0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Công tác quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN CHUẨN AUN QA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH (Trang 45 -45 )

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.2.1. Công tác quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo

Hiện nay, việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo của Trường thường xuất phát từ nhà quản lý và người dạy. Chương trình được hình thành từ một hoặc một nhóm giảng viên trong khoa chuyên ngành, họ dựa vào khung chương trình do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, thảo luận và quyết định những nội dung sẽ dạy và những môn học liên quan đến khối kiến thức ngành và chuyên ngành phù hợp với mục tiêu đào tạo, với chuẩn đầu ra và điều kiện của trường.

Chương trình đào tạo sau khi được xây dựng sẽ được Hội đồng khoa học của Trường thông qua, thường chỉ mang tính hành chính. Việc dạy nội dung gì, dạy như thế nào cho sinh viên do giảng viên bộ môn quyết định, phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của bản thân. Những chương trình đào tạo của trường được xây dựng kế thừa từ những chương trình đào tạo của các trường có bề dày kinh nghiệm và uy tín, sau đó điều chỉnh phù hợp với điều kiện của Trường. Mặc dù, khi xây dựng chương trình Trường cũng có xem xét ý kiến từ người học và người sử dụng lao động, tuy nhiên đó cũng chỉ là ý kiến tham khảo cho người xây dựng chương trình.

Khi xây dựng chương trình một yếu tố được nhà trường quan tâm là tính đến đội ngũ giảng viên của Trường xem có khả năng đảm nhận được các môn học đó không hoặc có thể mời được giảng viên giảng dạy không. Do đó, chương trình đào tạo của trường được xây dựng thực chất vẫn do ý kiến chủ quan của người xây dựng chương trình chưa thực sự phù hợp với quy trình xây dựng phát triển chương trình đào tạo nên chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội và sự kỳ vọng của người học.

Đặc biệt, quá trình triển khai chương trình đào tạo vào quá trình dạy học cũng là một khoảng cách khá xa rất khó điều chỉnh so với nhu cầu của người học. Quan điểm xây dựng chương trình lấy giảng viên làm trung tâm, áp đặt

chương trình đào tạo theo ý chủ quan của người xây dựng chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm với các chương trình đào tạo của trường ít có hiệu quả, đôi khi còn bị phản ứng từ đội ngũ giảng viên dưới nhiều hình thức.

Trong quá trình đào tạo, giảng viên tiến hành xây dựng đề cương môn học, căn cứ vào nội dung kiến thức của môn học mỗi giảng viên giảng dạy sẽ biên soạn đề cương chi tiết theo kiến thức và kinh nghiệm của mình. Do đó, Nhà trường thụ động trong quản lý chương trình đào tạo. Việc điều chỉnh chương trình đào tạo cũng được xây dựng song song trong quá trình tt chức đào tạo, người học không biết chính xác chương trình học của mình như thế nào mà phụ thuộc hoàn toàn vào người quản lý.

Quá trình vừa đào tạo vừa thí nghiệm chương trình đã làm cho chất lượng chương trình không tốt ảnh hưởng đến tâm lí người học và bị động trong quản lý chương trình. Nhà trường không đánh giá được chương trình nào đạt chương trình nào chưa đạt mà các chương trình luôn luôn trong quá trình điều chỉnh, cải tiến.

Sơ đồ 2.1: Quy trình phát triển chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN CHUẨN AUN QA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH (Trang 45 -45 )

×