Vận dụng các tiêu chuẩn của AUN vào việc quản lí phát triển chương

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN QA tại trường đại học hòa bình (Trang 31)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.5. Vận dụng các tiêu chuẩn của AUN vào việc quản lí phát triển chương

trình đào tạo

Những năm 2000, việc hướng tới một chuẩn chất lượng đã được ngành giáo dục đặt ra như một vấn đề trọng tâm cần giải quyết. Chuẩn quốc gia được coi như mốc cơ bản đối với những trường muốn khẳng định chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, xu thế hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng khiến các trường đại học bắt buộc phải tìm cho mình những thước đo mới tầm cỡ quốc tế.

Bộ tiêu chuẩn của AUN không tập trung vào những đặc trưng riêng của từng chuyên ngành mà tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của một chương trình. Bộ tiêu chuẩn tập trung vào những lĩnh vực mà bất kỳ chương trình đạo tạo bậc đại học nào cũng có như chuẩn đầu ra; khung chương trình; giảng viên và sinh viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng...

TS.Vũ Anh Dũng (Chủ nhiệm Khoa KT&KDQT, Trường ĐHKT – ĐHQGHN trên Báo Dân trí năm 2011) cho rằng: Vận dụng chuẩn AUN không chỉ đem lại lợi ích cho nhà trường, sinh viên mà cả người sử dụng lao động. Đối với nhà trường, thông qua hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài, những điểm mạnh và điểm tồn tại của chương trình đào tạo đã được chỉ ra, và nhà trường phải có kế hoạch hành động cụ thể để cải tiến khắc phục những tồn tại này. Kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN, nhà trường xác định được vị thế của chương trình đào tạo trong khu vực và làm cơ sở để xây dựng lộ trình phát triển cho chương trình đào tạo theo hướng vươn tới các chuẩn mực

quốc tế. Trong khi, sinh viên được học tập trong một môi trường được cải tiến liên tục và đảm bảo chất lượng. Kết quả kiểm định của AUN như một sự khẳng định chương trình đào tạo với xã hội về chất lượng sản phẩm đầu ra của chương trình, vì thế chắc chắn sinh viên tiếp cận việc làm phù hợp và dễ dàng hơn. Và người sử dụng lao động có một cơ sở tin cậy để tìm kiếm nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, từ một chương trình đào tạo có những tham chiếu chất lượng mang tính quốc tế hóa.

Xuất phát từ yêu cầu trên, bộ tiêu chuẩn AUN được xem như một định chế góp phần làm tăng tính đa dạng, chủ động của các chương trình đào tạo.

Căn cứ vào bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của AUN để vận dụng vào quá trình phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận của AUN để xác định mục tiêu chương trình, thiết kế, thực thi và kiểm tra, đánh giá chương trình.

Việc quản lý phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn của AUN phải thực hiện qua các bước sau:

- Xây dựng hệ tham chiếu cho từng tiêu chuẩn, tiêu chí: cụ thể hóa các

tiêu chuẩn, tiêu chí thành các nhiệm vụ cụ thể để đo lường, đánh giá được. Từ hệ tham chiếu các tiêu chuẩn người thực hiện công việc sẽ tự đánh giá theo các mức và biết công việc đó có đạt hay không và đạt ở mức nào, khuyết điểm khâu nào từ đó đưa ra kế hoạch khắc phục, cải tiến một cách cụ thể ở các khâu.

- Thực hiện các công việc theo hệ tham chiếu: ở cấp độ từng khoa, bộ

môn, bộ phận có thể tự thiết lập các kế hoạch chi tiết cho nhiệm vụ công việc của mình, dựa trên hệ tham chiếu, bổ sung các mốc thời gian chính xác phải hoàn thành, các sản phẩm cụ thể và định lượng hơn.

- Tự đánh giá: khi đã xây dựng và thực hiện hệ tham chiếu, đơn vị có

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN QA tại trường đại học hòa bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)