Xuất về đánh giá tác động chính sách sau ban hành

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách môi trường trong phát triển thủy điện ở tỉnh phú yên (Trang 79)

- Việc xác định, lựa chọn phƣơng pháp đánh giá đóng vai trò quan trọng. Đối với những chính sách đã đề ra mục tiêu cụ thể thì việc đánh giá việc thực hiện chính sách nên tiếp cận theo phƣơng pháp so sánh kết quả - mục tiêu. Đối với việc đánh giá tác động thì các phƣơng pháp trƣớc – sau, hoặc phƣơng pháp thực nghiệm/đối chứng sẽ phù hợp hơn.

- Việc huy động đƣợc sự ủng hộ và tham gia của các bên liên quan trong việc thu thập số liệu, thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động, đánh giá hiệu quả của một chính sách. Điều này đƣợc thể hiện ở sự vận động của đơn vị đánh giá, đồng thời phải xây dựng đƣợc kế hoạch thực hiện có tính hiệu quả và tính khả thi cao.

- Sau khi nghiên cứu đánh giá tác động tới môi trƣờng của một số chính sách và việc thực thi chính sách sau ban hành của các dự án thủy điện tại Phú Yên đã rút

ra đƣợc là hiện nay chƣa có một quy trình về hƣớng dẫn đánh giá PIR đƣợc hƣớng dẫn tại một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào. Thêm vào đó, việc đánh giá tác động nếu không theo quy trình sẽ không đánh giá hoàn toàn chính xác đƣợc các tác động và không có sự so sánh về tác động của các dự án với nhau với môi trƣờng nhƣ thế nào. Theo nghiên cứu này, có thể rút ra một quy trình PIR bao gồm 3 giai đoạn và 12 bƣớc thực hiện nhƣ sau:

a) Giai đoạn lập kế hoạch - Bƣớc 1: Xác định vấn đề:

Ngƣời đánh giá cần xác định đƣợc cụ thể các nội dung, đặc điểm, mục tiêu, các khía cạnh của chính sách mà mình định đánh giá. Vấn đề đặt ra ở đây là gì và những tác động nào, ví dụ kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tác động dƣơng tính, âm tính, ngoại biên… cần đƣợc đánh giá. Trong bƣớc này cũng cần làm rõ kết quả đánh giá sẽ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, ai sẽ là ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ kết quả đánh giá, việc đánh giá sẽ mang lại lợi ích gì trong việc xây dựng chính sách trong giai đoạn tới.

- Bƣớc 2: Lựa chọn phƣơng pháp/công cụ đánh giá

Sau khi đã xác định đƣợc mục đích, nội dung của việc đánh giá, cần phải lựa chọn phƣơng pháp/cách tiếp cận để đánh giá. Các phƣơng pháp tiếp cận có thể là: (i) đánh giá quá trình (sử dụng cả đánh giá định tính và định lƣợng để xem các quá trình chính sách đã đƣợc diễn ra); (ii) đánh giá thực nghiệm (sử dụng số liệu định tính để xác định xem việc thực thi chính sách đã thực sự mang lại những thay đổi/tác động gì); (iii) đánh giá kinh tế (tính toán chi phí kinh tế khi thực thi một chính sách)...

- Bƣớc 3: Lựa chọn chỉ số đánh giá

Sau khi lựa chọn phƣơng pháp, công cụ đánh giá thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để đo lƣờng các kết quả đạt đƣợc. Việc đo lƣờng phải đƣợc thể hiện qua các chỉ số/chỉ thị cụ thể. Những chỉ thị này phải thể hiện đƣợc nội dung, mục tiêu cũng nhƣ các tác động của chính sách. Ở nhiều văn bản chính sách, cũng nhƣ đối với các

chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, các chỉ thị này thƣờng đã đƣợc xác lập ngay từ khi xây dựng với mục đích sử dụng cho việc đánh giá kết quả sau này.

- Bƣớc 4: Lập kế hoạch chi tiết

Đây là bƣớc quan trọng nhằm chuẩn bị cho việc đánh giá. Cần phải xác định các nguồn lực cho hoạt động đánh giá, cụ thể là về kinh phí, thời gian, nguồn nhân lực. Kế hoạch phải vạch ra đƣợc chi tiết công việc cần phải đƣợc thực hiện nhƣ việc thu thập số liệu, tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá, soạn thảo báo cáo, tham vấn các bên liên quan v.v... Trách nhiệm thực hiện các hoạt động cũng cần đƣợc phân công rõ ràng nhƣ ai sẽ thực hiện việc đánh giá, do cơ quan xây dựng chính sách tự đánh giá hay do một cơ quan độc lập...

b) Giai đoạn thực hiện việc đánh giá - Bƣớc 5: Thu thập số liệu/thông tin

Để đánh giá đƣợc các kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ các tác động của chính sách, cần thiết phải thu thập các số liệu của các chỉ số/chỉ thị đã xác định. Kết quả đánh giá phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng của số liệu thu thập đƣợc, nếu số liệu chất lƣợng tốt, đầy đủ thì sẽ cho một đánh giá tốt. Số liệu có thể là hoàn toàn mới, song trong nhiều trƣờng hợp cũng bao gồm cả các số liệu quan trắc định kỳ. Các số liệu mới có thể thu thập đƣợc thông qua điều tra, khảo sát (survey), phỏng vấn sâu... của riêng của hoạt động đánh giá. Thông thƣờng khi đánh giá tác động chính sách, cần phải có số liệu trƣớc khi thực hiện chính sách (gọi là số liệu cơ sở - baseline), để từ đó có thể so sánh với kết quả đạt đƣợc sau khi thực hiện.

- Bƣớc 6: Thực hiện khảo sát thực tế/nghiên cứu điểm (case study)

Để hoạt động đánh giá đƣợc tốt và sát với thực tiễn, tổ chức đánh giá cần thực hiện hoạt động khảo sát thực tế (hoặc nghiên cứu điểm) tại một khu vực nhỏ, với một số lƣợng hạn chế các bên liên quan..., ví dụ nhƣ đối với một tỉnh/thành phố, một lƣu vực sông... Hoạt động này sẽ giúp cho ngƣời đánh giá có một cái nhìn thực tế về việc thực thi chính sách.

Sau khi đã có các số liệu và thông tin cần thiết về đầu vào, đầu ra (kết quả) và các tác động của chính sách, ngƣời đánh giá cần phân tích các số liệu này để chỉ ra kết quả của việc thực thi chính sách là đạt đƣợc hay chƣa đạt đƣợc, các tác động dƣơng tính, âm tính hay ngoại biên... Các phƣơng pháp sử dụng có thể là phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp ngoại suy, phƣơng pháp chuyên gia... nhằm đƣa ra những nhận định dựa trên bằng chứng (là các số liệu/thông tin thu thập đƣợc) về quá trình thực hiện chính sách.

Từ những nhận định/đánh giá này các khuyến nghị, đề xuất đƣợc rút ra nhằm bổ sung, điều chỉnh chính sách đang xem xét cho phù hợp.

- Bước 8: Đưa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách

Đƣa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách: Trƣớc hết, ngƣời đánh giá cần xác định đƣợc các nguyên nhân gây ra các tác động bao gồm: những bất cập từ chính sách và do việc thực thi chính sách. Từ những đánh giá về tác động và phân tích nguyên nhân, ngƣời đánh giá cần đƣa ra các đề xuất, kiến nghị hợp lý đối với chính sách và việc thực thi hay quản lý. Có thể kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa chính sách hoặc kiến nghị đối với việc tổ chức, thực hiện chính sách

- Bước 9: Nhận xét về kết quả đánh giá tác động

Nhận xét về kết quả đánh giá tác động: Nêu đƣợc tồn tại, hạn chế của kết quả đánh giá, cần đánh giá đƣợc mức độ tin cậy của số liệu và những thông tin chủ quan chƣa chắc chắn

- Bước 10: Tham vấn các bên liên quan về kết quả đánh giá

Tham vấn các bên liên quan về kết quả đánh giá: Sau khi hoàn thành việc đánh giá, cần xây dựng dự thảo báo cáo đồng thời lấy ý kiến các bên liên quan. Có nhiều hình thức tham vấn,có thể tổ chức hội thảo tham vấn các cơ quan quản lý các cấp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức cuộc họp lấy ý kiến chuyên gia. Thêm vào đó, cần thiết phải tham vấn ý kiến cộng đồng

c) Giai đoạn sử dụng kết quả đánh giá

Sau khi báo cáo đánh giá đƣợc hoàn thiện, cần đƣợc công bố, thông tin đến các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên phần lớn các nhà quản lý thƣờng có ít thời gian để đọc và nghiên cứu những vấn đề có tính kỹ thuật sâu. Vì vậy, việc công bố thông tin cần đƣợc hết sức lƣu ý để cân bằng giữa việc lựa chọn những vấn đề/kết quả chính song cũng phải đảm bảo tính kỹ thuật để có độ tin cậy cao.

- Bƣớc 12: Sử dụng kết quả đánh giá

Kết quả của một PIR là nhằm phục vụ cho việc xây dựng hoặc sửa đổi một chính sách mới. Vì vậy, kết quả đánh giá cần đƣợc trực tiếp trao cho cơ quan hoạch định chính sách. Trong nhiều trƣờng hợp, cơ quan này cũng chính là đơn vị tổ chức thực hiện (tự mình hoặc thông qua một đơn vị khác) hoạt động đánh giá tác động chính sách.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách môi trường trong phát triển thủy điện ở tỉnh phú yên (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)