Nhằm tạo điều kiện cho các TCTD tiếp tục thực hiện cho vay đối với lĩnh vực BĐS một cách có hiệu quả, an toàn, đảm bảo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:
- Cần xây dựng hệ thống dữ liệu lịch sử về tín dụng bất động sản ở Việt Nam (tỷ lệ nợ xấu, khả năng thu hồi) đảm bảo đủ độ tin cậy và độ dài để thực hiện
Hà Đức Thủy – K17-TCDN 83
các thống kê, từ đó đưa ra các cảnh báo sớm nhằm giúp hệ thống NHTM phòng tránh rủi ro.
- NHNN cần hoàn thiện các chính sách để giúp các NHTM phân định rõ ràng tín dụng BĐS, đó là BĐS dự án, BĐS tiêu dùng (xây, sửa nhà, mua nhà để ở…), BĐS sản xuất (nhà xưởng, khu công nghiệp, cầu đường…). Có được quy chế này sẽ giúp NHTM sử dụng vốn phù hợp hơn cho từng đối tượng vay.
- Chỉ đạo một số biện pháp các TCTD cần thực hiện nhằm đảm bảo thu hồi vốn cho vay, kiểm soát nợ xấu, đồng thời tiếp tục các hoạt động cho vay BĐS một cách hiệu quả, an toàn.
- Tăng cường công tác theo dõi, quản lý hoạt động tín dụng của các TCTD thông qua yêu cầu các TCTD và các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố định kỳ báo cáo NHNN về diễn biến cho vay đối với lĩnh vực BĐS, các khó khăn, vướng mắc phát sinh, đề xuất kiến nghị và giải pháp xử lý. Thành lập nhiều đoàn thanh tra chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên toàn quốc, đặc biệt quan tâm đến các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội – những địa phương có tỷ trọng dư nợ BĐS lớn.
- Tiếp tục theo dõi, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan xây dựng, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm tiền vay, công chứng các hợp đồng bảo đảm và đăng ký GDBĐ, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ vay.
3.2.3.Những giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần rà soát và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản. Tạo một hệ thống pháp lý đồng bộ, tránh chồng chéo, góp phần ổn định, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, phản ánh đúng thực trạng về cung – cầu của thị trường. Đưa ra các chính sách thuế phù hợp cho các đối tượng tham gia trên thị trường bất động sản. Việc giá bất động sản bị đẩy lên quá cao phần nhiều do tác động từ các đối tượng đầu cơ, kinh doanh bất động sản. Việc ban hành các chính sách thuế phù hợp, để hạn chế tình trạng đầu cơ sẽ góp phần đáng kể vào việc lành mạnh hóa thị trường bất động sản, giúp thị trường này phát triển bền vững.
Hà Đức Thủy – K17-TCDN 84
- Cần hỗ trợ các NHTM trong việc đảm bảo tính minh bạch trong các giao dịch bất động sản. Việc hỗ trợ này nên thực hiện thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ quan quản lý bất động sản và sàn giao dịch bất động sản, đồng thời đảm bảo các giao dịch bất động sản phải thực hiện qua hệ thống này. Đối với hệ thống sàn giao dịch bất động sản, có thể phân chia ra sàn giao dịch chính thức và sàn giao dịch OTC giống như chứng khoán. Thực hiện hoạt động trên sẽ giúp hình thành mặt bằng giá tương đối chuẩn đối với bất động sản và đảm bảo tính minh bạch đối với thông tin về thị trường này. Từ đó, giúp các NHTM định giá bất động sản chính xác hơn, tránh được rủi ro cho ngân hàng sau này khi thanh lý tài sản
- Cơ quan quản lý nhà nước về thị trường BĐS phải có quy hoạch và tổ chức hệ thống thông tin về thị trường BĐS, thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về lĩnh vực này cho các ngân hàng để nâng cao sự hiểu biết về thị trường BĐS, tình hình biến động của thị trường; đồng thời giúp các TCTD cập nhật những thông tin về chủ trương, văn bản pháp lý có liên quan nhằm tạo cơ sở cho việc thẩm định các dự án kinh doanh và định giá BĐS sát giá thực tế hơn.
- Các địa phương cần thường xuyên khảo sát, cập nhật và chỉnh sửa biểu giá đất sát thực với thị trường, tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro cho các TCTD và khách hàng.
- Cải thiện chất lượng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch để các dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị mới được thực hiện nhanh chóng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các TCTD.
Hà Đức Thủy – K17-TCDN 85
Kết luận chương 3.
Chương này đã đề cập đến những giải pháp để phát triển hoạt động cho vay bất động sản. Trong đó tập trung vào đề nghị các ngân hàng cần xây dựng quy chế cho vay chặt chẽ, lập kế hoạch cho vay rõ ràng, tránh cho vay chạy theo tình trạng bong bóng bất động sản; thành lập bộ phận định giá bất động sản; quản lý rủi ro ngân hàng nhất là về rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.... Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công kiểm tra, cảnh báo các NHTM trong việc cho vay vào lĩnh vực bất động sản. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý giám sát nhằm xây dựng thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh...hạn chế các rủi ro cho các ngân hàng thương mại khi cho vay vào lĩnh vực bất động sản.
Hà Đức Thủy – K17-TCDN 86
Kết luận chung.
Lĩnh vực bất động sản là một lĩnh vực đầy tiềm năng và triển vọng, nhu cầu về nhà ở, văn phòng cho thuê, nhà xưởng sản xuất... còn rất lớn và phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước. Giải quyết khó khăn vướng mắc và khai thông các nguồn vốn đổ vào thị trường này sẽ góp phần phát triền thị trường bất động sản, khai thác được các tiềm năng to lớn của thị trường này, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, công nghiệp hóa, giải quyết được nhu cầu nhà ở cho người dân, nhà xưởng văn phòng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
Tín dụng ngân hàng luôn là một kênh cung ứng vốn quan trong cho thị trường bất động sản, đóng vai tò rất quan trọng trong việc phát triển thị trường bất động sản. Tuy nhiên từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ, cũng như từ thực tế ở Việt nam trong thời gian qua cho thấy đây là một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên tắc cổ điển nhất về lĩnh vực ngân hàng trên thế giới nhìn chung NHTM cần được quản lý thận trọng vì một số lý do như nguồn vốn tín dụng (tài chính) được coi là một nguồn lực khan hiếm của xã hội; hoạt động ngân hàng là hoạt động nhạy cảm và nếu đổ vỡ thì gây tác hại rất sâu rộng đến xã hội.... Vì những lí do đó bên cạnh việc thúc đẩy tín dụng ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản phát triển thì việc tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát là rất quan trọng.
Hà Đức Thủy – K17-TCDN 87
Tài liệu tham khảo.
Nguyễn Ngọc Bình, 2008, Khủng hoảng tài chính trên thị trường cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn và bài học cho các ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 2/2008, trang 35.
Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2008, làm thế nào để nâng cao chất lượng của loại hình tín dụng cho vay bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Ngân hàng, số 18/2008, trang 29.
Nguyễn Đắc Hưng, 2009, Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 215, trang 30.
Nguyễn Minh Kiều, 2009, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, trang 811.
Trần Hoàng Ngân, 2009, Chính sách tiền tệ thời kỳ hậu khủng hoảng những vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 217, trang 13.
Phan Minh Ngọc, 2008, Có nên siết cho vay mua bất động sản, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2008, trang 27.
Lê Văn Ninh, 2009, Ngân hàng thương mại kinh doanh chứng khoán, bất động sản: cấm hay không cấm? Tạp chí Thị trường tài chính, số 9/2009, trang 46.
Lê Quốc Tụ, 2009, Tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động của ngân hàng thương mại và doanh nghiệp Việt Nam và một số khuyến nghị, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 214, trang 23.
Các trang web.
Báo Tuổi trẻ http://www.tuoitre.com.vn. Báo Vietnamnet http://www.vietnamnet.vn. Báo thanh niên http://.thanhnien.com.vn. Báo Sài Gòn tiếp thị http://www.sgtt.com.vn. Bộ kế hoạch và đầu tư http://www.mpi.gov.vn. Tổng Cục Thống kê http://www.gso.gov.vn. Tin nhanh Việt Nam http://www.vnexpress.net.