2. Mục tiêu nghiên cứu
1.6.2. Quản lý tổ chức thiết kế chương trình
trình, thiết kế khung chương trình, lựa chọn giáo trình và tài liệu liên quan,
xây dựng đề cương môn học theo nhu cầu và phản hồi của các bên liên quan. 1.6.3. Quản lý tổ chức thực thi chương trình: là quản lý các điều kiện, hoạt
động dạy - học như các phương tiện, trang thiết bị giảng dạy, các phương pháp dạy - học, quản lý hoạt động dạy học của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên.
1.6.4. Quản lý tổ chức đánh giá chương trình: là tổ chức, quản lý việc xác
định các nội dung, hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp để đánh giá sinh viên, xác định mục tiêu đã đạt chưa và đạt ở mức nào.
1.7. Các yếu tố tác động tới quản lý phát triển chương trình đào tạo
1.7.1. Hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế về giáo dục hay tự do hóa thương mại về dịch vụ giáo dục được xem là tất yếu trong xu thế phát triển chung hiện nay. Nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hội nhập giúp chúng ta có thể tiếp cận được với các nền giáo dục đại học tiên tiến, có khả năng học tập, kế thừa, chọn lọc và điều chỉnh các mô hình phát triển và quản lý phát triển chương trình giáo dục của các trường đại học lớn trong khu vực và quốc tế phù hợp với truyền thống giáo dục đại
học Việt Nam, làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, hội nhập với giáo dục đại học thế giới.
Mặc dù chúng ta chủ động đổi mới giáo dục đại học, nhưng việc hội nhập giúp cho tiến trình đổi mới giáo dục đại học nhanh hơn, đồng bộ hơn và hiệu quả hơn.
Tuy vậy, hội nhập cũng đặt ra cho giáo dục Việt Nam những thách thức như sự cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy công tác phát triển và quản lý phát triển chương trình phải đảm bảo được thực hiện theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.7.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Trong vài thập kỷ trở lại đây, chúng ta đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ về công nghệ thông tin, mạng Internet... làm thay đổi mọi quan điểm truyền thống về giáo dục, như nhà trường, lớp học, về dạy và học.
Trong bối cảnh mới của quốc tế và trong mước, với những thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế xã hội, hơn bao giờ hết, chất lượng của giáo dục và đào tạo trở thành vấn đề sống còn, quyết định sự thành bại của cả một quốc gia trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới. Yếu tố quyết định của chất lượng giáo dục đại học là chương trình giáo dục. Những người quản lý giáo dục đại học, những nhà thiết kế, phát triển và quản lý phát triển chương trình, các giảng viên và sinh viên là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này.
1.7.3. Tâm lí
Với tâm lí sợ thay đổi, luôn làm việc theo thói quen và kinh nghiệm được truyền lại nên để thay đổi một vấn đề đặc biệt là cách quản lý là điều rất khó khăn khi cách quản lý cũ đã đi sâu vào suy nghĩ của mỗi người. Thay đổi để phát triển, để đáp ứng yêu cầu của xã hội là cần thiết đối với những nhà quản lý có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
Tiểu kết chương 1:
Chương 1 là chương khái quát một số cơ sở lý luận của đề tài. Nội dung của Chương này đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến chương trình đào tạo, quản lý phát triển chương trình đào tạo, nội dung các tiêu chuẩn của AUN. Đây cũng là Chương làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo ở Trường Đại học Hòa Bình và những đề xuất quản lý phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn AUN của trường trong những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
2.1. Khái quát về Trường Đại học Hòa Bình
2.1.1. Sứ mạng, mục tiêu
Trường Đại học Hòa Bình được thành lập theo Quyết định số 244/QĐ- TTg ngày 28/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ với sứ mạng: huy động nguồn lực trong xã hội, tham gia đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài chính ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, dịch vụ cộng đồng và một số lĩnh vực mũi nhọn khác nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân.
Lãnh đạo Nhà trường đang hướng tới xây dựng một mô hình đại học tư kiểu mẫu trong tương lai gần và Trường sẽ là nơi đào tạo bồi dưỡng và rèn luyện cho thế hệ trẻ thành đạt trên con đường lập nghiệp.
Trường hoạt động theo Luật giáo dục, Luật giáo dục Đại học, Điều lệ trường đại học và theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học tư thục. Trường không đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu mà mục tiêu trên hết là chất lượng giảng dạy, học tập, vì sự tiến bộ của người học, đặc biệt là ưu tiên con em các gia đình nghèo và dân tộc thiểu số.
Trong thời đại của sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và
sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của kinh tế thị trường thì: phải làm cho người học biết rằng mục tiêu của việc học tập ở bậc đại học không đơn thuần chỉ là có một tấm bằng để xin việc. Cần phải học để biết cách đối mặt với những thách thức nảy sinh trong xã hội luôn thay đổi và phức tạp, biết cách hòa nhập với cộng đồng luôn hợp tác và đổi mới, biết cách phát hiện và nắm bắt kịp thời những cơ hội luôn xuất hiện và qua đi một cách nhanh chóng, biết nuôi dưỡng những hoài bão để đạt tới những thành công trong cuộc sống
và bao trùm lên tất cả là học để làm người, trở thành một công dân gương mẫu trong xã hội Việt Nam với lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Với sứ mệnh là một trường đại học tư thục kết hợp hài hòa giữa quyền
lợi của người học, cán bộ, giảng viên, nhân viên và các nhà đầu tư, hướng tới đáp ứng nhu cầu rộng rãi của người học, phục vụ cộng đồng. Trường Đại học Hòa Bình tích hợp các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, sáng tạo và dịch vụ trong một môi trường giáo dục lành mạnh để tạo cho xã hội những người công dân hữu ích, có năng lực tạo việc làm cho chính mình và cho những người khác, những nhà quản lý, những doanh nhân và các nhà khoa học năng lực, đào tạo nhân lực có chất lượng, bồi dưỡng, nâng cao dân trí và triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ. Cam kết không nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, đặt chất lượng giáo dục, vì nhu cầu học tập và sự tiến bộ của người
học lên hàng đầu.
Với triết lý giáo dục đó, Trường Đại học Hòa Bình quyết tâm xây dựng,
khẳng định bản sắc và thương hiệu Đại học Hòa Bình, cam kết đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao về trí tuệ, bản lĩnh và sức sáng tạo. Trở thành một địa chỉ tin cậy về giáo dực đại học cho thế hệ trẻ. Trang bị cho sinh viên một hành trang vào đời tốt nhất: chuẩn đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp và làm cộng tác viên cho các doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà Trường.
Trường Đại học Hòa Bình đã và đang thực hiện chương trình đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lý, công tác đào tạo theo các tiêu chí sau:
- Hiện đại, hiệu suất và hiệu quả, học tập có sáng tạo theo mô hình các đại học tư thục trên thế giới;
- Linh hoạt đáp ứng những biến động nhanh chóng của thị trường và nhu cầu xã hội về nhân lực, nghề nghiệp và học tập;
- Phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và sự sáng tạo của các đơn vị, tổ chức và mỗi cá nhân trong nhà trường, tạo dựng uy tín của nhà trường trong xã hội, tạo sự gắn bó, gắn kết trong nội bộ Trường trên cơ sở hài hòa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa tập thể và cá nhân, giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Trong thời gian tới, Trường đặt mục tiêu mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo chính quy, liên thông nhiều ngành nghề khác nhau và các bậc học Trung cấp, Cao đẳng và Đại học chính quy, Liên thông. Có định hướng chuẩn bị các điều kiện nhất là nhân lực để mở đào tạo một số ngành sau đại học. Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.
Tiếp tục tăng quy mô đào tạo các bậc học, liên kết với các trường mở 2 lớp đào tạo cao học cho sinh viên của trường và nguồn nhân lực của địa phương. Phấn đấu trong giai đoạn 5 năm 2013 - 2018 tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xây dựng đội ngũ đảm bảo về số lượng, chuẩn hoá về chất lượng đáp ứng mở rộng qui mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và yêu cầu nhiệm vụ. Ổn định quy mô đội ngũ cán bộ giảng viên của trường, cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 80% trong đó có trên 20% tiến sĩ. Giai đoạn 2013 - 2018 phấn đấu đạt tỷ lệ 25 sinh viên/1 cán bộ giảng dạy cho tất cả các ngành và các khoa trong trường theo
đúng quy định
Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Huy động mọi nguồn lực xây dựng hoàn thành các công trình trọng điểm đáp ứng điều kiện giảng đường, phòng thực hành, trụ sở làm việc
Với lợi thế lớn nhất của nhà Trường là Hội đồng Quản trị năng động và có tinh thần trách nhiệm rất lớn đối với giáo dục và đào tạo. Ban giám Hiệu là những nhà khoa học, nhà giáo tâm huyết và có rất nhiều ý tưởng về phát triển giáo dục ngoài công lập, có hoài bão xây dựng một Trường đại học tư theo
mô hình tiên tiến trên thế giới với tầm nhìn chiến lược Thương hiệu chỉ đến từ chất lượng thực.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Khi thành lập, Trường chỉ có 03 phòng với 23 cán bộ giảng viên, nhân viên cơ hữu. Tính đến nay, Trường đã có: 04 phòng; 06 khoa; 03 viện và 05 trung tâm trực thuộc Trường với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với sư nghiệp giáo dục gồm nhiều Giáo sư – Phó giáo sư; Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ và Thạc sĩ.
- 05 phòng: Phòng Đào tạo, Hành Hành chính – Quản trị, Phòng Công tác Học sinh sinh viên, Phòng Tài chính kế toán.
- 06 khoa: khoa Công nghệ, khoa Cơ bản, khoa Kiến trúc – Xây dựng, khoa Tài chính kế toán, khoa Mỹ thuật công nghiệp, khoa Quan hệ công chúng và truyền thông
2.1.3. Ngành và quy mô đào tạo
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép trường được đào tạo 04 ngành trình độ đại học, hệ chính quy bao gồm: Công nghệ thông tin; Tài chính ngân hàng; Kế toán và Quản trị kinh doanh (Quyết định số 5241/QĐ- BGDĐT ngày 13/8/2008).
Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Trường đào tạo thêm 3 ngành đào tạo trình độ đại học chính quy bao gồm: Quan hệ công chúng, Thiết kế đồ họa, Kỹ thuật điện tử, truyền thông và 04 ngành cao đẳng chính quy gồm: Công nghệ thông tin; Quản trị kinh doanh; Kế toán và Tài chính ngân hàng (Quyết định số 921/QĐ-BGDĐT ngày 16/02/2009).
Ngày 16/01/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 5846/QĐ- BGDĐT chuyển đổi tên ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo Thông thư số 14/2010/TT- BGDĐT. Theo đó, Trường có 08 ngành đào tạo trình độ đại học bao gồm: Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Quản trị kinh doanh; Tài chính - ngân hàng; Kế toán; Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Quan
hệ công chúng; Thiết kế đồ họa và 05 ngành cao đẳng: Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Quản trị kinh doanh; Tài chinh – ngân hàng; Kế toán.
Theo Thông thư 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 tại Điều 3, khoản 2: “Trường Đại học, Học viện mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng khi ngành đó đã được mở ở trình độ đại học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo”. Năm học 2011, Trường có thêm ngành Cao đẳng Quan hệ công chúng và Truyền thông.
Ngày 3/8/2012, Bộ Giáo dục và đào tạo đã giao Trường Đại học Hòa Bình được phép đào tạo thêm ngành Công nghệ đa phương tiện trình độ đại học, hệ chính quy( theo QĐ số 2881/QĐ-BGDĐT).
Ngày 26/3/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 1086/QĐ- BGDĐT cho phép Trường được đào tạo thêm hai ngành mới Kiến trúc và Thiết kế nội thất trình độ đại học.
Ngày 6/3/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường Đại học Hòa Bình đào tạo các ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và Thiết kế thời trang trình độ đại học chính quy (theo QĐ số 780/QĐ-BGDĐT ngày 06/03/2014) nâng số ngành đào tạo của Trường lên 13 ngành đào tạo đại học chính quy, 06 đào tạo cao đẳng chính quy, 04 ngành liên thông từ cao đẳng lên đại học chính quy. Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng và thực hành theo nhu cầu xã hội tạo cho sinh viên tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức, năng lục và kỹ năng làm việc.
Bảng 2.1: Các ngành đang đào tạo tại trường
TT Ngành Trình độ
1 Công nghệ thông tin Đại học Cao đẳng
2 Hệ thống thông tin Đại học
3 Công nghệ đa phương tiện Đại học Cao đẳng 4 Kỹ thuật điện tử, truyền thông Đại học
5 Quản trị kinh doanh Đại học Cao đẳng
6 Kế toán Đại học Cao đẳng
7 Tài chính ngân hàng Đại học Cao đẳng
8 Quan hệ công chúng Đại học Cao đẳng
9 Thiết kế đồ họa Đại học
10 Thiết kế nội thất Đại học
11 Thiết kế thời trang Đại học
12 Kiến trúc Đại học
13 Kỹ thuật công trình xây dựng Đại học
(Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Đại học Hòa Bình)
Quy mô đào tạo của Trường ngày càng tăng, năm học 2008-2009 là năm học đầu tiên Trường có 272 sinh viên, đến nay tổng quy mô của Trường lên gần 3000 sinh viên, đến từ 61/64 tỉnh thành trong cả nước. Số sinh viên khá giỏi bình quân của các khóa là 44,3%. Trường đã làm lễ tốt nghiệp cho hơn 2000 sinh viên khóa 1, khóa 2 và khóa 3. Số sinh viên ra trường có việc làm chiếm tỉ lệ cao, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi được ưu tiên tuyển chọn vào làm tại các đơn vị, đối tác của Trường hoặc các doanh nghiệp liên kết. Sinh viên được bồi dưỡng kỹ năng mềm trong quá trình học tập (về giao tiếp, thuyết trình, tư duy và giải quyết vấn đề) nên đã có thêm nhiều kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn, tuyển dụng.
2.2. Thực trạng quản lí quá trình phát triển chương trình đào tạo tại Trường Đại học Hòa Bình Trường Đại học Hòa Bình
2.2.1. Công tác quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo
Hiện nay, việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo của Trường thường xuất phát từ nhà quản lý và người dạy. Chương trình được hình thành từ một hoặc một nhóm giảng viên trong khoa chuyên ngành, họ dựa vào