Sự hình thành và phát triển của các NHTM tại TP.HCM

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 41)

Trong những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 là thời kỳ sôi động ở TP.HCM cũng như trong cả nước trong việc khiển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI (1986) và lần VII (1991) về đổi mới nền kinh tế đất nước. Chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vào thời điểm đó, hoạt động tiền tệ – ngân hàng được xác định có vai trò là mũi nhọn, động lực góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới. Nghị quyết TW 3 (khóa VI), Quyết định 218/HĐBT (1987) và Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã chỉ đạo chủ trương chuyển hoạt động ngân hàng từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chủ trương đó, hệ thống Ngân hàng nhà nước (NHNN) được tách ra và thành lập các ngân hàng chuyên doanh, từng bước vừa nghiên cứu vừa làm, đi từ thí điểm, thực nghiệm để xây dựng mô hình tổ chức và xây dựng cơ chế hoạt động hạch toán kinh doanh đối với ngân hàng là nhiệm vụ mới mẻ và gặp không ít khó khăn. Mở đầu từ TP.HCM cùng với việc xây dựng các ngân hàng chuyên doanh thì Nhà nước đã thí điểm xây dựng Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), đầu tiên là NHTMCP Sài Gòn Công Thương (1987) và kế tiếp là NHTMCP Xuất nhập khẩu (1988). Đó là bước khởi đầu đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.HCM. Hình thành mạng lưới ngân hàng thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh, tách khỏi hệ thống NHNN (một cấp) tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần.

Sau hơn hai thập kỷ cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn phát triển đáng chú ý:

- Giai đoạn 1990 – 1996: ghi nhận sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ tài chính trong giai đoạn đầu “bung ra” trong thời kỳ chuyển đổi.

- Giai đoạn 1997 – 2005: củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng hai cấp mới được hình thành trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ châu Á.

- Giai đoạn 2006 – 2010: nâng cấp vốn pháp định và tăng cường các quy chế điều tiết; các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được chuyển đổi lên thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị; một số ngân hàng mới được thành lập, xuất hiện loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

- Giai đoạn 2011 đến nay: hệ thống ngân hàng bộc lộ những yếu kém , dễ tổn thương vì những yếu kém tồn tích từ lâu, đe dọa gây đỗ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay bao gồm 3 nhóm ngân hàng chính: các NHTM nhà nước, các Ngân hàng Thương mại cổ phần, các Ngân hàng Thương mại nước ngoài. Ngoài ra, còn có các ngân hàng liên doanh và các văn phòng đại diện của các Tổ chức Tín dụng nước ngoài. Cụ thể, theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, tính đến cuối tháng 6/2013, có 6 NHTMNN (trong đó có 4 ngân hàng là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank, Ngân hàng Công thương Việt Nam – Vietinbank, Ngân hang đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – MHB đã được cổ phần hóa, tuy nhiên, Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phân chi phối), 1 ngân hàng chính sách, 34 NHTMCP, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, 50 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, còn có các TCTD phi ngân hàng, bao gồm 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (gồm 1 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với 968 thành viên)

Đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng như khẳng định vị thế, các ngân hàng liên tục gia tăng mạnh cả về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM cũng tăng lên đáng kể. Hầu hết các ngân hàng đều đạt được mức vốn pháp định là 3.000 tỷ theo quy định của NHNN. Trong đó, một số ngân hàng còn có số vốn điều lệ khá cao như: Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV, Techcombank… Giá trị tổng tài sản của các NHTM cũng tăng mạnh. Trong giai đoạn từ năm 2007-2010, quy mô tài sản của các NHTM đã tăng gấp đôi, từ 1.069 nghìn tỷ lên 2.690 nghìn tỷ đồng. Theo công bố của Ngân hàng nhà nước, tính đến 31/12/2012 Tổng tài sản có toàn hệ thống Ngân hàng đạt hơn 5 triệu tỷ đồng, tăng 2,54 % so với cuối năm 2011, vốn tự có đạt hơn 420 nghìn tỷ đồng, tăng 8,97% so với cuối năm 2011, nhờ đó nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 13,75%. Cụ thể như sau: 5,085,780 425,982 392,152 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ Hình 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2012 (Đơn vị: tỷđồng) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Hình 2.2: Tổng tài sản của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2012 (Đơn vị: tỷđồng) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Hình 2.3: Vốn tự có của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/4/2012 (Đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

137,268 183,139 92,554 10,767 2,254 NHTM Nhà nước NHTM Cổ phần

NH Liên doanh, nước ngoài Công ty tài chính, cho thuê Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 2,201,660 2,159,363 555,414 154,857 14,485 NHTM Nhà nước NHTM Cổ phần NH Liên doanh, nước ngoài

Công ty tài chính, cho thuê Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

Hình 2.4: Vốn điều lệ của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2012 (Đơn vị: tỷđồng) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Mặc dù vốn điều lệ và tổng tài sản lớn, lợi nhuận năm 2012 của các Ngân hàng rất khiêm tốn. Không lỗ, kiềm chế được nợ xấu và giữ an toàn thanh khoản đã là thành công. Một nguồn tin từ Ngân hàng nhà nước cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng sụt giảm 50% so với năm 2011.

Tuy nhiên, hoạt động của mỗi NHTMCP cũng có những kết quả rất khác nhau, có ngân hàng đã và đang hoạt động rất tốt với hiệu quả kinh doanh và uy tín cao nên có khả năng cạnh tranh cao với các loại hình sở hữu ngân hàng khác, tuy nhiên cũng có NHTMCP hoạt động rất yếu kém, không đủ sức cạnh tranh trong kinh doanh và đang trong tình trạng được “kiểm soát đặc biệt”, xử lý để vực dậy hoặc phải thu hồi giấy phép hoạt động để thanh lý giải thể hoặc phá sản theo đề án củng cố, sắp xếp NHTMCP đã được chính phủ phê duyệt.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 41)