Để có cơ sở kết luận về các nhóm nguyên nhân, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra, xin ý kiến của 08 cán bộ quản lý (bao gồm Ban giám đốc, các tổ trưởng và lãnh đạo các đoàn thể) và 22 giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trung tâm GDTX Đông Anh, thành phố Hà nội.
* Cách tính điểm:
Ảnh hưởng nhiều: 3 điểm; Ảnh hưởng ít: 2 điểm; Không ảnh hưởng: 1 điểm. Bảng 2.27. Kết quả điều tra yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt
động dạy học ở TTGDTX Đông Anh, thành phố Hà Nội
TT Các yếu tố ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởn g ít Không ảnh hưởng X Thứ bậc
I Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý 2,68 1
1 Khả năng, năng lực của chủ thể quản
lý 28 2 0 2,93 1
2 Xây dựng KH dạy học và triển khai
nhiệm vụ năm học 27 3 0 2,9 2
3 Hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 18 12 0 2,6 7
4 Khả năng tổ chức các hoạt động 25 5 0 2,8 3
5 Khả năng vận động và tập hợp quần
chúng 21 9 0 2,7 5
6 Khả năng thu thập và xử lý thông tin 17 13 0 2,57 8
7 Khả năng nhạy bén trong giải quyết
các tình huống. 20 10 0 2,66 6
8 Tổ chức thanh tra kiểm tra 23 7 0 2,76 4
9 Thực hiện các chính sách, chế độ đãi
ngộ và thi đua khen thưởng 16 14 0 2,53 9
10 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
quản lý 13 17 0 2,43 10
II Yếu tố thuộc về đối tượng quản lý 2,54 2
1 Trình độ nhận thức, phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống. 20 10 0 2,67 3
2 việc, tác phong
3 Ý thức tổ chức kỷ luật trong công
việc 24 5 1 2,77 2
4 Động cơ phấn đấu, tự học, tự bồi
dưỡng, tự nghiên cứu 16 13 1 2,5 5
5
Có khả năng gây ảnh hưởng tích cực đến học viên, đồng nghiệp và mọi người xung quanh.
12 16 2 2,33 7
6 Khả năng ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy và trong công việc 10 18 2 2,26 8 7 Tinh thần, trách nhiệm trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học. 16 14 0 2,53 4 8 Tinh thần đoàn kết nội bộ, phê và tự
phê 15 13 2 2,43 6
9 Khả năng nhận thức của HV 8 18 4 2,13 9
III Yếu tố thuộc về điều kiện, môi
trường quản lý. 2,46 3
1
Các quy định, văn bản của Bộ GD& ĐT về chương trình, sách GK, kiểm tra, đánh giá …
15 15 0 2,5 4
2 Chế độ chính sách 17 12 1 2,53 2
3 Môi trường làm việc 14 14 2 2,4 5
4 Sự quan tâm, chỉ đạo ngành giáo dục
và lãnh đạo các cầp 19 11 0 2,6 1
5 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội
của địa phương 12 15 3 2,3 7
6 Trình độ dân trí, chỉ số phát triển con
người. 17 13 0 2,57 3
7 Sự phối hợp tốt với các lực lượng XH 14 13 3 2,36 6
Khảo sát ba nhóm yếu tố ảnh hưởng trên cho thấy nhóm yếu tố thuộc về chủ thể QL có ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đó là nhóm yếu tố thuộc về đối tượng QL. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường QL ít bị ảnh hưởng, cụ thể:
- Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý
Đội ngũ CBQL và các tổ trưởng còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ QL, quản lý vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác QL trong bối cảnh hiện nay.
Nhận thức về nhiệm vụ quản lý HĐDH của CBQL còn chưa sâu sắc. CBQL chưa thực sự năng động, chưa có biện pháp tích cực trong đổi mới phong cách QL,
khả năng tập hợp quần chúng chưa cao, việc thu thập được nguồn thông tin chưa kịp thời, khả năng giải quyết các tình huống còn chậm, chưa nhạy bén.
Việc tổ chức công tác thanh tra kiểm tra, tư vấn chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nội dung QL chuyên môn. Công tác thi đua khen thưởng chưa thực sự gắn liền với chất lượng và hiệu quả công.
- Yếu tố thuộc về đối tượng quản lý
Một số GV chưa nhận thức đúng về vai trò của HĐDH. Đội ngũ thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu chưa đồng bộ, trách nhiệm trong công việc chưa cao, chưa quan tâm đến việc động viên, khuyến khích tinh thần, thái độ học tập của
HV nên không kích thích được tinh thần của người học.
Tính tích cực, chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy của một số GV còn hạn chế. Tinh thần thái độ, trách nhiệm trong công việc chưa cao, không tận tụy trong giảng dạy, chưa thân thiện với người học. Đặc biệt còn một số GV yếu cả về chuyên môn, phương pháp và khả năng QL, tổ chức lớp học. Việc ứng dụng CNTT, khai thác, sử dụng TBDH còn hạn chế do điều kiện CSVC còn thiếu và chưa đồng bộ.
Chất lượng đầu vào của HV chưa cao, nhận thức của HV còn yếu một số có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ HV chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình đậy cũng là điều ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của HV.
Một số GV còn coi nhẹ khâu kiểm tra, đánh giá HV.
- Yếu tố thuộc về môi trường quản lý
Chất lượng đầu vào của HV ở trung tâm rất thấp cả về kiến thức lẫn ý thức, khả năng nhận thức hạn chế, gia đình không quan tâm đến việc học hành của con cái, phó mặc cho nhà trường.
CSVC chưa được quan tâm đầu tư như giáo dục chính quy, điều kiện làm việc cho CBQL, GV và nhân viên còn thiếu thốn nên việc tổ chức các HĐDH còn gặp quá nhiều khó khăn.
Hệ thống văn bản, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của TTGDTX còn ít, chủ yếu dựa vào các văn bản hướng dẫn của trung học phổ thông nên chưa thống nhất, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với ngành học GDTX trong bối cảnh hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH ở trung tâm GDTX Đông Anh gồm 09 nội dung quản lý hoạt động dạy và 08 nội dung quản lý hoạt động học.
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên được đánh giá ở mức cao nhất ở cả mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả, còn quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ có mức độ cần thiết và thực hiện thấp nhất.
Đối với quản lý hoạt động học, quản lý hướng dẫn học viên lựa chọn môn thi tốt nghiệp và hướng dẫn HV làm bài thi được đánh giá ở mức cao nhất về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả, quản lý quản lý thời gian học tập của học viên và quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của HV được đánh giá ở mức độ thực hiện và hiệu quả thấp nhất.
Trong các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp quản lý HĐDH ở TTGDTX thì nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý có ảnh hưởng nhiều nhất và nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lý là có ảnh hưởng ít nhất.
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC