Nhóm biện pháp quản lý khâu thiết kế chương trình

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN QA tại trường đại học hòa bình (Trang 61)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.2.Nhóm biện pháp quản lý khâu thiết kế chương trình

3.3.2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn sắp xếp các môn học

- Mục đích: Đảm bảo cấu trúc và khối lượng kiến thức qui định phù hợp với mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra.

- Nội dung: Sắp xếp các môn học hợp lí, đảm bảo tính hệ thống, tính logic, cập nhật nội dung mới đáp ứng nội dung mục tiêu của môn học đã được xác định. Việc sắp xếp nội dung môn học cũng phải tuân thủ các nguyên tắc như từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chung đến cái riêng, từ cái đã biết đến

cái chưa biết. Nội dung môn học cần xác định nội dung người học cần biết, nội dung người học nên biết và nội dung người học có thể biết.

- Cách thức thực hiện:

Bước 1: Thành lập nhóm thiết kế chương trình gồm các giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý đào tạo. Căn cứ chuẩn đầu ra của ngành đào tạo nhóm thiết kế chương trình họp thảo luận phân công công việc, thời gian thực hiện, sản phẩm đạt được cho từng thành viên.

Bước 2: Thảo luận, thống nhất lựa chọn môn học theo mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra. Thiết kế phiếu khảo sát

Bước 3: Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến của các bên liên quan, tổng hợp, chỉnh sửa môn học cho phù hợp.

Bước 4: Nhóm thiết kế thống nhất, hoàn chỉnh các môn học của chương trình đào tạo, trình Hội đồng Khoa học của Trường thông qua

3.3.2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học

- Mục đích: Phương pháp tạo nên hiệu quả của quá trình dạy học, việc lựa lựa chọn hình thức dạy học, phương pháp dạy học nhằm đến mục tiêu dạy học rõ ràng, tạo ra khả năng cao nhất để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, phát triển nhận thức, kỹ năng, thái độ của người học.

- Nội dung: Lựa chọn phương pháp luôn được đặt lên hàng đầu trong khi thiết kế, xây dựng chương trình. Trên thực tế, không tồn tại một phương pháp tuyệt hảo cũng như không có một phương pháp tồi tệ. Mỗi phương pháp đều có những mặt ưu và nhược riêng. Do đó, người dạy phải biết chọn lựa để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những nhược điểm của từng phương pháp trong quá trình dạy học. Một phương pháp dạy học được coi là hợp lý và hiệu quả khi phương pháp này được chọn dựa trên nguyên tắc: mục tiêu, nội dung dạy học; nguyên tắc dạy học; đặc điểm tâm sinh lý, khả năng, trình độ của người học và chuyên môn, năng lực sư phạm của người dạy.

Việc lựa chọn và sử dụng công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, để tiến tới mục đích cuối cùng là đạt mục tiêu dạy học.

- Cách thức thực hiện:

Bước 1: Nhóm thiết kế họp thảo luận, phân tích chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu của các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học. Lập kế hoạch và phân công công việc cho các thành viên.

Bước 2: Nhóm thiết kế tổ chức nghiên cứu, phân tích nội dung và mục tiêu các môn học, xem xét tình hình thực tế cơ sở vật chất về phương tiện dạy học của trường, thống nhất lựa chọn phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học cho từng môn học.

Bước 3: Nhóm tổ chức hội thảo gồm các chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên, nhà tuyển dụng, lấy ý kiến đóng góp.

Bước 4: Nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện việc lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học cho từng môn học.

Bước 5: Thông qua Hội đồng Khoa học của Trường phê duyệt

3.3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học

- Mục đích: Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình dạy học, cho biết quy trình đào tạo có đạt được mục tiêu không và đạt ở mức độ nào. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và chủ động trong việc tổ chức học tập của mình để đạt mục tiêu.

- Nội dung: Xây dựng, thống nhất về kế hoạch, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá cho từng loại bài tập, xác định trọng số điểm cho từng loại bài kiểm tra.

- Cách thức thực hiện:

Bước 1: Nhóm thiết kế thảo luận, thống nhất lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá như: bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập lớn, thi giữa kỳ,

thi giữa kì. Đưa ra tiêu chí sản phẩm, quy định cách xếp hạng của từng hình thức kiểm tra đánh giá.

Bước 2: Nhóm đối chiếu nội dung, mục tiêu, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học của từng môn học xác định mục tiêu chi tiết ứng với từng đơn vị nội dung của môn học, những mục tiêu này ứng với thang bậc nhận thức từ biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá để lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp.

Bước 3: Nhóm thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học của từng môn học, từng học kỳ

Bước 4: Tổ chức hội thảo về kế hoạch kiểm tra đánh giá do nhóm đề xuất, lấy ý kiến của các bên tham gia

Bước 5: Nhóm chỉnh sửa, bổ sung hoàn hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học trình Hội đồng Khoa học của Trường thông qua và ban hành.

3.3.2.4. Biện pháp 4: Thẩm định, phê duyệt, ban hành văn bản chương trình và hướng dẫn thực thi chương trình

- Mục đích: Là cơ sở pháp lí để tiến hành thực thi chương trình

- Nội dung: Ký duyệt, ban hành và thông báo các văn bản liên quan đến chương trình như chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, phương pháp hình thức, phương tiện dạy học và các văn bản hướng dẫn thực thi chương trình đào tạo.

- Cách thức thực hiện:

Nhóm chuyên gia tổng hợp các văn bản đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trình Nhà trường ký duyệt và ban hành. Thông báo công khai tới các phòng, ban, giảng viên, sinh viên và trên trang điện tử.

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN QA tại trường đại học hòa bình (Trang 61)