Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lí dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên đông anh hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 96)

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong trung tâm là tạo điều kiện cho GV hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học và giáo dục đồng thời tạo môi trường học tập nghiên cứu nâng cao tay nghề cho GV.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, hướng dẫn GV lập kế hoạch cá nhân và QL thực hiện tốt qui định về chuyên môn.

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ, đề xuất khen thưởng và kỷ luật GV.

- Từ việc nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ chuyên môn sẽ có tác động thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó GĐ sẽ nắm bắt sâu sát hơn hoạt động của GV nhằm phát huy cao độ sự thống nhất giữa GĐ với các thành viên trong tập thể Hội đồng sư phạm để thực hiện tốt hơn công tác QL chỉ đạo các hoạt động dạy học.

- Tổ trưởng là người cung cấp thông tin chính xác về tình hình đội ngũ, là người trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, đáp ứng yêu cầu công việc của QL, cũng như điều hành mọi công việc của tổ. Tổ trưởng là người có trách nhiệm, luôn nhạy bén, giỏi nắm bắt, biết điểm mạnh, điểm yếu của GV để có biện pháp hỗ trợ, bổ sung, lấp chỗ thiếu hụt của GV.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Từ đầu mỗi năm học, các Tổ phải xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của Tổ trong cả năm học, trong từng học kỳ và từng tháng. Trong đó chú ý xây dựng các chỉ tiêu chuyên môn và các biện pháp thực hiện sao cho có tính khả thi.

- Tổ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong Tổ bằng nhiều hình thức: Tự bồi dưỡng ở Tổ, ở trường, và học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm ở qua hoạt động chuyên đề, rút kinh nghiệm sau dự giờ Hội

giảng Trường, Cụm trường, Hội giảng Thành phố. Bồi dưỡng theo kế hoạch chỉ đạo của các cấp cao hơn.

- Tổ xây dựng kế hoạch sinh hoạt tuần, sinh hoạt tháng, sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa định kỳ, đột xuất do tổ phụ trách. Các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cần được tăng cường. Và kế hoạch bồi dưỡng HV khá giỏi, HV yếu kém giao cho các GV phụ trách và có chỉ tiêu phấn đầu về chất lượng cụ thể. (Không xây dựng kế hoạch chung chung)

- Phân công GV và các nhóm bộ môn thực hiện các chuyên đề theo nội dung chương trình, đáp ứng yêu cầu mới về kiến thức và kỹ năng cho HV.

- QL thực hiện chương trình dạy học: Việc thực hiện đúng chương trình là

bắt buộc. Vì vậy tổ trưởng chuyên môn phải theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hiện chương trình của GV qua hệ thống sổ theo dõi và thực tế giảng dạy.

- QL việc soạn giáo án: Việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp có một vai

trò rất quan trọng đối với chất lượng mỗi tiết dạy. Tổ trưởng chuyên môn cần đưa ra các quy định về soạn giáo án. Tổ trưởng thường xuyên kiểm tra và ký duyệt giáo án của GV theo từng tuần hoặc từng tháng.

- QL việc thực hiện nền nếp của giáo viên: đôn đốc nhắc nhở thực hiện

nghiêm túc qui chế chuyên môn. Chỉ đạo giáo viên dự giờ và trực tiếp đi dự giờ các GV trong tổ để nắm bắt tình hình giảng dạy và học tập của GV và HV.

- QL sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn: Sinh hoạt tổ chuyên môn theo qui định

của Bộ GD&ĐT là một tháng hai lần. Để quán triệt những qui định về chuyên môn, đảm bảo nền nếp và tính sư phạm trong dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn được thực hiện với những nội dung sau:

+ Rút kinh nghiệm các tiết dự giờ.

+ Góp ý rút kinh nghiệm về cách soạn giáo án. + Quán triệt những qui định về chuyên môn.

+ Nhận xét các hoạt động định kỳ của tổ và đề ra nội dung sinh hoạt tuần sau.

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần có nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, phát huy tính dân chủ để các GV trình bày được ý kiến của mình và tiếp thu học hỏi những điều bổ ích, tạo bầu không khí gắn bó, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện.

- QL việc tự học và tự bồi dưỡng: theo dõi việc thực hiện tự học và tự bồi

dưỡng bằng kế hoạch cá nhân, GV báo cáo với tổ việc thực hiện các chuyên đề... - Tổ trưởng tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện qui chế và các mặt hoạt động, không dung túng cho những việc làm sai, đôn đốc nhắc nhở kịp thời GV, nắm bắt tình hình giảng dạy của GV qua các kênh: GV chủ nhiệm, HV, Ban thường trực cha mẹ học sinh... và báo cáo BGĐ thường xuyên tình hình hoạt động của tổ chuyên môn.

Trong từng học kỳ, từng tháng, Ban giám đốc tăng cường kiểm tra đánh giá kịp thời các hoạt động của các Tổ chuyên môn, điều chỉnh các bước đi lệch lạc, động viên bằng tinh thần, vật chất để các Tổ nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn hơn.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- GĐ phải biết chọn lựa và cân nhắc khi bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. - Có sự đoàn kết, thống nhất cao trong công tác nghiên cứu giữa các GV trong tổ chuyên môn.

- Tổ trưởng phải tự học tập để nâng mình lên; phải gương mẫu là con chim đầu đàn về chuyên môn và các mặt khác cho GV noi theo. Tổ trưởng là một cấp QL trong nhà trường nên họ phải được đầu tư trang bị đủ để hoạt động QL giáo dục theo quy chế hiện hành.

- Mỗi GV phải tự học tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, đóng góp sức lực trí tuệ, kinh nghiệm xây dựng tổ ngày càng tiến bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.6. Quản lý học sinh yếu kém để có phương pháp dạy sát đối tượng và đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Trong hoạt động dạy học của trung tâm vấn đề chất lượng là một trong những khâu quan trọng để đánh giá công tác QL của GĐ. (Thông thường đánh giá dựa vào kết quả dạy học của GV và HV là chưa toàn diện).

- Phân loại HV để GV có phương pháp dạy phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của HV, kích thích tính tích cực tự giác trong việc tiếp thu kiến thức. Trên cơ sở phân loại, GV tổ chức củng cố và ôn tập cho HV yếu, bù đắp các kiến thức đã thiếu hụt, bồi dưỡng HV khá giỏi. Nhờ đó mà nâng cao chất lượng giảng dạy của Trung tâm.

- Biện pháp quản lý giúp đỡ HV yếu kém và QL mặt bằng chất lượng nhằm giúp cho GV nâng cao vai trò giảng dạy và lương tâm nghề nghiệp; giúp cho đối tượng HV yếu kém vươn lên để cùng nhà trường nâng cao chất lượng và giúp GĐ quản lý được mặt bằng chất lượng trong trung tâm.

- Kiểm tra đánh giá giúp nhà trường xác định kết quả học tập của HV theo mục tiêu của chương trình các môn học, tìm ra được nguyên nhân tồn tại trong việc tiếp thu vận dụng kiến thức, từ đó GV có biện pháp khắc phục thiếu sót. Kết quả kiểm tra đánh giá, cung cấp thông tin cụ thể về tình hình học tập của HV làm cơ sở cho việc GV đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Phân loại học sinh để dạy phù hợp với đối tượng

- GĐ phải có mục tiêu phấn đấu về chất lượng trong năm học. Từ đó có các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể ở từng môn, từng khối lớp, từng học kỳ và cả năm học. GĐ chỉ ra phương thức thực hiện các chỉ tiêu mang tình khả thi. Đầu tư trí tuệ, công sức toàn trường để thực hiện các chỉ tiêu chất lượng đề ra. (Trong đó bồi dưỡng HV yếu kém là mũi nhọn của việc nâng cao chất lượng đại trà)

- GĐ xây dựng kế hoạch giúp đỡ đối tượng HV yếu kém vươn lên trong học tập, đề ra biện pháp để các tổ, các GV và HV thực hiện một cách linh hoạt sáng tạo hiệu quả..

- Sắp xếp bố trí hợp lý nguồn cán bộ - GV hiện có của đơn vị, phân công tổ nhóm chuyên môn, xây dựng hoàn chỉnh quy chế hoạt động chuyên môn từ cá nhân đến tổ để có kế hoạch phân công bồi dưỡng giảng dạy phù hợp cho HV đại trà, bồi dưỡng HV yếu kém và bồi dưỡng HV giỏi..

- Tổ chức thi khảo sát đầu năm học của cả 03 khối lớp: Thông qua kết quả khảo sát, nhà trường phân loại HV, định hướng phấn đấu nâng cao chất lượng đại trà như thế nào…

Công việc tiếp theo: GĐ phân công cho GVCN lập danh sách phân loại đối tượng HV yếu kém báo cáo cho BGĐ nắm bắt thông tin và số liệu cụ thể.

- Thông báo kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và phối hợp với phụ huynh HV tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục.

vàng trong dạy học để phụ đạo HV yếu. Cuối tháng, học kì và cả năm có sơ kết, tổng kết hoạt động để đánh giá hiệu quả của biện pháp QL đã đề ra.

- Qua đó GĐ quản lý được mặt bằng chất lượng trong trung tâm để có kế hoạch điều chỉnh uốn nắn kịp thời đảm bảo được chất lượng giáo dục của đơn vị mình. Nếu như biện pháp này có hiệu quả thì nhân rộng trong toàn trung tâm và duy trì cho những năm tới để giúp HV yếu kém vươn lên nâng cao chất lượng dạy và học. Biện pháp này được coi là điểm mới trong công tác QL HĐDH của GĐ, nếu đưa vào áp dụng trong trung tâm có thể giúp cho hoạt động dạy học của trung tâm ngày càng có chất lượng, qua đó cũng giúp cho GĐ có thể QL được mặt bằng chất lượng của đơn vị mình.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đảm bảo về số lượng và chất lượng.

- Ngay từ đầu năm học trung tâm kiểm tra chất lượng đầu vào khối 10 sau đó phân loại HV có học lực khá, giỏi xếp vào một lớp và chọn các GV có năng lực chuyên môn tốt vào giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tại các lớp đó để bồi dưỡng HV khá, giỏi và định hướng cho các em đến cuối cấp có thể dự thi HV giỏi và dự thi các trường đại học, cao đẳng. Các lớp có các em HV có lực học trung bình và yếu, chọn GV có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục, trình độ chuyên môn vững làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy. GĐ thường xuyên giám sát việc thực hiện giảng dạy kiến thức mới và phụ đạo kiến thức cũ cho HV. GV thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của HV để báo cáo cho ban GĐ và phụ huynh HV.

* Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng đầu năm, kiểm tra cuối học kỳ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên.

- Khi ra đề yêu cầu GV ra đề theo định hướng đổi mới, đảm bảo trung thực, khách quan.

- Tổ chức kiểm tra học kỳ tập trung toàn khối các môn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ.

- Chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn thống nhất nội dung, kiến thức, kỹ năng trọng tâm, phân công GV ra đề kiểm tra. Đề thi đảm bảo chính xác, bảo mật, kiến

thức cơ bản, đúng trọng tâm, phân loại được học HV, đồng thời kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận tùy theo môn học.

- Tổ chức cho GV và HV tập qui chế thi. Tiến hành coi thi, chấm thi nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng.

- Cần có các biện pháp mạnh xử lí các GV và HV vi phạm qui chế thi.

- Cần đánh giá phân tích kết quả sau mỗi lần tổ chức thi. Rút kinh nghiệm về các khâu ra đề, coi thi, chấm thi, việc dạy và học tập của HV. Để từ đó có các điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban GĐ phải xây dựng kế hoạch một cách cụ thể rõ ràng, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân GV phụ trách giúp đỡ từng đối tượng HV yếu kém.

- Cần có sự phối hợp đồng bộ của các GV trong việc kiểm tra đánh giá HV để đảm bảo công bằng, khách quan.

- Trong kiểm tra đánh giá HV cần có hệ thống ngân hàng đề thi, câu hỏi trong kiểm tra đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rà soát và theo dõi thường xuyên kết quả học tập của HV để phân loại sát và đúng đối tượng.

- Phải có kế hoạch kiểm tra giám sát hoạt động và thực hiện chế độ khen thưởng phù hợp kịp thời. Đó là nguồn động viên để GV làm tốt nhiệm vụ.

- Phải thường xuyên đúc rút kinh nghiệm bồi dưỡng HV yếu kém nâng cao chất lượng đại trà trong trung tâm để công tác năm sau làm tốt hơn năm trước.

3.2.7. Quản lý hoạt động học tập của HV 3.2.7.1. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp 3.2.7.1. Ý nghĩa và mục tiêu của biện pháp

Xây dựng quy trình phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục, tổ chức và quản lý hoạt động học tập của HV, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

HV vừa là đối tượng của quá trình dạy học, vừa là chủ thể của quá trình lĩnh hội tri thức. Muốn nâng cao chất lượng GD thì phải có những biện pháp quản lý hoạt động học tập của HV như: Học ở trường cũng như ở nhà; Học ở trong lớp cũng như những hoạt động ngoài giờ lên lớp; Tạo động lực, động cơ thái độ học tập của HV, khơi dậy trong HV có ý thức tự giác trong học tập, biết chủ động xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân mình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân và

chủ động tìm tòi khám phá trong tiếp nhận tri thức.

Đồng thời xây dựng quy trình phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức đoàn thể bên trong, cũng như các lực lượng bên ngoài trung tâm tác động tích cực vào quá trình QL hoạt động học tập của HV.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- BGĐ Có kế hoạch quản lý hoạt động học tập của HV, chỉ đạo các GV chủ nhiệm hướng dẫn HV xây dựng kế hoạch tự học; Tổ chức chỉ đạo việc bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng tự học cho HV thông qua HĐDH trên lớp và dạy học ngoài giờ lên lớp; Tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập một cách nghiêm túc, nhằm kích thích sự nỗ lực lòng say mê học tập và tạo niềm tin về sự công bằng trong phụ huynh và HV và tạo động lực học tập cho HV. Trong kế hoạch có chỉ rõ các bước đi, các biện pháp thực hiện và các nguồn lực để đạt được các mục tiêu.

+ Ban GĐ trung tâm trực tiếp QL GVCN, chỉ đạo các GV chủ nhiệm lựa chọn sắp xếp HV theo từng nhóm đối tượng, hướng dẫn HV xây dựng kế hoạch tự học phù hợp từng đối tượng đó;

+ Phân công cho PGĐ phụ trách, tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo việc bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng tự học cho HV thông qua HĐDH trên lớp và dạy học ngoài giờ lên lớp; Tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập một cách nghiêm túc, nhằm kích thích sự nỗ lực lòng say mê học tập và tạo niềm tin về sự

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên đông anh hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 96)