Chính sách khai thác tài nguyên cho phát triển thủy điện

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách môi trường trong phát triển thủy điện ở tỉnh phú yên (Trang 45)

Chính sách của Nhà nƣớc ta hiện nay là khuyến khích phát triển thủy điện, song phải bảo đảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, đa mục tiêu, công bằng giữa các bên liên quan, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT, bảo đảm dòng chảy tối thiểu của sông, bảo vệ các loài cá và hệ sinh thái thủy sinh. Chính sách này đã đƣợc thể chế hóa và đƣợc quy định cụ thể tại Luật Tài nguyên nƣớc 2012, Luật Điện lực, Luật sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lƣợng...., Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tài nguyên nƣớc, Chiến lƣợc năng lƣợng quốc gia...., và các văn bản dƣới luật khác. Cụ thể là:

- Luật điện lực 2004 quy định rõ về quy hoạch và đầu tƣ trong phát triển điện

và tiết kiệm năng lƣợng, trong đó khẳng định chính sách xúc tiến phát triển năng lƣợng tái tạo và xem xét bảo vệ môi trƣờng trong phát triển điện lực (Điều 4) và dành chính sách ƣu đãi về đầu tƣ, thuế, giá điện cho các dự án năng lƣợng tái tạo (Điều 13).

- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 hƣớng dẫn pháp lý cơ

bản cho phát triển ngành điện trong tƣơng lai. Trong đó, Điều 6 của luật có quy định chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch sử dụng năng lƣợng phải đảm bảo thúc đẩy sử dụng hiệu quả và hợp lý năng lƣợng, ƣu tiên phát triển năng lƣợng sạch và tăng tỷ lệ sử dụng năng lƣợng tái tạo.

- Nghị định số 23/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định rõ: "Cơ quan cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích

khác phải bảo đảm việc đầu tƣ trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác...".

- Luật Tài nguyên nước 2012: có các quy định cụ thể về bảo vệ tài nguyên

nƣớc; khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra; tài chính về tài nguyên nƣớc; trách nhiệm quản lý tài nguyên nƣớc…

Luật TNN 2012 yêu cầu các dự án thủy điện phải tuân theo quy hoạch lƣu vực sông (quản lý tài nguyên nƣớc) và các quy định bảo vệ môi trƣờng, đồng thời quản lý nƣớc trong thủy điện phải tuân thủ quy trình khai thác nguồn nƣớc do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều đó có nghĩa là trong trƣờng hợp đặc biệt sẽ dành ƣu tiên cho các mục đích khác (phòng chống bão lụt, cấp nƣớc cho nông nghiệp) chứ không phải cho phát điện. Luật Tài nguyên nƣớc 2012 hƣớng tới việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên này của đất nƣớc.

- Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trƣờng các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi đã quy định việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trƣờng các hồ chứa phải bảo đảm an toàn hồ chƣ́a, dòng chảy tối thiểu, không ảnh hƣởng đến các mục tiêu, nhiệm vụ của hồ chứa và đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nƣớc và phòng, chống tác hại do nƣớc gây ra trên lƣu vƣ̣c hồ chƣ́a và ha ̣ du hồ chứa.

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc quy định các dự án thủy điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho hộ gia đình thì không phải xin giấy phép, còn các dự án có mục đích thƣơng mại thì phải xin phép. Trong đó, thẩm quyền cấp phép là Bộ TNMT cấp đối với các dự án có công suất từ 2.000kw trở lên, còn ở quy mô thấp hơn thì do UBND cấp tỉnh cấp.

- Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (phê duyệt tại Quyết định 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007)

đã đề ra định hƣớng phát triển ngành điện là “Ƣu tiên xây dựng các nhà máy thủy điện một cách hợp lý, đồng thời phát triển các nhà máy nhiệt điện sử dụng than và khí thiên nhiên. Khuyến khích phát triển nguồn điện sử dụng năng lƣợng mới, tái tạo.

- Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến

năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII) phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ- TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011, đề ra mục tiêu ƣu tiên phát triển nguồn năng lƣợng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lƣợng tái tạo từ mức

3,5% năm 2010, lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và 6,0% vào năm 2030.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách môi trường trong phát triển thủy điện ở tỉnh phú yên (Trang 45)