Huy động tiết kiệm của Khách hàng các nhân tại các Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 45)

thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là địa phương hoạt động kinh tế năng động nhất, là một trong những tỉnh, thành phố đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chính những điều kiện kinh tế xã hội đã giúp cho thành phố trở

111,550 177,624 76,138 24,815 2,025 NHTM Nhà nước NHTM Cổ phần NH Liên doanh, nước ngoài

Công ty tài chính, cho thuê Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

thành trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu trong cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính – tín dụng. Mục tiêu cơ bản của chương trình phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh là: “Dịch vụ tài chính ngân hàng trở thành một ngành kinh tế chủ lực của thành phố, huy động vốn cho đầu tư và phát triển, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong thời gian tới, đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm tài chính của phía Nam và cả nước”. Trên cơ sở đó ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra một số nội dung về nguyên tắc phát triển dịch vụ ngân hàng được thể hiện đó là: phải đảm bảo hiệu quả cho ngân hàng và cho nền kinh tế, các dịch vụ ngân hàng phải đảm bảo nhanh chóng, tính tiện ích cao, an toàn và bảo mật thông tin, nâng cao tính cạnh tranh nghiệp vụ cho ngân hàng. Trong đó, một số yêu cầu để phát triển dịch vụ ngân hàng đó là: Phát triển dịch vụ ngân hàng phải vừa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vừa phải đảm bảo hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu quả, đáp ứng được những tiện ích tối cao cho khách hàng và cho nền kinh tế. Quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng phải đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng đồng thời bảo đảm yêu cầu chuẩn mực hội nhập kinh tế quốc tế

Trong những năm qua với các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm khác nhau, các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau gay gắt trong việc thu hút vốn, thu hút khách hàng. Nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm đa dạng, mới lạ, phong phú về kỳ hạn, về loại tiền gửi cũng như hình thức gửi tiền, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn cùng các hình thức khuyến mãi có cơ cấu giải thưởng hấp dẫn đã thực sự thu hút khách hàng đến với ngân hàng cộng với thái độ phục vụ khách hàng ân cần, chuyên nghiệp hơn, thủ tục nhanh gọn hơn đã đem lại những tiện ích cho khách hàng đến giao dịch. Chính những nguyên nhân trên đã thúc đẩy tốc độ huy động vốn tăng trưởng cao trong những năm qua. Cục Thống kê TP.HCM công bố tình hình Huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn thành phố như sau:

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012* Tổng số vốn huy động 487.028 585.339 786.892 1.014.900 893.490 993.100 Chia theo loại ngân hàng

Ngân hàng thương mại Nhà nước 158.073 179.995 204.839 226.030 263.701 305.875 Ngân hàng thương mại cổ phần 239.418 305.873 468.604 655.500 512.952 541.240 Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài 89.537 99.471 113.539 133.370 116.837 145.985

Chia theo đối tượng gửi tiền

Tiền gửi dân cư 215.976 294.166 407.465 567.260 375.332 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 263.950 278.416 365.266 431.540 501.245 - Tiền gửi của khách hàng nước ngoài 7.102 12.757 14.251 16.100 16.913 - Chia theo loại tiền gửi Bằng đồng Việt Nam 365.080 426.534 554.276 734.160 684.383 816.328 Trong đó : Tiết kiệm 144.783 198.157 259.881 354.320 317.596 413.062 Giấy tờ có giá 15.532 18.513 18.688 35.390 65.576 - Bằng ngoại tệ 121.948 158.805 232.706 280.740 209.107 176.772 Trong đó: Tiết kiệm 38.258 51.488 66.340 89.630 57.736 -

Tiền gửi của khách hàng nước ngoài

7.102 7.001 8.059 9.600 9.497 -

Bảng 2.1: Vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM tính đến 31/12/2011 (Đơn vị: tỷđồng) - Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh

Sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2006, hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam bước vào một thời kỳ cạnh tranh gay gắt không chỉ đối với ngân hàng trong nước mà cả đối với chi nhánh các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Nhìn vào bảng 2.1, chúng ta nhận ra rằng giai đoạn từ năm 2007-2010 là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của các ngân hàng tại TP.HCM, vốn huy động không ngừng tăng cao. Đỉnh cao của quá trình tăng trưởng mạnh mẽ là năm 2010 với tốc độ tăng trung bình là 36,13%/năm. Vốn huy động từ tiền gửi dân cư chiếm một tỷ trọng rất cao đa phần là chiếm hơn 50% trong tổng huy động vốn. Điều này chứng tỏ sau khi gia nhập WTO các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn, thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, để mở rộng thị phần. Nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, mới lạ, phong phú về kỳ hạn, về loại tiền gửi cũng như hình thức gửi tiền, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn cùng các hình thức khuyến mãi có cơ cấu giải thưởng hấp dẫn đã thực sự thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Thêm vào đó, các ngân hàng chú trọng, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, chuyên nghiệp hơn, thủ tục nhanh gọn hơn đã đem lại những tiện ích cho khách hàng đến giao dịch. Những chính sách đã góp phần giúp các ngân hàng gia tăng nguồn vốn huy động trong dân.

Cuộc đua lãi suất giữa các NHTM những tháng cuối năm 2010 được tiếp tục trong năm 2011 với lãi suất huy động phổ biến ở mức 14% – 16%/năm. Lãi suất huy động VND có kỳ hạn tháng 2/2011 vẫn ở mức 14%/năm, nhưng lãi suất huy động không kỳ hạn đã tăng từ 3%/năm lên 8-9%/năm, thậm chí có ngân hàng đưa ra sản phẩm có lãi suất không kỳ hạn lên đến 12%/năm. Thêm vào đó, các NHTM đã thực hiện các biện pháp “lách luật” với nhiều sáng tạo trong các sản phẩm huy động như: “tiết kiệm lãi suất linh hoạt”, “tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, “nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo bằng USD” hoặc sản phẩm “hợp tác đầu tư, nhận vốn và cho vay theo yêu cầu của bên ủy thác” được phát triển phổ biến trong hệ thống NHTM. Như vậy, năm 2011 đã chứng kiến sự phức tạp trong tình hình huy động vốn của các NHTM: cuộc đua lãi suất bất chấp các quy định của NHNN nhưng tổng huy động tiền gửi vẫn sụt giảm. Tuy nhiên, thị trường huy động vốn từ dân cư năm

2011 lại sụt giảm so với các năm trước. Đối với toàn bộ thị trường, lượng tiền gửi huy động đã suy giảm nhanh chóng. Cụ thể, theo Cục thống kê TP.HCM số dư tiền gửi của khách hàng tại các NHTM năm 2011 giảm 13,58% so với năm 2010, giảm mạnh nhất là tiền gửi ngoại tệ, giảm 55,24% so với năm 2010, trong khi đó tỷ lệ này ở tiền gửi VND là 11,56%. Nguyên nhân là do vào thời điểm này Ngân hàng Nhà nước bắt đầu siết trần lãi suất huy động và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm trần lãi suất.

Trong bài viết “Trần lãi suất vô hiệu?” trên Báo Sài gòn Đầu tư chính ngày 17/12 có dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, tổng huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tính đến ngày 31/12/2012 ước đạt 973.900 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2011. Trong đó huy động vốn bằng tiền đồng tăng 13,8%, bằng ngoại tệ giảm 6,7% so với cuối năm 2011. Điểm đặc biệt năm nay là tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng cao và đường cong lãi suất đã hình thành trở lại.

Để đạt được kết quả này phải kể đến sự chủ động, sáng tạo của các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng. Ngoài những hình thức truyền thống thì những hình thức mới, lần đầu được áp dụng như hình thức huy động vốn Tiết kiệm rút gốc từng lần của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là sản phẩm cho phép khách hàng cá nhân có thể rút từng phần tiền gốc trong kỳ hạn gửi mà vẫn được hưởng nguyên lãi suất xác định tại đầu kỳ đối với phần gốc còn lại, hay chương trình Tiết kiệm Tích lũy - Phát lộc Bảo tín của Ngân hàng Công thương Việt Nam, khách hàng tham gia chương trình không chỉ được hưởng mức lãi suất tiết kiệm hấp dẫn mà còn được hưởng các quyền lợi của bảo hiểm nhân thọ. Hầu hết, mỗi Ngân hàng đều tạo cho mình những chương trình, sản phẩm tiết kiệm độc đáo, đặc trưng riêng của mình để thu hút khách hàng. Bên cạnh lãi suất huy động, các chương trình tiết kiệm tại các Ngân hàng còn rất hấp dẫn với nhiều giải thưởng khi tham dự rút thăm trúng thưởng và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác, đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của các Ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp và tần tình với khách hàng…Nếu ngân hàng giải quyết được sự gắn kết giữa sản phẩm huy động vốn với

sản phẩm thanh toán, các chứng từ có giá khác, làm tăng thêm tính thanh khoản của sản phẩm thì khách hàng tham gia loại hình huy động vốn sẽ cao hơn nữa. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại hạn chế là bên cạnh những ngân hàng thực hiện khá tốt khâu tiếp xúc với khách hàng thì còn một số nhân viên của một vài ngân hàng (nhất là NHTM quốc doanh) còn có những thái độ chưa làm cho khách hàng hài lòng như không nhiệt tình, hướng dẫn khách hàng không chu đáo, giao tiếp thiếu lịch sự… Đi sâu vào phân tích các loại kỳ hạn của hình thức huy động vốn, chúng ta thấy rằng chủ yếu nguồn vốn huy động được là từ nguồn huy động ngắn hạn và không kỳ hạn, còn vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ít. Tìm hiểu lý do vì sao nhiều khách hàng chọn kỳ hạn gửi tiền ngắn hạn và không kỳ hạn, tác giả thấy rằng khách hàng chọn loại kỳ hạn này vì mong muốn chủ động rút tiền trong quá trình gửi, khách hàng có thể điều chỉnh được các hình thức đầu tư có lợi cho mình nhất, có thể rút tiền ra để đầu tư vào những loại hình kinh doanh khác khi có điều kiện thuận lợi.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)