Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách môi trường trong phát triển thủy điện ở tỉnh phú yên (Trang 37)

1.4.2.1. Tài nguyên nước - thuỷ văn:

Nằm ở hạ lƣu các con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh: sông Ba, sông Kỳ Lộ, Bàn Thạch, sông Cầu…cùng với hệ thống các suối: suối Cay, suối Đồng Sa, suối Đồng Dài, suối Bà Nam, suối Bà Bông, suối Bình Ninh…tạo nên nguồn nƣớc ngọt khá dồi dào11. Ngoài ra còn có trên 500 ha mặt nƣớc thuộc các đầm, vịnh, ao, hồ...tạo nên một vùng sinh thái ven biển đặc thù cho phát triển thuỷ sản. Phú Yên có

11 Với dân số ƣớc tính đến năm 2020 là 567,2 nghìn ngƣời và mỗi ngƣời 1 ngày dùng 100 lít nƣớc

thì cần 56,7 nghìn m3/ngày cho sinh hoạt và ăn uống. Rõ ràng khả năng nƣớc dƣới đất vùng ven biển Phú Yên đảm bảo đáp ứng yêu cầu trên.

một mạng sông suối phát triển khá dày đặc với mật độ từ 0,3 đến 1,3km/km2, trung bình là 0,5 km/km2

xấp xỉ mạng lƣới sông suối của cả nƣớc (0,5 đến 1,0 km/km2). Nhìn chung các sông, suối của Phú Yên bắt nguồn từ các dãy núi cao nhƣ dãy Trƣờng Sơn ở phía Tây, Cù Mông ở phía Bắc và Đèo Cả ở phía Nam. Hƣớng chảy chủ yếu của các sông, suối là Tây Bắc -Đông Nam hoặc gần Tây Đông nhƣng khi đến đồng bằng ven biển thì lại có xu hƣớng chảy hơi lệch về phía Bắc. Các sông, suối chảy trong địa phận Phú Yên đều có đặc điểm chung là ngắn và dốc, tốc độ dòng chảy lớn. Cả tỉnh có khoảng 50 con sông có chiều dài trên 10 km, trong đó phổ biến từ 10 đến 50 km.

- Sông Ba: Còn gọi là sông Eapa ở thƣợng lƣu và sông Đà Rằng ở hạ lƣu, đây là con sông lớn nhất miền Trung. Sông ba bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô (Kon Tum) chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam về An Khê, Cheo Reo đến thị trấn Củng Sơn đƣợc nhận thêm nƣớc của các phụ lƣu chính: sông Crông Hơnâng đổ vào bên phải sông Ba tại Đức Bình-Sơn Hoà. Ngoài ra còn có các sông nhánh nhỏ khác nhƣ: sông Cà Lúi, sông Tha bên phải sông Ba. Phần thƣợng nguồn sông chảy qua địa hình núi non hiểm trở, bị phân cắt mạnh, lòng sông hẹp, lắm thác gềnh, độ dốc dòng sông lớn 20%. Phần hạ lƣu đoạn gần cuối cùng sông chảy hƣớng gần Tây - Đông, từ Đồng Bò ra đến biển, sông chảy theo hƣớng hơi lệch về phía Bắc đổ ra cửa Đà Rằng. Đoạn sông Ba chảy qua địa phận tỉnh Phú Yên dài khoảng 90km. Diện tích lƣu vực 13.043km2, chiều dài 360km, phần qua Phú Yên dài khoảng 90km, đoạn chảy qua Tp Tuy Hoà dài khoảng 5 km, lƣợng dòng chảy trung bình năm khoảng 9,4 tỷ m3, lƣu lƣợng trung bình 280m3/s. Dòng chảy vào mùa mƣa lũ chiếm từ 69% - 73% tổng lƣợng dòng chảy cả năm. Tháng 10 và 11 thƣờng xuất hiện lũ ở hạ lƣu. Lòng sông khá rộng, độ dốc nhỏ chỉ khoảng 10

/00. Dọc theo hai bên bờ sông là các bãi bồi rộng lớn tạo thành cánh đồng phì nhiêu, trù phú thuận lợi phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao12

.

12

Thực tế, nhờ phù sa của sông Ba, Bình Ngọc và các xã của huyện Tây Hòa phát triển mạnh các vùng trồng rau sạch, các vùng chuyên canh cây lƣơng thực chất lƣợng

Hình 5. Sông Ba – Phú Yên

Nhìn chung, mạng sông suối ở Phú Yên khá phát triển, mật độ phân bố khá đều trong toàn tỉnh. Song có một đặc điểm cần phải lƣu ý đó là: Các sông, suối ở đây đều ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. Lƣu lƣợng nƣớc sông, suối phụ thuộc rất lớn vào mùa. Những tháng mùa mƣa, lƣợng nƣớc trong các sông, suối tăng lên rất mạnh, lƣu lƣợng nƣớc lớn, dòng chảy xiết rất dễ gây nên những trận lũ lụt ác liệt. Ngƣợc lại những tháng mùa khô lƣợng nƣớc lại giảm rất nhanh, rất nhiều đoạn sông, suối bị cạn kiệt và không có nƣớc chảy.

Nguồn nƣớc mặt: gồm nƣớc mƣa và nƣớc của hệ thống các sông suối, hồ đầm. Lƣợng nƣớc hàng năm tuy lớn nhƣng phân bố không đều trong năm. Mùa mƣa lƣợng nƣớc tập trung lớn thƣờng gây ra lũ lụt, ngập úng. Ngƣợc lại mùa khô lƣợng nƣớc mƣa ít, thiếu nƣớc, sông cạn, vùng ven biển nƣớc mặn theo các cửa sông xâm nhập gây mặn tràn, mặn ngấm ảnh hƣởng tới sản xuất và sinh hoạt của dân cƣ.

Nguồn nƣớc ngầm: Đến nay chƣa có kết quả điều tra, đánh giá toàn diện về

tài nguyên nƣớc ngầm, tuy nhiên qua một số tài liệu nghiên cứu chuyên ngành, kết hợp với khảo sát thực tế nhận thấy rằng tài nguyên nƣớc ngầm của vùng ở mức khá, song phân bố không đồng đều giữa các địa phƣơng.

1.4.2.2. Tài nguyên đất

Phú Yên có diện tích tự nhiên khoảng 5.060 km2

, nằm ở sƣờn Đông dãy Trƣờng Sơn, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt,

đƣờng biển và đƣờng hàng không. Địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi, sông, suối. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi hòn Dù (1.470m) ở huyện Đông Hòa, thấp nhất là vùng đồng bằng có núi Một, núi Sặc, núi Bà (132m) … Đất ở Phú Yên phân bố không đều trên 9 đơn vị hành chính, đồi núi chiếm 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

1.4.2.3. Tài nguyên rừng

Với trên 70% diện tích tự nhiên là đất đồi núi, rừng của Phú Yên trở thành một trong những nguồn tài nguyên rừng rất quan trọng. Hiện nay, thực vật rừng của tỉnh tồn tại ở 3 kiểu rừng chính:

- Rừng kín lá rộng thường xanh: Đây là kiểu rừng phổ biến ở Phú Yên với

diện tích chiếm khoảng 83% diện tích rừng tự nhiên.

- Rừng rụng lá (khộp): Kiểu rừng này chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 3% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh.

- Rừng trồng: Theo số liệu thống kê hiện có 25.868 ha rừng trồng và khoảng 8,4 triệu cây phân tán (tương đương 4.200 ha).

* Động vật rừng: Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ từ số liệu của các dự án

kết hợp với quan sát và điều tra bổ sung thực tế cho biết, hệ động vật rừng Phú Yên khá phong phú có 43 họ chim với 114 loài (trong đó có 7 loài quý hiếm). Thú có 20 họ với 51 loài (trong đó có 21 loài quý hiếm), Bò sát có 3 họ với 22 loài (trong đó

có 2 loài quý hiếm).

Tổng diện tích các hệ sinh thái rừng tự nhiên khoảng 126.061 ha (Sở NN&PTNT), với các kiểu hệ sinh thái tiêu biểu nhƣ: kiểu rừng nhiệt đới núi thấp, kiểu rừng mƣa ẩm nhiệt đới, rừng thƣa nhiệt đới núi thấp rụng lá và nửa rụng lá, rừng truông gai – cây bụi, kiểu thực vật trên cát. Trong đó, đáng chú ý các các khu vực có hệ sinh thái rừng đặc dụng tự nhiên vừa mang tính đại diện cho các hệ sinh thái rừng tự nhiên nhiệt đới nhƣ khu bảo tồn Kroong Trai (huyện Sơn Hòa).

Bảng 2: Diện tích các loại rừng ở tỉnh Phú Yên từ năm 2006 – 2009 Đơn vị: ha Năm Diện tích TN Diện tích rừng đặc rụng Diện tích rừng phòng hộ Diện tích rừng sản xuất Diện tích rừng trồng mới Độ che phủ rừng 2006 504.431 15.595 75.296 70.103 9.755 30 2007 504.431 16.072 71.974 73.319 8.719 30.3 2008 504.431 15.889 67.029 81.049 3.492 31.8 2009 506.057 15.943 66.790 81.220 33.8

(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên)

1.4.2.4. Tài nguyên biển

Bờ biểnPhú Yên dài 189 km, khúc khuỷu, có nhiều dải núi ăn lan ra biển hình thành các Vũng, vịnh, đầm phá. Cùng với các vùng bãi triều nƣớc lợ, cửa sông giàu dinh dƣỡng, tạo nên vùng nƣớc lợ ven biển với 3 vùng sinh thái đặc trƣng: Vùng cửa sông, vùng đầm phá và vùng vịnh với khoảng 21.000 ha là các bãi đẻ và sinh trƣởng tốt của các loài tôm cá con, là nguồn bổ sung trữ lƣợng hải sản vùng biển. Vùng nƣớc mặn lợ ven biển rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu.

Vùng biển khai thác có hiệu quả của Phú Yên rộng khoảng 6.900 km2. Vùng bãi triều có khả năng nuôi tôm xuất khẩu có diện tích trên 2.000 ha. Với địa thế đầm, vịnh tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dƣỡng và du lịch sinh thái. Hai vịnh Vũng Rô và Xuân Đài là những vùng nƣớc rộng, sâu, kín gió thích hợp cho các loại tàu thuyền lớn hơn 1.000 tấn ra vào trú đậu.

Đặc biệt, Phú Yên có các vùng biển nƣớc sâu và một số vịnh kín gió thích hợp cho việc phát triển cảng biển và hạ tầng dịch vụ nghề cá.

1.4.2.5.Tài nguyên khoáng sản

Kết quả các cuộc nghiên cứu, thăm dò địa chất cho thấy Phú Yên là tỉnh có nguồn khoáng sản phong phú với nhiều loại khác nhau:

- Diatomit: trữ lƣợng 90 triệu m3. - Đá granit: trữ lƣợng 54 triệu m3

- Vàng sa khoáng: Theo ƣớc tính của ngành địa chất tổng trữ lƣợng vàng ở Phú Yên khoảng 21.245 kg.

- Nhôm (Bauxít): Trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 4,8 triệu tấn. - Sắt: Trữ lƣợng khoảng 924 nghìn tấn.

- Fluorit: ƣớc tính trữ lƣợng khoảng 300.000 tấn.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách môi trường trong phát triển thủy điện ở tỉnh phú yên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)