Nội dung quản lí quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN QA tại trường đại học hòa bình (Trang 33)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.6. Nội dung quản lí quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn

chuẩn của AUN tại Trường Đại học Hòa Bình

Quản lý phát triển chương trình đào tạo là sự chỉ đạo trong việc định hướng xây dựng, phát triển chương trình, quản lý các hoạt động trong quá trình phát triển chương trình giáo dục. Để có chương trình giáo dục tốt thì việc chỉ đạo, quản lý trong từng khâu của công tác phát triển chương trình phải tuân thủ đúng quy trình, nguyên tắc trên cơ sở các hệ tham chiếu của các tiêu chuẩn, tiêu chí.

Phát triển chương trình đào tạo phải dựa trên 3 yếu tố chính làm cơ sở xây dựng chương trình là người học, người sử dụng lao động và người dạy. Các yếu tố này có mối quan hệ tương quan với nhau trong quá trình khảo sát, thiết kế và phát triển chương trình đào tạo. Khi một yếu tố thay đổi sẽ tạo động lực cho sự thay đổi của chương trình đó.

- Người học: nếu coi người học là khách hàng thì khi xây dựng chương trình đào tạo cần phải khảo sát và xác định chính xác nhu cầu của người học. Những nhu cầu và đòi hỏi của người học sẽ là một đối trọng cần thiết cho người dạy trong quá trình phát triển và cấu trúc chương trình. Kỳ vọng của người học phải được thể hiện qua cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo.

- Người sử dụng lao động: là những tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động. Họ là những người đánh giá và sàng lọc những chương trình đào tạo, do đó chương trình đào tạo của một ngành phải mang tính hệ thống, tính kế thừa nhưng phải thiết kế linh hoạt để đáp ứng những thay đổi. Đánh giá của người sử dụng lao động là một phần không thể thiếu khi xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

- Người dạy: là khả năng đáp ứng của trường đại học, thể hiện qua trình độ kiến thức, kinh nghiệm của lực lượng giảng viên, những điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình dạy và học.

Bộ tiêu chuẩn của AUN với các tiêu chí chi tiết, rõ ràng là công cụ để xây dựng phát triển chương trình đào tạo có chất lượng đáp ứng 3 yếu tố chính và nhu cầu của xã hội:

Yếu tố Nội dung chi tiết Yêu cầu

1. Người học Chuẩn đầu ra mong đợi của chương trình

- Là phần không thể thiếu của chương trình đào tạo, các nội dung của chuẩn đầu ra được tuyên bố rõ ràng, ngắn gọn và có thể đo lường được

- Chuẩn đầu ra của chương trình nêu rõ các định vị nghề nghiệp và chỉ rõ kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành, các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần đạt được sau khi tốt nghiệp - Chuẩn đầu ra có định hướng cách học và khả năng học tập suốt đời cho người học

Bản mô tả chương trình

Chương trình được mô tả chi tiết về các thông tin liên quan đến môn học, việc phân bổ thời gian đào tạo cho khóa học, các điều kiện đảm bảo hoàn thành khóa học

Cấu trúc và nội dung chương trình

Thống kê về tỷ lệ giữa từng khối kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành, sự phân chia các môn học, khóa luận... 2. Người sử

dụng lao động

Sự hài lòng của các đối tượng liên quan

Thu thập ý kiến của các đối tượng liên quan đến chương trình bằng các hình thức khác nhau

của chương trình chương trình đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng, ..

3. Người dạy Kế hoạch chiến lược của chương trình đào tạo

- Có chiến lược phát triển chương trình của khoa phù hợp với chiến lược phát triển của trường

- Có chiến lược dạy học của giảng viên và chiến lược học của sinh viên và sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động dạy và học

Đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo

Định kỳ đánh giá, cải tiến chương trình ; có sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình xây dựng

Hoạt động kiểm tra, đánh giá người học

Tiêu chí đánh giá nhất quán, rõ ràng và được công bố trước khi giảng dạy cho người học

Chất lượng đội ngũ giảng viên

- Đội ngũ GV có đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng

- Có khảo sát sự hài lòng của SV để điều chỉnh việc dạy và học

Chất lượng người học

Có giải pháp để lựa chọn được người học có chất lượng và đào tạo đúng khối lượng học tập đã cam kết

Các hoạt động hỗ trợ người học

Có hệ thống cố vấn học tập và theo dõi sự tiến bộ của người học

Cơ sở vật chất Có phòng học riêng với các thiết bị hỗ trợ dạy và học đáp ứng yêu cầu của dạy và học tích cực; Có đầy đủ học liệu và các trang thiết bị về điện tử phục vụ chương trình

Trong khuân khổ nghiên cứu đề tài “Quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn của AUN tại Trường Đại học Hòa Bình”, tác giả chỉ đề xuất nội dung quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN QA tại trường đại học hòa bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)