Nhóm biện pháp quản lí xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN QA tại trường đại học hòa bình (Trang 59)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.1. Nhóm biện pháp quản lí xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình

phần mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ chuyển hóa lẫn nhau tạo cho người học vốn tri thức phong phú vững chắc và các kỹ năng vận dụng phù hợp với các tình huống trong thực tiễn.

3.2.6. Đảm bảo tính sư phạm

Tính sư phạm của chương trình giáo dục được thể hiện qua: Việc phân bổ thời lượng cũng như khối lượng nội dung kiến thức, tỷ lệ giữa các khối kiến thức trong chương trình đào tạo phải đảm bảo tính khả thi cao; Các môn học trong từng khối kiến thức cần tích hợp các nội dung giáo dục giá trị về tự nhiên, xã hội nhân văn, các nội dung rèn luyện kỹ năng phát triển cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp...

3.2.7. Đảm bảo chất lượng đào tạo

Để đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học cần phải chọn lọc các nội dung kiến thức có dạy và học. Nội dung chương trình giáo dục không chỉ đảm bảo tính khoa học, tính cập nhật, tính khả thi mà người học còn phải tiếp tục nghiên cứu và học tập suốt đời. Vì vậy, trường đại học cần dạy cho sinh viên phương pháp tiếp thu kiến thức tức là đào tạo cho họ năng lực nhận thức, kỹ năng thực hành, năng lực tư duy.

3.3. Đề xuất biện pháp quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN tại Trường Đại học Hòa Bình tiếp cận chuẩn AUN tại Trường Đại học Hòa Bình

3.3.1. Nhóm biện pháp quản lí xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình trình

3.3.1.1. Biện pháp 1: Tổ chức nghiên cứu bối cảnh và xác định những phẩm chất năng lực cần có cho một ngành đào tạo

- Mục đích: Đây được coi là công việc quan trọng giúp người xây dựng chương trình xác định được mục đích, mục tiêu giảng dạy và những phẩm chất năng lực cần có của ngành đào tạo một cách sát thực, chính xác, rõ ràng.

- Nội dung: Nghiên cứu bối cảnh thế giới, bối cảnh trong nước, các chủ trương chính sách, kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước, của địa phương; sứ mạng, mục tiêu, kế hoạch chiến lược của Nhà trường, xác định và phân tích mọi điều kiện, mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình đào tạo, người xây dựng chương trình định hướng được nhu cầu đào tạo và xác định được phẩm chất năng lực cần có của ngành đào tạo: năng lực phát triển cá nhân, năng lực xã hội, năng lực học tập suốt đời và sự chuyên môn hóa.

Thu thập thông tin liên quan đến nguồn nhân lực tham gia vào quá trình dạy và học cũng như các điều kiện vật lực và môi trường đào tạo: trình độ sinh viên, nhu cầu đào tạo, thái độ học tập, chính sách với người dạy, các điều kiện về cơ sở vật chất....

- Cách thức thực hiện:

Bước 1: Thành lập nhóm nghiên cứu, phân tích bối cảnh gồm các thành viên có nhiều kinh nghiệm cán bộ quản lý, chuyên viên, chuyên gia, giảng viên, nhà tuyển dụng, .... Nhóm nghiên cứu họp thảo luận lập kế hoạch công việc, quy định quyền và nghĩa vụ rõ ràng cho các thành viên trong nhóm, thống nhất cách thức và thời gian tiến hành công việc.

Bước 2: Nhóm nghiên cứu thu thập tài liệu, thông tin trên thế giới, trong nước, trong trường : các văn bản, chủ trương chính sách, tình hình thế giới, trong nước, nhu cầu xã hội hiện tại, nhu cầu của thị trường lao động, yêu cầu của nhà sử dụng lao động, nhu cầu của cá nhân người học, năng lực người học cần có để đáp ứng yêu cầu của xã hội và thị trường lao động.

Bước 3: Nhóm chuyên gia tiến hành nghiên cứu, phân tích những thông tin thu thập được, thảo luận, thống nhất và hoàn chỉnh bảng phân tích bối cảnh chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và xác định phẩm chất năng lực cần có của ngành đào tạo.

3.3.1.2. Biện pháp 2: Dự thảo mục tiêu, chuẩn đầu ra

- Mục đích: Mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình là các tiêu chí sản phẩm đạt được, là cơ sở cho việc xây dựng nội dung, kiểm định

chương trình đào tạo, là nội hàm chất lượng tối thiểu cho người tốt nghiệp. Nó được hình thành gắn với bối cảnh xã hội và chi phối bởi nhu cầu và các giá trị mà xã hội chấp nhận. Mục tiêu, chuẩn đầu ra được sử dụng như là công cụ để đánh giá kết quả học tập và đánh giá chương trình đào tạo.

- Nội dung: Những thông tin được tổng hợp, phân tích chi tiết và lập dự thảo mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình. Tiến hành tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các bên liên quan để điều chỉnh và thống nhất mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo.

- Cách thức thực hiện:

Bước 1: Căn cứ bảng phân tích bối cảnh, xác định phẩm chất năng lực cần có của ngành đào tạo, nhóm chuyên gia thảo mục tiêu đào tạo và xác định những yêu cầu phải đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Thiết kế phiếu khảo sát lấy ý kiến đóng góp của các đối tượng liên quan.

Bước 2: Nhóm chuyên gia tổ chức hội thảo gồm các chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên, nhà tuyển dụng, tham khảo ý kiến đóng góp, đề xuất của các bên liên quan về mục tiêu đào tạo, khối kiến thức, kĩ năng, năng lực cần có.

Bước 3: Chỉnh sửa, hoàn thiện và thống nhất mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và thông qua Hội đồng Khoa học của Trường.

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN QA tại trường đại học hòa bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)