Nội dung quản lý hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở trung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên đông anh hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 26)

trung tâm GDTX

Trong phạm vi nghiên cứu này, quản lý hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở trung tâm GDTX là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giám đốc TT GDTX đến hoạt động dạy của thầy và hoạt động học tập, rèn luyện của trò trong điều kiện nhất định nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho học viên.

14.3.1 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

(1) Phân công giảng dạy cho giáo viên

Yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường đó là GV phải phát huy được tối đa năng lực, sở trường của bản thân trong công tác giảng dạy. Việc phân công GV giảng dạy là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của một tổ chức. Người quản lý cần nắm vững chất lượng đội ngũ, hiểu được mặt mạnh, mặt yếu, hoàn cảnh gia đình, của từng thành viên trong đơn vị; lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ mà phân công một cách khoa học, hợp lý. Từ đó sẽ sử dụng đúng người vào đúng việc, giúp cho GV tự tin trong công tác, có trách nhiệm hơn trong công việc.

Trong tình hình hiện nay, hầu hết các TTGDTX đội ngũ GV trong biên chế thiếu, còn phải hợp đồng thỉnh giảng. Việc phân công giảng dạy cho GV vừa đáp ứng yêu cầu công việc, vừa phù hợp với trình độ năng lực, với nguyện vọng cá nhân không phải là điều dễ dàng.

Cần quán triệt quan điểm phân công giáo viên theo chuyên môn đã được đào tạo, theo yêu cầu của nhà trường, đảm bảo chất lượng chuyên môn chung. Song cũng phải tin tưởng vào sự cố gắng vươn lên của từng GV, không định kiến. Phân công GV cần thận trọng, khéo léo sao cho công bằng, khách quan, đạt hiệu quả giáo dục cao.

Phân công giảng dạy còn phải xuất phát từ quyền lợi học tập của HV và chú ý tới khối lượng công việc của từng GV sao cho hợp lý.

Khi phân công giảng dạy cho GV, giám đốc TTGDTX cần thực hiện những việc sau:

- Nghiên cứu kỹ từng đối tượng GV để nắm bắt được khả năng, nguyện vọng, sở trường của từng người.

- Phối hợp chặt chẽ giữa CBQL với tổ trưởng chuyên môn để dự kiến phân công.

- Ra quyết định phân công giảng dạy cho từng GV và chỉ thay đổi trong những trường hợp thực sự cần thiết.

(2) Quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình dạy học

Xây dựng kế hoạch giảng dạy là việc xác định mục tiêu công tác của mỗi GV dựa trên tình hình học tập của HV theo từng khối lớp.

Người quản lý trước khi hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cần phân tích cụ thể tình hình trường lớp, tình hình GV và HV. Từ đó GV xác định dúng mục tiêu để xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp và hiệu quả nhất. Phải thường xuyên kiểm tra và đôn đốc GV thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy để đảm bảo chất lượng giảng dạy

và nâng cao hiệu quả giáo dục.

Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo kế hoạch đào tạo theo đúng mục tiêu, đó là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. GĐ trung tâm trước hết phải nắm vững chương trình môn học theo qui định của Bộ, quán triệt cho mọi GV thực hiện nghiêm túc, không được tuỳ tiện thay đổi, cắt xén, làm sai lệch chương trình đó. Để làm được điều này, GĐ cần:

- Chỉ đạo GV lập kế hoạch giảng dạy bộ môn, thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng. Nắm vững phương pháp đặc trưng bộ môn để điều hành và giúp bộ phận cũng như cá nhân GV chuẩn bị phương tiện phù hợp.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy và thống nhất trong nhóm, tổ chuyên môn sau khi đã bàn bạc thảo luận. Phổ biến kịp thời những thay đổi nội dung chương trình SGK, phương pháp giảng dạy bộ môn.

- Quản lý việc thực hiện chương trình qua hệ thống sổ đầu bài, sổ báo giảng, thời khoá biểu, dự giờ để kiểm tra tiến độ chương trình, kiểm tra vở ghi của HV… Đối với TTGDTX, ngoài chương trình mà Bộ qui định, GĐ cần huy động tối đa quĩ

phòng học, nguồn GV có tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm và các điều kiện khác để tăng thêm thời lượng nhằm củng cố liên tục, thường xuyên nội dung chương trình cơ bản, trọng tâm để đảm bảo HV có được những chuẩn kiến thức, kỹ năng theo qui định. Đặc biệt là các môn học công cụ như Văn - Tiếng Việt, Toán...

- Chỉ đạo tổ chuyên môn phải thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy và thực hiện chương trình giảng dạy của GV để nắm bắt kịp thời tiến độ thực hiện chương trình, đồng thời xử lý kịp những sai phạm về chương trình một cách kịp thời nhất. Điều này đảm bảo cho chất lượng dạy và học trong cả một năm học.

(3) Quản lý việc soạn bài chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Chất lượng của giờ giảng trên lớp phụ thuộc rất nhiều vào việc soạn bài và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho bài giảng. Cần chỉ đạo sát sao việc soạn bài và chuẩn bị các thiết bị dạy học cần thiết:

Việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp là lao động sáng tạo của người GV nhằm tìm tòi, suy nghĩ, lựa chọn, quyết định mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ), nội dung, phương tiện, phương pháp, hình thức lên lớp,… của bài học phù hợp với các loại đối tượng HV của lớp, các lớp.

QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp phải đảm bảo những yêu cầu: Đảm bảo tính tư tưởng, tính giáo dục của bài giảng; Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trước khi lên lớp, chống việc soạn bài để đối phó với kiểm tra; Đảm bảo nội dung, tri thức khoa học mang tính giáo dưỡng. Đưa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vào nền nếp, nghiêm túc và phải đảm bảo chất lượng; Chỉ đạo không rập khuôn máy móc, đảm bảo và khuyến khích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của GV.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn học được phân công. Trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng môn học theo hướng dẫn của Bộ, của Sở.

- Thường xuyên thanh kiểm tra việc cập nhật bài soạn của GV theo định kỳ hoặc đột xuất để nắm thông tin về việc thực hiện chương trình, nội dung bài soạn có đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay hay không.

- Thông qua việc dự giờ trên lớp để đánh giá kết quả việc chuẩn bị bài giảng của GV.

- Sau khi kiểm tra phải tổ chức rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn để cải tiến việc soạn, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

(4) Quản lý nền nếp dạy trên lớp của giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng giờ lên lớp của GV giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. Việc soạn bài và chuẩn bị những thiết bị cần thiết cho giờ lên lớp của GV chỉ mang lại hiệu quả cao khi được GV thực hiện thành công trên lớp, ngoài việc thực hiện những thao tác đã chuẩn bị, GV cần phải linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra. Để quản lý tốt giờ lên lớp của GV, GĐ trung tâm sử dụng các biện pháp sau:

- Thông qua công tác kiểm tra của GĐ và phó GĐ

- Thông qua giáo vụ trực hàng ngày để quản lý nền nếp trong các buổi học. - Chỉ đạo xây dựng thời khoá biểu khoa học, hợp lý giữa các buổi học, môn học. Trong công tác chuyên môn, thời khoá biểu là cơ sở pháp lý để xây dựng, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển HĐDH trong ngày, trong tuần, tạo nên bầu không khí sư phạm ở trung tâm.

- Phổ biến nội dung cơ bản tiêu chuẩn giờ lên lớp để mọi GV đều nắm được và thực hiện.

- Có kế hoạch dự giờ, thăm lớp theo định kỳ hoặc đột xuất, đảm bảo trong năm học tất cả các GV phải được dự giờ ít nhất một lần. Cần quan tâm và dự giờ nhiều hơn đối với những GV mới ra trường, GV có trình độ chuyên môn yếu, GV hợp đồng thỉnh giảng.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch tổ chức tốt các chuyên đề về giờ lên lớp như: hội thảo đổi mới chương trình, đổi mới PPDH, các tình huống ứng xử sư phạm, tổ chức dạy mẫu, tổ chức hội giảng… để nâng cao chất lượng giờ lên lớp, ngay từ đầu năm học cần phải. Cần chú ý khi xây dựng kế hoạch và tổ chức các chuyên đề là biết chọn những đề tài thiết thực đối với tình hình cụ thể của trung tâm, phải chuẩn bị chu đáo khi thực hiện từng chuyên đề đó.

(5) Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Người GĐ cần quan tâm chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thông qua:

- Cập nhật, bồi dưỡng cho GV thấy được vai trò của tính cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

- Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết của đổi mới phương pháp dạy học đối với từng bộ môn ngay từ đầu năm học phù hợp với đặc thù riêng của nhà trường. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai kế hoạch: Đội ngũ GV, cơ sở vật chất, trang thiết bị..

- Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tich cực, tự giác, chử động, sáng tạo của HV; phù hợp với đặc điểm của môn học, đối tượng HV; bồi dưỡng cho HV phương pháp tự học, khả năng hợp tác và tự tin; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của HV. Đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với việc sử dụng phương tiện dạy học.

- Chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử sang tổ chức cho HV học tập bằng các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học.

- Đối mới các hình thức tổ chức dạy học: da dạng hóa các hoạt động học của HV, làm cho HV thât sự hứng thú trong học tập, HV được nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác với nhau trong học tập nhiều hơn, được bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn.

(6) Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng đổi mới

Việc kiểm tra và đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kết quả học tập của HV là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, nó có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động dạy, cũng cố và phát triển trí tuệ HV cũng như giáo dục nhiều phẩm chất nhân cách cho họ.

Việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, mà cần chú ý đến việc kiểm tra năng lực độc lập sáng tạo của HV. Đặc biệt đối với HV GDTX, nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính toàn diện đồng thời chú ý đến tính phổ thông, đại trà và tính phù hợp đối tượng HV, chú trọng khai thác được vốn kinh nghiệm sống kinh nghiệm thực tiễn của HV. Để thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, GĐ trung tâm cần:

- Lập kế hoạch cụ thể quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV. Bởi lẽ kết quả học tập của HV phản ánh khá rõ chất lượng giảng dạy của

GV trong quá trình dạy học. Quá trình lĩnh hội tri thức của HV từ biết đến thông hiểu, biết vận dụng, biết phân tích, tổng hợp và đánh giá. Kết quả các bài kiểm

tra, bài thi của HV phải được đánh giá thực chất về kiến thức, kỹ năng, khả năng vận dụng của HV và được HV lưu giữ trong suốt quá trình học tập.

GĐ phải quản lý việc kiểm tra của GV đối với HV và kết quả giảng dạy của GV. GĐ chỉ đạo Tổ trưởng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá bằng những yêu cầu cụ thể, trên cơ sở những quy định chung của ngành.

GĐ cần phải quản lý kế hoạch kiểm tra của GV, yêu cầu chấm, trả bài, chữa bài kiểm tra định kỳ và thường xuyên theo quy định.

- Phân công bộ máy quản lý tổng hợp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV và kết quả giảng dạy của GV. Bản thân GĐ trực tiếp kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất đối với từng tổ chuyên môn và từng GV trong trung tâm.

- Khuyến khích GV sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau,

nhiều dạng đề để kiểm tra khác nhau như: trắc nghiệm khách quan, tự luận, hay kết hợp các hình thức trên.

- Chỉ đạo GV đổi mới khâu chấm chữa bài, đánh giá bài chất lượng HV: lâu nay quan niệm đánh giá còn phiến diện: GV giữ vị trí độc quyền trong đánh giá còn HV là đối tượng được đánh giá. Ngày nay khi coi việc rèn luyện phương pháp tự học cho HV phát triển kỹ năng tự đánh giá để HV tự điều chỉnh cách học của mình. GV cần tạo điều kiện cho HV được đánh giá lẫn nhau, cho phép HV tự chấm bài của mình và của bạn.

Việc kiểm tra các hoạt động học tập của HV giúp GĐ nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý dạy học của GĐ.

(7) Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Hồ sơ chuyên môn của GV là phương tiện để GV thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ của người GV. Chất lượng hồ sơ chuyên môn có ảnh hưởng không nhỏ dến kết quả dạy học của mỗi GV.

Hồ sơ chuyên môn của GV là cơ sở pháp lý phản ánh một cách khách quan kết quả chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp và việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV.

Thông qua quản lý hồ sơ, GĐ trung tâm nắm chắc hơn việc thực hiện các quy chế, nền nếp chuyên môn của GV theo các yêu cầu đã đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ đạo PGĐ phụ trách xây dựng các qui định về nội dung và thống nhất các loại mẫu hồ sơ, sổ sách, cách ghi chép từng loại hồ sơ, có kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơ theo từng tổ chuyên môn. Trong phạm vi hoạt động dạy của GV, hồ sơ cần có: Kế hoạch giảng dạy bộ môn, sổ báo giảng, giáo án, sổ ghi điểm, sổ dự giờ, sổ lưu đề kiểm tra. sổ tự bồi dưỡng CM, ...

- Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá hồ sơ chuyên môn thường xuyên và đột xuất.

(8)Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động không thể thiếu trong nhà trường. Qua sinh hoạt tổ để đánh giá lại những việc đã làm và những tồn tại cần khắc phục và đưa ra kế hoạch cho những công việc tiếp theo. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn giúp GV làm việc theo sự thống nhất, có kế hoạch đồng thời sinh hoạt tổ chuyên môn là dịp để đội ngũ GV trao đổi, học tập kinh nghiệm và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy. Để quản lý tốt sinh hoạt tổ chuyên môn người GĐ cần:

- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức tốt nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn

- Tăng cường, khuyến khích các nội dung sinh hoạt theo chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên đông anh hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 26)