Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” tại công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản XNK quốc việt (Trang 100)

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1.1Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty

Giải pháp 1: Về con người và tài sản.

Hiện nay, các công ty sản xuất thủy sản xuất khẩu trong và ngoài tỉnh mở ra rất nhiều, cán bộ quản lý lẫn công nhân chuyên về thủy sản có tay nghề, có kinh nghiệm

còn hạn chế. Để có lực lượng cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề chế biến thuỷ sản thì ít nhất cũng phải làm trong đơn vị thủy sản là 04 năm trở lên; do đó công ty cần có chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, thưởng, phúc lợi khác như: nhà ở tập thể cho công nhân viên, nhà trẻ, khám chữa bệnh nghề nghiệp … Sắp xếp, bố trí nhân sự

phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi người. Gắn bó các phòng, ban với bộ phận sản xuất nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ, liên kết lẫn nhau. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng như ngoại ngữ nhất là tiếng Anh, tiếng Nhật cho cán bộ quản lý vì đặc điểm của hàng thủy sản xuất khẩu: các bộ phận đều tiếp xúc với tiếng Anh, tiếng Nhật rất nhiều. Đối với tài sản cố định: công ty cần phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị; định kỳ nên bảo dưỡng, đại tu máy móc –thiết bị vì nếu để xảy ra sự cố thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất,xây dựng thêm kho đông lạnh, lượng tôm chế biến không kịp thời sẽ bị mất phẩm chất gây tổn thất cho công ty, vì tôm sú có giá trị rất cao so với các mặt hàng thủy sản khác. Nhà xưởng thiết kế, xây dựng phải đúng theo quy định để đảm bảo thực thi những quy trình sản xuất đồng bộ, không bị chồng chéo giữa các khâu sản xuất, phải đúng theo tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points).

Do đặc điểm công ty: đa số thanh toán bằng ngoại tệ cho nên cũng cần chú trọng đến các khoản vay ngoại tệ và vay chiết khấu từng thời điểm vì chênh lệch tỷ giá phát sinh rất lớn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Từng thời điểm, công ty cũng nên cân nhắc nên vay ngoại tệ hay vay bằng tiền đồng Việt Nam, nếu tính toán kỹ sẽ tiết kiệm cho công ty hàng trăm triệu đồng tiền lãi vay trên một năm.

Bên cạnh đó, công ty cũng nên tận dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính để nâng cao lợi nhuận thông qua việc nghiên cứu cấu trúc chi phí và cấu trúc vốn của công ty.

Giải pháp 2: Về chi phí sản xuất và chi phí quản lý.

Công ty cần xây dựng và quản lý các định mức chế biến các loại tôm: Tôm sú vỏ, tôm đông nguyên con, tôm thịt đông Block, tôm đông PD - IQF … thật cụ thể vì qua thực tế khảo sát em nhận thấy giá trị tôm nguyên liệu chiếm tỷ trọng đến 75,23% trong thành phẩm làm ra, cho nên có thể nói: định mức chế biến có ý nghĩa rất quyết định đến kết quả kinh doanh của công ty.

Bên cạnh đó: Các chi phí vật tư, bao bì, hóa chất … cũng đóng vai trò rất quan trọng cho nên việc xây dựng giá thành kế hoạch chế biến từng loại tôm sát với thực tế chi phí sản xuất sẽ giúp cho công ty quản lý được chi phí này, đồng thời giảm được những chi phí hao hụt, thiệt hại không đáng có trong quá trình sản xuất.

Về chi phí quản lý: Trong năm 2014, công ty có ban hành quy chế quản lý tài chính, điều này đã tạo ra hành lang quản lý chi phí tại công ty rất tốt. Tuy nhiên, là một đơn vị xuất khẩu thủy sản, có những khoản chi phí công ty phải bỏ ra rất lớn như: chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển (xe đông lạnh); cước vận chuyển bằng tàu biển, phí lưu kho … đối với các khoản phí này công ty có thể giảm được bằng cách: lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có uy tín, giá cả thấp làm ăn lâu dài.

Giải pháp 3: Tăng cường huy động nguồn nguyên liệu đầu vào

Từ các đại lý thu mua tôm, các doanh nghiệp kinh doanh tôm hoặc nếu cần: công ty nên tổ chức các trạm thu mua tại vùng nuôi tôm để thu hút nguồn hàng; đầu tư vùng nuôi tôm công nghiệp, đồng thời mua tôm chất lượng tốt, không lẫn hoặc bơm chích tạp chất vì vấn đề này hiện nay là tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm rất quan trọng đối với khách hàng, nếu tôm chế biến không đạt chất lượng hoặc nguồn hàng bị hạn chế, không ổn định thì khách hàng sẽ không đặt hàng lâu dài, sản lượng tiêu thụ sẽ giảm, từ đó dẫn đến doanh thu giảm.

Ngoài ra, công ty cũng nên tăng cường quan hệ với các siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trong nước, doanh nghiệp kinh doanh hàng thủy sản … để mở rộng mạng lưới tiêu thụ và tăng doanh thu.

Giải pháp 4: Về thị trường tiêu thụ.

- Khẳng định uy tín thương hiệu công ty thông qua việc sản xuất tôm sạch, đảm bảo chất lượng, quản lý chặt các quy trình chế biến tôm, không để tôm có dư lượng kháng sinh hoặc dịch bệnh … nhằm giữ vững và phát triển thị trường.

- Tăng cường mở rộng thị trường: hiện nay, thị trường các nước Đông Âu, Nga, Châu Mỹ … đang có xu hướng tiêu thụ hàng thủy sản rất mạnh, công ty nên tổ chức nghiên cứu xâm nhập vào những thị trường này. Mặt khác, công ty cũng nên giữvững

khách hàng truyền thống của công ty bằng các biện pháp: ổn định chất lượng hàng, giao hàng đúng kỳ hạn, giữ uy tín trong kinh doanh, tổ chức cho khách hàng tham quan công ty nhất là khâu sản xuất nâng cao uy tín…

- Đa dạng các hình thức thanh toán phù hợp với thông lệ quốc tế và tại nước nhập khẩu. Đa dạng hình thức kinh doanh thông qua mạng internet, các kỳ triển lãm, hội chợ thương mại …

- Đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ hải sản.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” tại công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản XNK quốc việt (Trang 100)