2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.2. Quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN tạ
AUN tại Trường Đại học Hòa Bình
2.2.2.1. Mục tiêu và chuẩn đầu ra
Việc xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đã được quan tâm, chuẩn đầu ra của một số chương trình đào tạo đã xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tuy nhiên vẫn chưa tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt và chặt chẽ. Xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chủ yếu vẫn theo ý kiến chủ quan của người được giao xây dựng chương
Thành lập tổ biên soạn chương trình
Phân tích bối cảnh, xác định mục đích, xây dựng chuẩn đầu ra
Thiết kế khung chương trình
Thảo luận, góp ý, thẩm định tại Hội đồng Khoa học cấp Khoa
Thảo luận, góp ý, thẩm định tại Hội đồng Khoa học cấp Trường
Ban hành chương trình
Tổ chức đào tạo, đánh giá, thẩm định, xây dựng đề cương môn học
trình, chưa có khảo sát và tham gia của các bên liên quan nên mục tiêu, chuẩn đầu ra đôi khi còn chung chung, xa vời đối với người học.
Kết quả học tập mong muốn cho người học cũng được đề cập rõ ràng trong mục đích, chuẩn đầu ra của chương trình và khích lệ việc học tập suốt đời của người học. Những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ, và đạo đức nghề nghiệp đã được cụ thể và chỉ ra mức độ kết quả đạt được. Nhưng đó cũng chỉ là ý kiến của cá nhân người xây dựng chương trình chưa phải mong muốn của người học và yêu cầu của thị trường lao động đối với sinh viên tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo có bản mô tả nghề nghiệp để giúp sinh viên hiểu rõ ngành nghề của mình. Tuy nhiên phần mô tả chỉ có tính gợi mở, chưa nêu rõ chi tiết công việc sau tốt nghiệp và yêu cầu cụ thể của công việc.
Mục tiêu các chương trình đào tạo của Trường đã phần nào thể hiện gắn kết chặt chẽ với tầm nhìn và sứ mệnh phát triển của Trường và hướng đến sự phát triển toàn diện của người học - nguồn nhân lực tương lai.
Mục tiêu và chuẩn đầu ra được phổ biến cho sinh viên thông qua Website của Trường, Sổ tay sinh viên.
2.2.2.2. Thiết kế chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo đã phản ánh được tầm nhìn và sứ mạng của Trường có định hướng theo phân tầng là trường đại học ứng dụng, thực hành. Mục đích, chuẩn đầu ra của chương trình cũng được thể hiện trong môn học của chương trình đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo đã phản ánh kết quả học tập mong đợi phù hợp với mục đích, mục tiêu của chương trình. Các học phần trong chương trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các học phần đại cương và chuyên ngành cân đối phù hợp. Chương trình thiết kế mềm dẻo, có nhiều môn lựa chọn giúp nâng cao khả năng chọn lựa các môn học phù hợp hơn cho khóa đào tạo hiện thời. Các thông tin chi tiết cho người học đã được cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên, cấu trúc chương trình vẫn dựa theo khung chương trình
của Bộ nên khối kiến thức giáo dục đại cương chiếm tỷ lệ cao, một số môn học quá cũ so với hiện nay.
Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật và cải tiến theo yêu cầu của xã hội và của Trường. Do nội dung đào tạo phụ thuộc phần nhiều vào người xây dựng chương trình và đội ngũ giảng viên nên thiếu sự cân đối giữa các khối kiến thức, giữa kiến thức và kỹ năng, phương pháp đánh giá và các tiêu chí đánh giá. Người học không rõ ràng nội dung đào tạo trong chương trình theo học do luôn có sự thay đổi, nhất là khi có người quản lý mới thì các chương trình đào tạo hầu như cũng có sự rà soát, thay đổi.
Một số chương trình mới xây dựng sau năm 2011 đã được thẩm định, đánh giá ở Hội đồng cấp Trường, Hội đồng bên ngoài Trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định thẩm định.
Chương trình môn học vẫn mang tính chủ quan của giảng viên giảng dạy, sinh viên và người sử dụng lao động chưa được tham gia vào xây dựng chương trình môn học. Học nội dung gì, học như thế nào hoàn toàn do giảng viên quyết định chưa đáp ứng mong muốn của người học.
Theo khảo sát 100 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp về mục tiêu, chuẩn đầu ra và nội dung đào tạo của chương trình đào tạo cho thấy 26% sinh viên được khảo sát cho rằng chương trình đào tạo hướng tới tích hợp phát triển phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho người học. 12% sinh viên cho rằng chương trình đào tạo tạo điều kiện cho người học phát triển kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. 22% sinh viên đánh giá chương trình rèn luyện, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát sinh viên về mục tiêu, chuẩn đầu ra và nội dung chương trình đào tạo
TT Nội dung Không đồng y (%) Phân vân (%) Đồng ý (%) Hoàn toàn đồng y (%) 1 Mục tiêu đào tạo của chương trình đào
tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội
3 79 18
2 Các môn học trong chương trình đào tạo được thiết lập theo trình tự logic và phân bổ hợp lý
26 41 33
3 Tỉ lệ phân bố giữa khối kiến thức lý thuyết và thực hành hợp lí
24 37 39
4 Có nhiều môn học đáp ứng nhu cầu người học
6 26 68
5 Nội dung chương trình môn học theo định hướng thực tế
4 75 21
6 Tích hợp phát triển các phẩm chất và đạo đức cho người học
16 58 26
7 Người học được rèn luyện, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
2 78 22
8 Người học được rèn luyện phát triển tư duy, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
15 73 12
9 Người học đã được tham gia xây dựng chương trình đào tạo
99 1% 0%
Qua kết quả khảo sát cho thấy mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình mới chỉ thực hiện dưới dạng mục tiêu của chương trình về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với người học. Phát triển, điều chỉnh chương trình đào tạo chưa quan tâm đến các bên liên quan đặc biệt là người học. 99% sinh viên được hỏi không được tham gia xây dựng chương trình đào tạo, 79% sinh viên còn phân vân mục tiêu đào tạo của chương trình có phù hợp với yêu cầu của xã hội.
24% sinh viên thấy tỉ lệ phân bố giữa khối kiến thức lý thuyết và thực hành chưa hợp lí.
2.2.2.3. Thực thi chương trình đào tạo
Trong giai đoạn 2013-2018, Trường đã xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện của Trường và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách quy định quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ quản lý, giảng viên tham gia xây dựng phát triển chương trình, các sản phẩm và tiêu chí của sản phẩm, các quy định về tài chính cho phát triển chương trình chưa phù hợp.
Về đội ngũ giảng viên: Trong một khoa có nhiều ngành đào tạo nhưng chỉ có một cán bộ quản lý trực tiếp cho xây dựng phát triển chương trình. Cán bộ hỗ trợ xây dựng phát triển chương trình còn hạn chế, mỗi ngành chỉ có một hoặc 2 giảng viên tham gia. Giảng viên tham gia giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhưng chủ yếu là giảng viên thỉnh giảng, trong 148 giảng viên tham gia giảng dạy có đến 100 giảng viên thỉnh giảng, giảng viên cơ hữu 48 giảng viên chiếm 32% và 98% trình độ giảng viên từ thạc sỹ trở lên.
Về các hoạt động hỗ trợ người học: Hoạt động hỗ trợ người học được chú trọng, cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư nên đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Quá trình học tập của sinh viên được giám sát và ghi nhận có hệ thống thông qua đánh giá được phản hồi trở lại của sinh viên. Trường có hệ thống lưu trữ cả về phần cứng và phần mềm để quản trị dữ liệu về hoạt động đào tạo, có quy trình bảo mật và an toàn dữ liệu. Đặc biệt đối với sinh viên năm thứ nhất được hướng dẫn và cung cấp sổ tay học tập. Hàng năm, Đoàn trường kết hợp với các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên giao lưu, thảo luận làm quen với thị trường lao động. Sinh viên được thực tập thực tế qua các buổi dã ngoại do Khoa tổ chức và thực tập môn học.
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát sinh viên về thực thi chương trình đào tạo TT Nội dung Không đồng y (%) Phân vân (%) Đồng ý (%) Hoàn toàn đồng y (%) 1 GV đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 4 12 84
2 GV có trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu đào tạo
0 23 77
3 GV có phương pháp gảng dạy phù hợp 37 42 21 4 GV sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy
và sử dụng các phương pháp thi như đã thông báo
0 8 92
5 GV nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với người học
16 28 56
6 Cán bộ, chuyên viên luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người học tiếp cận chương trình học
6 12 82
7 Người học nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của các trợ lý khoa
0 14 86
8 Người học được đảm bảo các chính sách xã hội theo quy định
23 56 21
9 Ý kiến người học được tiếp nhận và phản hồi đầy đủ
24 72 4
10 Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu của người học
21 36 43
11 Giáo trình, tài liệu học tập đầy đủ và được cập nhật thường xuyên
38 46 16
12 Hoạt động tư vấn học tập đáp ứng nhu cầu của người học
32 62 6
13 Hoạt động phong trào, văn hóa xã hội phong phú
23 24 53
14 Công tác hỗ trợ người học hữu ích và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của người học
Qua bảng thống kê cho thấy, phương pháp giảng dạy của giảng viên còn chưa phù hợp, 79% sinh viên còn phân vân và không đồng ý.
Xây dựng các phòng học chuyên dụng, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập cần được đầu tư hơn nữa. Tài liệu, giáo trình và việc thực hiện chính sách xã hội theo quy định còn chưa đáp ứng theo mong muốn của số đông sinh viên. Số lượng giáo trình, tài liệu còn hạn chế, 38% sinh viên thấy rằng giáo trình, tài liệu chưa đầy đủ. Việc tiếp nhận và phản hồi ý kiến của sinh viên chưa được chú ý, có đến 72% sinh viên còn phân vân, chỉ có 4% sinh viên đồng ý.
Là một trường đại học tư thục nên chính sách xã hội cho sinh viên chưa được đảm bảo theo quy định, có đến 79% sinh viên chưa đồng ý. Mặc dù Trường đã cố gắng hỗ trợ sinh viên thông qua hoạt động hỗ trợ học bổng, hỗ trợ gia đình chính sách.
2.2.2.4. Kiểm tra, đánh giá
- Đối với đầu vào: Nhà trường tuân thủ theo qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người học phải trải qua kỳ thi đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Căn cứ vào kết quả đạt được của thí sinh, Nhà trường xét tuyển các thí sinh đủ điều kiện nhập học vào Trường.
Trong quá trình học tập người học được đánh giá toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chuẩn đầu ra của ngành học đã công bố. Quy định kiểm tra, đánh giá được công khai cho người học.
- Đối với chương trình đào tạo: Hoạt động đảm bảo chất lượng của chương trình được Nhà trường quan tâm với sự tham gia của giảng viên ở các trường có uy tín và một số chuyên gia. Kết thúc mỗi môn học, kết thúc khóa học Trường đều tổ chức khảo sát ý kiến sinh viên về môn học và hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Mặc dù vậy, việc sử dụng thông tin phản hồi của các bên liên quan chưa đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và điều chỉnh môn học.
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát sinh viên về kiểm tra, đánh giá TT Nội dung Không đồng y (%) Phân vân (%) Đồng ý (%) Hoàn toàn đồng y (%) 1 Tổ chức giảng dạy thực hiện theo đúng
kế hoạch đào tạo
5 26 69
2 Người học được hướng dẫn đầy đủ các yêu cầu của chương trình giáo dục, các quy định về kiểm tra đánh giá
11 16 73
3 Các phương pháp thi phù hợp với đặc tính của các môn học, được thực hiện chính xác và công bằng
7 36 57
4 Thời gian tổ chức học tập cho người học được bố trí thuận tiện và phù hợp
3 46 51
5 Kết quả hoc tập phản ánh đúng năng lực của người học và được thông báo kịp thời tới người học
16 32 52
Theo kết quả khảo sát, người học chưa hài lòng với nhiều nội dung. Có đến 43% sinh viên không đồng ý và phân vân về tính khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá. Chỉ 51% sinh viên đồng ý thời gian tổ chức học tập cho sinh viên là hợp lý đã cho thấy việc thực thi chương trình còn chưa đáp ứng được yêu cầu của người học. 48% sinh viên thấy kết quả học tập chưa phản ánh đúng năng lực của người học, cho thấy chất lượng của chương trình đào tạo chưa phù hợp.