Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách môi trường trong phát triển thủy điện ở tỉnh phú yên (Trang 33)

1.4.1.1. Vị trí địa lý:

Phú Yên là tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý 12o42’36’’ đến 13o

41’28’’ vĩ độ Bắc và từ 108o40’00’’ đến 109o27’47’’ kinh độ Đông có vị trí tiếp giáp nhƣ sau:

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định; Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa;

Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc; Phía Đông giáp biển Đông.

1.4.1.2. Đặc điểm địa hình:

Địa hình Phú Yên đa dạng và phân cách mạnh, từ Tây sang Đông có thể gặp các dạng chủ yếu nhƣ:

- Địa hình núi cao tạo thành vòng cung Đèo Cả, sƣờn Cao Nguyên Gia Lai – Đắc Lắc và đèo Cù Mông. Độ cao trung bình giữa các núi là 1500m – 1600m. Địa hình trung du phân bố chủ yếu dọc quốc lộ 1 và rải rác dọc bờ biển với độ cao trung bình 150m - 300m, địa hình trung du thƣờng bị phân cách mạnh, nhƣng đôi chỗ còn sót các bề mặt cao nguyên bazan cổ nhƣ Sơn Hòa, Sơn Thành, Sông Hinh. Trên các cao nguyên đất đỏ này còn sót nhiều nón núi lửa.

- Địa hình đồng bằng ven biển phân bố ở vùng cửa sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ và sông Cái. Đây là các dải đồng bằng hẹp tổng diện tích chừng 6.000ha có nguồn gốc sông – biển hỗn hợp.

- Tiếp giáp với đồng bằng là những gò đồi, những cồn cát, đụn cát ở ven biển. Giữa hai vùng này có những đầm phá, những vùng đất trũng. Bờ biển dài khúc khuỷu, có nhiều dải núi chạy sát ra biển, tạo thành các eo vịnh, đầm phá. Dọc bờ biển có các cửa sông, lạch nhƣ các cửa: đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, Tiên Châu (của sông Kỳ Lộ), Tân Quy (đầm Ô Loan), Đà Diễn (cửa sông Đà Rằng), Đà Nông (cửa sông Bàn Thạch) và cửa vịnh Vũng Rô. Hai vịnh Vũng Rô và Xuân Đài là vùng nƣớc rộng, sâu và kín gió, thích hợp cho các loại tàu, thuyền lớn hơn 1000 tấn neo đậu, trú ẩn khi có gió bão.

Tóm lại, địa hình trong tỉnh Phú Yên thấp dần từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phần còn lại là đồng bằng ven biển với tổng diện tích khoảng 816 km2, trong đó đồng bằng Tuy Hòa chiếm 500 km2.

Địa hình phức tạp, đa dạng và chia cắt mạnh ở vùng đồi núi là nhân tố chủ yếu gây nên sự biến đổi trong không gian của các yếu tố khí tƣợng thủy văn khá phức tạp; phần lớn sông suối có hƣớng chảy từ Tây Bắc-Đông Nam hay từ Tây sang Đông hay từ vùng đồi núi cao chảy ra biển.

Phú Yên là tỉnh khá giàu về nƣớc mặt do có hệ thống sông, suối rất phát triển và phân bố khá đều trong phạm vi toàn tỉnh. Sông ở Phú Yên đều phát nguồn từ dãy núi Trƣờng Sơn ở phía Tây, Cù Mông ở phía Bắc và Đèo Cả ở phía Nam. Hƣớng chính của các con sông là Tây Bắc - Đông Nam hoặc gần Tây Đông, nhƣng lƣợng nƣớc chủ yếu tập trung ở các sông nhƣ: sông Ba, sông Bàn Thạch, Kỳ Lộ, sông Cầu. Các sông này là nơi thu nƣớc của hầu hết các suối chảy trong vùng. Tổng lƣợng nƣớc các sông, suối chảy qua Phú Yên là 11,8 tỉ m3, riêng sông Ba là 9,7tỉ m3, chiếm 82,2%. Song đáng lƣu ý là lƣợng nƣớc trong các sông, suối phân bố không đều trong năm, có đến 70¸80% lƣợng nƣớc tập trung vào mùa mƣa lũ, còn trong các tháng mùa khô, lƣợng nƣớc trong các sông, suối giảm thấp, chỉ chiếm 20¸30% cả năm. Do các sông ở Phú Yên đều ngắn và dốc nên khi lƣợng mƣa lớn khả năng thoát nƣớc chậm, rất dễ gây nên lụt ở vùng hạ lƣu và lũ quét ở vùng thƣợng lƣu. Lƣu lƣợng nƣớc sông trong mùa mƣa và mùa khô chênh lệch nhau rất lớn.

Nƣớc sông ở Phú Yên thuộc loại nƣớc trong, có độ đục bùn cát từ 31,0-51,0 mg/l. Riêng sông Ba thuộc loại nƣớc hơi đục, có độ đục bùn cát là 245 mg/l. Độ pH thay đổi từ 6,5-7,5, độ tổng khoáng hóa trung bình dƣới 100 mg/l, độ cứng toàn phân 1,5 mg/l, thuộc loại nƣớc rất mềm. Nƣớc trong các sông, suối ở Phú Yên có chất lƣợng khá tốt, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhƣ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp... Loại hình nƣớc chủ yếu là Biacbonat Natri hoặc Clorua Bicacbonat Natri Kali. Nguồn cung cấp nƣớc mặt chủ yếu là nƣớc mƣa và một phần là nƣớc ngầm..

Cũng nhƣ sông, suối ở Phú Yên có khắp tỉnh, mật độ tƣơng đối dày, đặc biệt là các huyện miền núi và vùng núi của những huyện miền núi và vùng núi của những huyện đồng bằng. Phú Yên là tỉnh có tiềm năng nƣớc khoáng, đã phát hiện các nguồn nƣớc khoáng tại: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Sơn Thành và Mỹ Thành. Các nguồn nƣớc khoáng nóng ở Phú Yên đều có độ khoáng hóa thấp từ 0,3-0,7g/l, hàm lƣợng HCO3, chiếm ƣu thế. Riêng nguồn nƣớc Phú Sen có hàm lƣợng Flo tƣơng đối cao, hàm lƣợng HCO3-

khác, hàm lƣợng các chất độc hại không lớn. Một số nguồn nƣớc nhƣ Phú Sen, Trà Ô, Sơn Thành có hàm lƣợng Silic hơi cao, dao động từ 71,4-102,2 mg/l. Hầu hết các nguồn nƣớc khoáng nóng trong tỉnh đều có hàm lƣợng Flo khá cao, dao động từ 3,5-16,3 mg/l. Do đó cần chú ý xử lý khi sử dụng vào mục đích giải khát và ăn uống. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất nhƣ Diatomit (90 triệu m3), đá hoa cƣơng nhiều màu (54 triệu m3), vàng sa khoáng (300 nghìn tấn) (số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thƣơng mại du lịch Phú Yên).

Hình 4. Một đoạn sông Ba - Tuy Hòa – Phú Yên

(Nguồn: www.baophuyen.com)

1.4.1.4. Đặc trưng khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hƣởng của khí hậu đại dƣơng. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8.

Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm 26,5 °C ở vùng đồng bằng ven biển, khoảng 22,5 oC ở vùng núi cao. Nhiệt độ không khí trung bình tháng dao động không nhiều: (23,3 – 29,3)oC tại trạm Tuy Hòa, (22,1 – 28,8)oC tại trạm Sơn Hòa; các tháng 5 tháng 8 đều có nhiệt độ trung bình tháng 28 – 29,5oC, thấp nhất vào tháng 1(22 – 23)oC, lƣợng mƣa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm.

Độ ẩm tƣơng đối của không khí trung bình năm khoảng 80 – 82% ở vùng đồng bằng ven biển 83 – 85% ở vùng đồi núi thấp và trên 85% ở vùng núi cao. Các

tháng mùa mƣa đều có độ ẩm tƣơng đối cao, đạt tới 80 – 90%, còn độ ẩm không khí trong các tháng mùa khô tƣơng đối thấp, nhất là vào các tháng 6, tháng 8.

Tốc độ gió trung bình năm khoảng 2 – 2,5 m/s ở vùng đồng bằng ven biển, 1,5 – 2 m/s ở vùng đồi núi. Tốc độ gió trung bình tháng cao nhất vào các tháng có gió Tây khô nóng (tháng 6, tháng 8), riêng ở trạm Tuy Hòa do chịu ảnh hƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới nên tốc độ gió trung bình tháng 11 và tháng 12 đạt tới 3,1 m/s. Tốc độ gió trung bình tháng thấp nhất khoảng 1 m/s vào tháng 10 ở trạm Sơn Hòa và 1,7 m/s vào tháng 9, tháng 10 tại trạm Tuy Hòa.

Hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Tây Bắc vào các tháng 1,2,3 và tháng 11, 12, hƣớng gió Đông Bắc vào các tháng 4, 6 và hƣớng Tây vào các tháng 7, 9.

Chế độ lũ ở Phú Yên khá đặc biệt. Đặc điểm thủy văn mùa lũ sinh ra do mƣa bao trùm lên một diện rộng. Trừ mùa lũ chính (từ tháng 9 đến tháng 12) còn có lũ sớm (vào tháng 8), lũ muộn (vào tháng 1), lũ tiểu mãn (vào tháng 5, 6, 7), có khi xuất hiện dị thƣờng vào các tháng không có lũ. Lũ lớn thƣờng xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11, trong đó nhiều nhất là tháng 11. Do địa hình lƣu vực dốc lớn, cƣờng độ mƣa rào cao, nên tốc độ tập trung nƣớc nhanh, làm cho mực nƣớc trên các triền sông trong thời gian mùa lũ lên xuống đột ngột, lũ thƣờng có đỉnh nhọn. Nhƣ trận lũ lịch sử xuất hiện vào tháng 10/1993 và 11/2009 gây thiệt hại rất lớn về ngƣời và của.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách môi trường trong phát triển thủy điện ở tỉnh phú yên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)