Triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ (Trang 77)

Thị trường bất động sản VN, dù đã trải qua những cơn sốt nóng, lạnh trong vòng hơn một thập kỷ vừa qua, vẫn được đánh giá là một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng.

Nhân tố hấp dẫn lớn nhất của thị trường bất động sản VN là dân số đông và trẻ, với hơn 85 triệu người, đứng hàng thứ 15 trên thế giới về quốc gia đông dân số, trong đó 60% dân số có độ tuổi dưới 30. Tốc độ tăng dân số vẫn còn ở mức cao, xấp xỉ 1,5%/năm.

Tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nếu năm 1950 tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam là 12% thì năm 2004 đã đạt mức 25.8% và 27% trong năm 2006. Trong “ Chiến lược phát triển đô thị của Việt Nam ”, diện tích đất đô thị sẽ tăng từ 105,000 ha hiện nay lên đến 460,000 ha vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa dự kiến sẽ đạt tới khoảng 45% vào năm 2025. Tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh đặc biệt ở hai thành phố lớn, thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Sự thiếu hụt nhà ở đô thị cũng là một nhân tố quan trọng khác. Hiện nay, diện tích bình quân nhà ở đô thị tại VN là 10,80 m2/người. Riêng tại TP.HCM là 10,60 m2 và Hà Nội là 8m2. Theo kế hoạch đến năm 2020, con số này tại hai thành phố vừa kể lần lượt sẽ là 14 và 12 m2. Để đạt được các chỉ tiêu trên, hàng năm, cả nước phải xây dựng mới từ 30-32 triệu m2 nhà ở. Bên cạnh đó, hơn 25% nhà ở đô thị hiện nay chưa đạt chuẩn, càng phải nâng cấp cũng đã đặt ra nhu cầu phải sửa chữa, xây dựng mới.

Bên cạnh đó, tâm lý của người dân Việt Nam, cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng. Với một quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, sở hữu BĐS ngay khi có năng lực tích lũy đã trở thành truyền thống. Tài sản nhà đất với đông đảo dân chúng không đơn thuần có giá trị và giá trị sử dụng mà còn là biểu tượng của cuộc sống ổn định và thịnh vượng; và đôi khi là địa vị trong xã hội. Bởi vậy chỉ cần hội tụ đủ: cơ hội mua BĐS, khả năng huy động nguồn lực tài chính tự có và đi vay thì quyết định sở hữu BĐS sẽ được đưa ra.

Hà Đức Thủy – K17-TCDN 77

Những yếu tố vừa kể trên chứng tỏ rằng, ở Việt Nam, tiềm năng của thị trường nhà ở là rất lớn.

Những ngành đầu tư có sự hấp dẫn không kém tiếp theo là, thị trường BĐS du lịch, BĐS công nghiệp.

Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch trên thế giới. Lượng khách du lịch đến Việt Nam trong những năm qua là rất cao. Mặc khác, do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng nhiều. Khi mà nhu cầu du lịch tăng cao sẽ kéo theo nó là nhu cầu về khách sạn, khu nghỉ dưỡng cũng sẽ tăng. Bên cạnh đó, mối quan tâm về địa điểm nghỉ dưỡng của khách du lịch không chỉ còn là Mũi Né (Phan Thiết) hay Non Nước (Đà Nẵng) mà đã mở rộng ra nhiều địa phương khác như Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc, Cam Ranh, Hạ Long…Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, trong khi thị trường BĐS đóng băng, giao dịch ảm đạm thì thị trường BĐS du lịch vẫn rất sôi động và ổn định.

Về hạ tầng khu công nghiệp, mặt bằng nhà xưởng xây sẵn để cho thuê cũng còn rất ít so với nhu cầu gia tăng sản xuất, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, và sự tăng không ngừng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Tính đến cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 150 khu công nhiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 32,000 ha, thu hút được trên 2,500 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 2,700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đã đăng ký lên tới 24 tỷ USD và 135,000 tỷ đồng. Chính phủ cũng đã quyết định thành lập 8 khu kinh tế, trong đó có những khu kinh tế được khởi công nhanh như khu kinh tế Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Nhơn Hội, khu kinh tế Phú Quốc.Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, từ nay đến 2015, cả nước dự kiến thành lập mới trên 200 khu công nghiệp với diện tích dự kiến khoảng 26,000 ha.

Còn về những địa phương có triển vọng phát triển thị trường BĐS, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, BĐS ở TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ phát triển mạnh nhất. Đặc biệt nhất là TP.HCM, trong báo cáo “Xu hướng mới nổi về thị trường bất động sản tại khu vực châu Á Thái Bình Dương

Hà Đức Thủy – K17-TCDN 78

năm 2010” của Viện Quản lý đất đô thị tại Mỹ (ULI) và công ty PricewaterhouseCoopers, các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực bất động sản đã xếp TP.HCM đứng thứ 3 tại khu vực vào năm tới xét về triển vọng phát triển. Trong Top 10 thị trường BĐS triển vọng của thế giới, TP.HCM chỉ xếp sau thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) và Mumbai (Ấn Độ).

Một phần của tài liệu Tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ (Trang 77)