a. Các bất cập liên quan đến đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trƣờng của dự án đầu tƣ cụ thể để đƣa ra các biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó.
Theo Điều 19, Luật bảo vệ Môi trƣờng 2005 quy định về Lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng nhƣ sau:
1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng phải đƣợc lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
3. Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tƣ vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng.
4. Trƣờng hợp thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trƣờng hợp cần thiết phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng bổ sung.
5. Tổ chức dịch vụ tƣ vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết.
Trƣớc khi đƣợc cấp phép xây dựng nhà máy thủy điện, theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2005 thì các nhà máy phải đƣợc đánh giá tác động môi trƣờng. Phải xem xét và đƣa ra đƣợc các phƣơng án bảo vệ môi trƣờng nhằm không gây ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên cũng nhƣ chất lƣợng môi trƣờng trong vùng, phải đảm bảo đƣợc sự phục hồi của tài nguyên sau khai thác. Tuy nhiên, do việc đánh giá tác động môi trƣờng còn hời hợt và mang tính hình thức, do đó chất lƣợng các báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng thƣờng không đạt yêu cầu.
- Việc xác định các chỉ số/chỉ thị phù hợp vừa bảo đảm đặc trƣng cho các tác động của chính sách, vừa có thể thu thập đƣợc những số liệu làm bằng chứng, phục vụ việc phân tích, đánh giá là rất quan trọng. Việc xây dựng các bảng hỏi, phiếu điều tra có chất lƣợng cao cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập các thông tin cần thiết.
- Thời điểm thực hiện ĐTM: Theo quy định của điều luật này thì ĐTM phải đƣợc thực hiện đồng thời với nghiên cứu khả thi của dự án. Nhƣng trên thực tế, các ĐTM cho các công trình thủy điện ở điểm nghiên cứu đều đƣợc thực hiện rất muộn và thậm chí sau khi đã khởi công xây dựng và mang tính thủ tục.
- Nội dung ĐTM: Quá trình khảo sát tại Phú Yên cho thấy tất cả các dự án thủy điện đƣợc phê duyệt đều có ĐTM đƣợc thông qua bởi hội đồng thẩm định. Tuy nhiên, chất lƣợng ĐTM và vấn đề giám sát và thực thi cũng là điều đáng quan tâm. Bên cạnh đó, các giải phát để giảm thiểu cũng đƣợc đƣa ra nhƣng hiếm khi đƣợc thực hiện trên thực tế.
Không những thế, tiêu chí đánh giá tác động và việc sử dụng các tiêu chí nhằm hạn chế mức độ tác động của thủy điện còn chung chung và chƣa cụ thể.
- Nguyên nhân dẫn đến ĐTM chất lƣợng kém
Theo quy định của luật bảo vệ môi trƣờng thì Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tƣ vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. Chính vì mối quan hệ giữa chủ đầu tƣ và bên tƣ vấn thực hiện ĐTM nhƣ vậy làm cho báo cáo ĐTM không khách quan và thƣờng cố gắng giảm nhẹ tác động tiêu cực
(PanNature, 2009). Do đó, sẽ rất khó có một kết quả đánh giá tác động tới môi trƣờng một cách chính xác và rõ ràng nếu cơ quan lập ĐTM không phải là một đơn vị độc lập.
Ngoài ra việc quy định về trách nhiệm của hội đồng thẩm định ĐTM cũng cần đƣợc chú ý. Về mặt thủ tục, bất cứ dự án thủy điện thuộc quy mô vừa và nhỏ cấp tỉnh phê duyệt đều phải có ĐTM. Vì vậy, để đƣợc phê duyệt, tất cả các nhà đầu tƣ và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đều phải chấp hành và cố gắng đáp ứng đầy đủ thủ tục này. Trong khi đó, Hội đồng thẩm định không phải ai cũng có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực thủy điện hoặc các tác động mang tính chuyên ngành (nhƣ đa dạng sinh học, sinh thái, loài,..).
b. Nghị định số 23/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
Theo quy định tại Nghị định này thì việc lấy diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác phải trả lại toàn bộ diện tích rừng đã lấy. Tuy nhiên, đến nay để xây dựng 3 nhà máy thủy điện sông Ba Hạ, thủy điện sông Hinh và thủy điện sông Krong Hnang thì đã mất hơn 1000 ha rừng nhƣng mới trồng thay thế hiện chỉ đạt gần 3,7% tổng diện tích rừng đã bị phá để làm thủy điện. Nguyên nhân chính là do việc quản lý lỏng lẻo của chính quyền trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣong, chƣa xử phạt đối với những trƣờng hợp vi phạm này nên chủ đầu tƣ vẫn mặc sức xây dựng và vận hành nhà máy nhằm thu lợi mà không quan tâm đến quy định trồng rừng đã đƣợc ký kết.
c. Không tuân thủ quy trình xả lũ
Quy trình xả lũ đã đƣợc quy định cụ thể, tuy nhiên các nhà máy ít khi tuân theo quy trình. Nguyên nhân chính là do lợi ích kinh tế, nhà máy phát điện vào thời điểm khi EVN trả giá điện cao nhất. Chính vì vậy việc xả lũ sai quy định, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến vùng hạ du thƣờng xuyên diễn ra. Nhiều xã do bị xả lũ ồ ạt đã bị ngập lụt, ảnh hƣởng lớn đến nông nghiệp, hoa màu và cuộc sống ngƣời dân.
Năm 2010, hồ thủy điện Sông Ba Hạ có 3 đợt xả lũ với lƣu lƣợng lớn từ 2.083m3/s đến 6.120m3/s. Trong đợt xả lũ đầu tháng 11-2010, đỉnh lũ trên các sông
Ba Hạ, Krông H’năng, sông Hinh... đã đạt đỉnh lũ thiết kế và xả lũ với lƣu lƣợng lớn nhất từ đầu vụ đến nay khiến nhiều khu vực hạ lƣu vùng ngập lũ bị chia cắt nặng nề. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện do không thông báo kịp thời cho UBND tỉnh để có kế hoạch di dân kịp thời. Hơn nữa, việc xả lũ với lƣu lƣợng lớn rơi vào thời điểm chiều tối, gây khó khăn cho công tác di dân và ứng phó với ngập lụt hạ du do thiếu sót chƣa kịp thời báo cáo UBND tỉnh nên gây khó khăn trong chỉ đạo, điều hành chung đối với công tác phòng chống lụt bão của tỉnh... Để khắc phục những tình trạng trên, UBND tỉnh Phú Yên đã đồng ý và cho thực hiện phƣơng án phòng chống lũ lụt vùng hạ du do xả lũ hồ chứa hoặc khi xảy ra sự cố đập thủy điện Sông Ba Hạ trong năm 2011.
Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt trong việc xả lũ là thời gian thông báo xả lũ. Việc thông tin, báo cáo vận hành hồ chứa phải thực hiện theo các phƣơng thức: Thông tin trực tiếp qua điện thoại, bằng fax, chuyển bản tin bằng mạng vi tính, đồng thời văn bản gốc sẽ đƣợc chuyển đến sau để theo dõi, đối chiếu và lƣu hồ sơ quản lý.
d. Không tuân thủ quy định về dòng chảy tối thiểu
Khi xây dựng nhà máy thủy điện đã phải có cam kết về tuân thủ theo quy định về dòng chảy tối thiểu. Tuy nhiên, do lợi ích về kinh tế nên các chủ nhà máy đã không tuân theo quy định này, thƣờng dòng chảy tối thiểu thực tế nhỏ hơn rất nhiều lần so với quy định. Chính việc không tuân thủ này đã dẫn đến việc suy giảm đa dạng sinh học, gây ra một số vấn đề cho nông nghiệp do vùng hạ du bị thiếu nƣớc về mùa khô và lũ lụt về mua mƣa. Do đó, ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống của ngƣời dân.
e. Vấn đề điều tiết lũ của hồ chứa thủy điện
Nghị định số 112/2008/NĐ-CP về quản lý , bảo vệ , khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trƣờng các hồ chứa thủy điện , thủy lợi đã nêu rõ : “Hệ thống hồ chƣ́a” là hệ thống bao gồm nhiều hồ chƣ́a trên mô ̣t dòng sông hoặc trên mô ̣t hê ̣ thống sông liên quan với nhau về mă ̣t khai thác , sử dụng tài nguyên nƣớc ; điều tiết dòng chảy sông; phòng, chống tác ha ̣i do nƣớc gây ra và bảo vê ̣ môi trƣờng trên lƣu
vƣ̣c sông. Tất cả các dự án thủy điện khi quy hoạch và trƣớc khi xây dựng đều có thêm mục tiêu là chống hạn vào mùa khô và hạn chế lũ lụt vào mùa mƣa. Tuy nhiên, quá trình giám sát thực hiện điều này đối với các dự án thủy điện còn nhiều vấn đề. Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ không đúng quy trình vận hành liên hồ chứa, không kịp thời báo cáo với UBND tỉnh Phú Yên khiến vùng hạ du ngập nặng, đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn.
Sự thiếu liên kết, hợp tác, qui hoạch khi xây dựng và trong vận hành đã dẫn tới những hậu quả khó lƣờng khi lũ quét lịch sử đã xảy ra khi xả lũ ở Thủy điện sông Ba Hạ rất nhiều thiệt hại về ngƣời và của trong năm qua có một phần nguyên nhân từ việc thiếu tính toán vận hành liên đập. Cũng chính sự thiếu qui hoạch, thiếu tính toán phối hợp khi xây dựng thiết kế nên khi gặp mƣa lũ lớn thì mạnh ai ngƣời đấy xả tất cả hậu quả ngƣời dân phải gánh chịu.
Thêm vào đó, các thủy điện này chƣa đƣa tình huống vỡ đập vào quy trình, quy chế phối hợp giữa các nhà máy thủy điện và với địa phƣơng, do đó việc phối hợp giữa nhà máy và địa phƣơng còn chƣa thống nhất, gặp nhiều bất cập gây khó khăn cho việc xử lý khi sự cố xảy ra.