĐ dã cũ và một số mới đầu tư mua sắm nên có thể chưa đẩy nhanh sự gia tăng về doanh thu, lợi nhuận – Đó là điều tất yếu và là cơ sở để ta khẳng định : hiệu quả sử dụng VCĐ hầu hết giảm trong năm 2011 là một biểu hiện không tốt nhưng có thể coi đó là “ bước đệm” để những năm tiếp theo công ty có thể nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. Nhưng để đạt được đến cái mức đó thì về mặt lâu dài, công ty phải có kế hoạch cụ thể để phát huy tối đa năng lực sản suất hiện có nhằm tạo nên một sự gia tăng tương ứng của doanh thu, lợi nhuận với mức đầu tư tăng TSCĐ.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp đề tài Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây nắp 205 Phủ Quỳ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)