Quá trình phát triển cho vay thế chấp nhà đất dưới tiêu chuẩn ở Mỹ

Một phần của tài liệu Tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ (Trang 28)

Môi trường lãi suất thấp.

Sau khi bong bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 cùng với sự kiện ngày 11/09/2001, nước Mỹ bị khủng bố, nhằm tránh cho nền kinh tế không bị suy sụp, thống đốc Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) Alan Green Span đã liên tục điều chỉnh hạ lãi suất.Tính từ thời điểm tháng 5/2000 đến tháng 12/2001, FED đã 11 lần giảm lãi suất cho vay, từ 6.5%/năm xuống còn 1.75%/năm, đến tháng 6/2003 là hơn 1%.Thực tế từ giữa năm 2002, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi nhưng mối lo ngại về việc suy thoái có thể quay trở lại đã khiến chủ tịch FED và các đồng nghiệp quyết định giữ nguyên lãi suất chỉ đạo ở dưới mức 2.25%/năm trong suốt 2 năm 2003 và 2004. Đến tháng 6 năm 2005 mới tăng lên 3%/năm và tháng 6 năm 2006 là 5.25%.

Hà Đức Thủy – K17-TCDN 28

Hình 1.1 Lãi suất Cục dự trữ Liên bang Mỹ giai đoạn 5/2000 – 6/2006

Nguồn: www.saga.com

Khi thực thi chính sách này, những người đứng ở những vị trí cao nhất của nước Mỹ mong đạt được mục tiêu kép:

Thứ nhất, kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nước.

Thứ hai, làm giảm giá trị của đồng Dollar so với các đồng ngoại tệ mạnh khác, nhằm kích thích xuất khẩu, cho phép giảm thâm hụt ngoại thương và kiềm chế nợ nước ngoài.Về dài hạn, sự kích thích đầu tư đầu tư, đẩy mạnh tiến bộ công nghệ và tăng năng suất lao động sẽ làm tăng khả năng quốc tế và sức mạnh của đồng Dollar Mỹ, mở ra một sự thịnh vượng dài hạn của đất nước và người dân Mỹ.

Song họ đã không lường trước hai hệ quả của chính sách duy trì lãi suất thấp trong một thời gian khá dài: Sự phát triển mạnh mẽ của hình thức cho vay dưới chuẩn và sự bùng nổ của thị trường bất động sản Mỹ - những nhân tố quan trọng gây nên cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Bùng nố cho vay dưới chuẩn.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2004, G.W.Bush đưa ra khẩu hiệu “một xã hội sở hữu” nhằm tranh thủ tình cảm của người dân Mỹ vốn thích sở hữu nhà hơn thuê nhà. Và sau khi được bầu làm tổng thống, G.W.Bush bắt đầu khởi động chương trình, đặt mục tiêu gia tăng chủ sở hữu nhà mới phải đạt ít nhất là 5.5

Hà Đức Thủy – K17-TCDN 29

triệu người vào năm 2010. Với chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách “nhà cho người có thu nhập thấp” của chính quyền G.W.Bush, tín dụng bất động sản tăng trưởng mạnh trong đó có tín dụng dưới chuẩn.

Thuật ngữ “dưới tiêu chuẩn” ở đây liên quan đến vị thế tín dụng của người vay. Theo cẩm nang hướng dẫn của Bộ Tài chính Mỹ năm 2001: “Những người đi vay dưới chuẩn thường có quá khứ tín dụng yếu kém như thường có khoản thanh toán quá hạn và có thể có những vấn đề nghiêm trọng như phải ra tòa, phá sản. Họ cũng có thể có khả năng thanh toán thấp xét trên những chỉ số như điểm tín dụng, tỷ lệ nợ trên thu nhập, hoặc một số tiêu chí khác…”. Không có một tài liệu chính thức nào quy định cụ thể về người đi vay dưới tiêu chuẩn nhưng ở Mỹ hầu hết những người đi vay có điểm tín dụng thấp hơn 620, chiếm gần 25% dân số Mỹ. Do uy tính của người vay thấp và tình hình tài chính không cao nên nhìn chung, các khoản vay dưới tiêu chuẩn có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Và điều này lại càng làm tăng thêm khó khăn tài chính cho người vay, đặc biệt khi lãi suất thị trường gia tăng.

Lợi nhuận cao kết hợp với lòng tham đã dẫn đến lạm dụng việc cho vay dưới chuẩn. Các thủ tục thẩm định được thực hiện bởi các đại lý cho vay diễn ra hết sức lỏng lẻo và việc tiếp cận vốn tín dụng mua nhà trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết. Những người có thu nhập thấp, đặc biệt là dân định cư lần đầu tiên cũng có cơ hội mua nhà.Trước đây, muốn vay nợ ngân hàng để trả góp mua nhà thì người đi vay phải trả trước ít nhất 10 - 20% giá trị căn nhà đồng thời họ phải chứng tỏ là mình có đủ khả năng tài chính để trả nợ đều đặn trong suốt thời gian vay. Số tiền trả góp hàng tháng không vượt quá mức an toàn là một phần ba mức thu nhập trước khi tính thuế. Phần còn lại - tối đa 80 -90% trị giá căn nhà sẽ được ngân hàng cho vay.Tuy nhiên, để khuyến khích nhiều người mua nhà từ vay thế chấp, các công ty cho vay thế chấp đã tung ra những sản phẩm vay trả góp mới đầy hấp dẫn mà thông dụng nhất là khoản vay thế chấp với lãi suất điều chỉnh ARM (Adjustable Rate Mortage). Mức lãi suất này trong vài năm đầu rất thấp chỉ khoảng 2% nhưng sau đó sẽ được điều chỉnh lại với lãi suất cao hơn. Với giá nhà đất liên tục tăng và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nhiều công ty sẵn sàng cho vay không cần tiền đặt cọc, không đòi hỏi người vay phải chứng tỏ khả năng trả nợ và không hề

Hà Đức Thủy – K17-TCDN 30

quan tâm đến điểm tín dụng. Cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn vì thế lan nhanh ra toàn nước Mỹ.

Nếu như cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn mới bắt đầu hình thành từ những năm đầu 90 và phát triển rất chậm thì trong 5 năm gần đây con số này gia tăng một cách kỷ lục. Năm 2002, doanh số cho vay dưới chuẩn cung cấp cho thị trường khoảng 200 tỷ USD, năm 2003 là 320 tỷ USD, năm 2004 là 550 tỷ, năm 2005 - 2006 con số này đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm thị phần đáng kể trong toàn bộ doanh số cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ.

Hình 1.2 Dư nợ cho vay dưới chuẩn ở Mỹ ( 1994 – 2006) ( đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: http://www.sinhviennganhang.com.

Nguồn vốn dồi dào.

Trước đây, ở Mỹ, nguồn vốn cho vay mua bất động sản chủ yếu do ngân hàng cung cấp, vì vậy lượng tiền cho vay có giới hạn tùy thuộc vào lượng tiền gửi của người dân và những hạn chế về tỷ lệ cho vay cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc của chính phủ đối với ngân hàng.

Nhằm tạo điều kiện cho dân nghèo và nhóm dân da màu được vay tiền mua nhà dễ dàng hơn Chính phủ Mỹ đã tìm cách tạo thêm các nguồn tài trợ khác. Năm 1980, đạo luật Giao dịch thế chấp tương đương (Alternative Mortage Transaction Parity Act) được ban hành, nới rộng những quy định cho vay và khuyến khích thành

Hà Đức Thủy – K17-TCDN 31

lập những kênh tài trợ khác. Nhiều công ty cho vay thế chấp đã ra đời và không bị ràng buộc bởi những luật lệ ngân hàng. Ngay cả những ngân hàng cũng thành lập hoặc liên kết với những công ty cho vay thế chấp làm bùng nổ các kênh cung cấp vốn cho thị trường bất động sản.

Đồng thời, để hổ trợ cho vay tao lập nhà cửa, Chính phủ Mỹ còn lập thêm hiệp hội quốc gia tài trợ bất động sản ( Federal National Mortage Association – gọi tắt là Fannie Mae) và tập đoàn cho vay thế chấp quốc gia ( Federal Home Loan Mortage Corporation – gọi tắt là Freddie Mac ). Hoạt động của Fannie Mae và Freddie Mac là mua lại những món nợ vay thế chấp bằng bất động sản, đặc biệt là các khoản vay thế chấp dưới chuẩn (Subprime mortages). Các khoản cho vay dưới chuẩn, sau đó, được định giá, đóng gói, chứng khoán hóa thành MBS (Mortage Backed Securities – Chứng khoán bảo đảm bằng bất động sản thế chấp), và cuối cùng đem bán chúng cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Chứng khoán hóa là một công cụ tài chính hiện đại khá tinh vi, có lịch sử phát triển từ năm 1977 tại Mỹ song chỉ thật sự phát triển mạnh từ thập niên 90.Về bản chất, chứng khoán hóa là một quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản sẵn có trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán nợ. Nói một cách khác, chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính có sẵn. Do đó, các nhà đầu tư mua chứng khoán nợ chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hóa.

Như vậy với nghiệp vụ chứng khoán hóa, người cho vay không nhất thiết phải nắm giữ rủi ro tín dụng mà có thể chuyển sang cho người khác. Chính điều này là cơ sở khiến các NHTM đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của khách hàng

Nếu như trước đây các NHTM với nguồn vốn hữu hạn của mình từ tiền gửi của khách hàng dùng để cho vay thế chấp mua nhà, thì giờ đây, với hoạt động chứng khoán hóa, nguồn vốn này dường như bất tận.Trong giai đoạn 2001 – 2007, sự bùng nổ của giá nhà cùng với sự cho vay dễ dãi của các ngân hàng, bong bóng

Hà Đức Thủy – K17-TCDN 32

mua nhà thế chấp phình to dạt mức 11.03 nghìn tỷ USD vào quý 3/2007, trong con số đó có đến 57% đã được chứng khoán hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 1.3 Chứng khoán hóa tài sản cho vay thế chấp ( 1975 – 2007)

Nguồn: http://www.cuna.com

Một phần của tài liệu Tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ (Trang 28)