Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách môi trường trong phát triển thủy điện ở tỉnh phú yên (Trang 53)

Bên cạnh những những ƣu điểm về phát điện, chống lũ, tƣới tiêu, giao thông thuỷ, .... thuỷ điện cũng tiềm ẩn các tác động xấu đến môi trƣờng và đời sống dân sinh. Đa số các thủy điện chỉ chú trọng đến phát điện mà ít quan tâm đến các lợi ích khác ở hạ du. Việc phát triển ồ ạt các thủy điện đã làm hủy hoại nghiêm trọng tài nguyên đất, rừng đầu nguồn, khoáng sản, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên nƣớc. Các khu rừng đầu nguồn, rừng bảo tồn và rừng đặc dụng hình thành hàng trăm năm có nguy cơ bị chặt phá không thƣơng tiếc; nhiều di tích văn hóa, lịch sử có nguy cơ bị biến mất và nhiều giá trị sinh thái, nhiều loài thú, loài cây cực kỳ quý hiếm (đôi khi là hiện hữu duy nhất của một vùng) có nguy cơ bị các công trình thủy điện đẩy đến chỗ mất tích và tuyệt chủng. Có quá nhiều thủy điện trên các lƣu vực sông khiến các dòng sông tự nhiên đều bị chặt nát, làm mất rừng đầu nguồn khiến đa dạng sinh học bị giảm và gia tăng lũ quét. Chính vì thế có nhiều trƣờng hợp gây lũ nhân tạo, gia tăng lũ do sự cố công trình, do vận hành.

Trong quá trình khảo sát thực tế, một số vấn đề về môi trƣờng tại các khu vực phát triển nhà máy thủy điện sông Ba Hạ, thủy điện sông Hinh và thủy điện sông Krong Hnang đƣợc thu thập dựa trên các chỉ số đƣợc thể hiện tại phụ lục 2.

3.1.2.1. Suy thoái và ô nhiễm nguồn nƣớc

Dƣới tác động của việc xây dựng các nhà máy thủy điện, nguồn nƣớc mặt ở Phú Yên đã bị tác động không nhỏ, cụ thể là nguồn nƣớc bị cạn kiệt va ô nhiễm.. Nguồn nƣớc bị cạn kiệt trong mùa cạn chủ yếu do chuyển mục đích sử dụng rừng sang làm thủy điện, đặc biệt là do bị ngập trong lòng hồ. Thêm vào đó, do việc di dân khi xây dựng các nhà máy thủy điện, đã ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân. Việc di dân do xây dựng thủy điện đã ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân, dẫn đến việc canh tác nông nghiệp và sử dụng nguồn nƣớc không hợp lí gây nên giảm đáng kể lƣợng dòng chảy mùa cạn ở hạ lƣu, thậm chí làm cho nhiều sông suối nhỏ khô cạn.

Thay đổi chế độ dòng chảy hạ lƣu và quản lý tài nguyên nƣớc

Việc xây dựng 3 nhà máy thủy điện sông Ba Hạ, sông Hinh và sông Krong Hnang đã làm cho dòng sông bị chặn lại, dòng chảy sau đập bị giảm mạnh so với dòng chảy của sông trƣớc khi xây đập. Các hồ thủy điện này đã giữ phần lớn nguồn nƣớc lũ với dòng phù sa tự nhiên lại để xả về hạ lƣu dòng chảy có chất lƣợng hoàn toàn thay đổi so với trƣớc.

Chính do dòng chảy mới, thay đổi lớn về chế độ, lƣu lƣợng, chất lƣợng đã biến sông Ba không còn là sông tự nhiên nữa, nghiêm trọng hơn là một số đoạn sông Ba đã không còn sự sống của các loài sinh vật thủy sinh. Việc không duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định đã tạo ra một môi trƣờng mới làm biến đổi các dòng chảy gây chia cắt giao thông khiến nhiều đoạn đƣờng bị băm nát, ảnh hƣởng không nhỏ đến giao thông và cuộc sống ngƣời dân.

Hình 6. Một đoạn sông sau đập tràn xả lũ trong dự án thủy điện sông Ba Hạ

Hình 7. Thủy điện Sông Ba Hạ làm thay đổi dòng chảy khiến đất sản xuất của người dân khu phố Đông Hòa, thị trấn Củng Sơn, H.Sơn Hòa, Phú Yên bị xói lở và sông

Về nguyên tắc, khi thiết kế xây dựng dự án thủy điện, thông thƣờng trong báo cáo ĐTM phải quy định dòng chảy tối thiểu cần phải duy trì, để bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về quản lý tài nguyên nƣớc, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái dòng sông. Tuy nhiên, do các dòng chảy tối thiểu trên các đoạn sông khi xây dựng các nhà máy thủy điện sông Ba Hạ, sông Hinh và sông Krong Hnang chƣa đƣợc nghiên cứu, xác định và chính thức công bố nên ngay cả dòng chảy tối thiểu trong báo cáo ĐTM, trong nhiều trƣờng hợp cũng thƣờng thấp hơn yêu cầu của thực tế.

Thậm chí khi dòng chảy tối thiểu theo ĐMC là đạt yêu cầu thì trên thực tế, việc thực hiện các điều khoản trong báo cáo ĐTM ở các dự án đầu tƣ không phải lúc nào cũng đƣợc thực hiện nghiêm túc. Thêm vào đó lý do gây ra tình trạng cạn kiệt nƣớc là do việc chuyển nƣớc từ sông này sang sông khác để tận dụng những lợi thế về mặt địa hình nhƣ độ dốc của lƣu vực, có lợi cho việc phát điện, hoặc với mục đích phân bổ nguồn nƣớc cho tƣới tiêu.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa làm thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên là do việc vận hành các quy trình xả lũ, quy trình vận hành liên hồ chứa của các hồ thủy điện không hợp lý. Hiện nay vẫn chƣa có quy trình vận hành liên hồ vào mùa kiệt ở hầu hết các lƣu vực sông. Đối với quy trình xả lũ, nếu thời gian và thời điểm xả lũ không hợp lý sẽ không tránh khỏi, gây thiệt hại nặng nề đến ngƣời và tài sản ở hạ lƣu sông Ba.

Suy thoái, ô nhiễm nguồn nƣớc sau đập

* Tình trạng thiếu nƣớc:

Xây dựng thủy điện tràn lan, thiếu đồng bộ đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng, làm cho nhiều con sông đang trong cơn khát nƣớc.

Với đặc điểm địa hình Phú Yên là dốc vì vậy mùa hạn thì rất thiếu nƣớc, nƣớc không đủ cho nông nghiệp, chống hạn. Do vậy khi xây dựng thủy điện sẽ có tác động đến địa bàn tỉnh, đặc biệt là ảnh hƣởng đến tài nguyên nƣớc. Hiện nay, tại Phú Yên nƣớc cho sản xuất công nghiệp chủ yếu lấy từ sông Ba và nƣớc sinh hoạt nếu không đủ thì phải khai thác nƣớc ngầm. Tuy nhiên hiện nay, sông Ba Hạ cũng

đang thiếu nƣớc trầm trọng, dẫn đến hàng chục ngàn ha lúa và hoa mầu đang bị chết cháy ở Phú Yên. Tại vùng hạ lƣu sông Ba đang bị khô hạn đột ngột khiến hàng chục ngàn ha lúa vụ Hè Thu có nguy cơ chết cháy cao. Ngoài ra, việc xả lũ nhiều khi không phối hợp tốt nên nƣớc thất thoát, có khi không xả đủ, xả cả mực nƣớc chết, chia sẻ nƣớc cho thủy lợi, thậm chí hỗ trợ đền bù 20-30 triệu trên bơm cho nông nghiệp. Vấn đề lớn nhất vẫn là điều tiết lũ điều tiết hỗ trợ nguồn nƣớc.

Thủy điện sông Ba Hạ thƣờng hoạt động vào tháng 2- 6 (7h sáng đến 11h đêm). Dòng chảy trung bình khoảng 20m3/s nhƣng thủy điện sông Ba Hạ do không đủ nƣớc buộc phải xả 40m3/s, thủy nông Đồng Cam 28 m3/s, còn lại cho môi trƣờng. Nhƣ vậy khi nào nhà máy thủy điện hoạt động thì mới đủ nƣớc, gây khó khăn cho các trạm bơm hạ lƣu.

Thực tế ở thời điểm hiện nay, mực nƣớc hồ thủy điện Sông Ba Hạ giảm xuống còn 101,2m với dung tích hữu ích còn lại trong hồ chỉ khoảng 7 triệu mét khối, trong khi lƣu lƣợng nƣớc bình quân về hồ cũng chỉ dao động ở 20-30 mét khối/giây. Đáng lƣu ý, do lƣu lƣợng nƣớc về hồ chỉ bằng 30-40% cùng kỳ nhiều năm trƣớc, nhà máy thủy điện hiện chỉ cho phát một tổ máy với công suất tối thiểu 66MW, lƣu lƣợng nƣớc qua tổ máy đạt 120 mét khối/giây trong thời gian tối thiểu 4-5 tiếng mỗi ngày.

Ngoài ra, do mực nƣớc trong hồ hiện chỉ cao hơn mức nƣớc chết hơn 20cm, nhà máy phải tính toán vận hành các tổ máy theo hƣớng vừa phát điện hiệu quả, vừa đảm bảo cấp đủ nƣớc cho khu vực hạ du. Nhằm tiết kiệm nƣớc, tránh lƣợng nƣớc thừa và tránh nguy cơ phải tiến hành xả cửa đập tràn nhằm chống hạn và xâm nhập mặn cho các khu vực phía sau nhà máy.

Từ khi có đập An Khê mức độ khô hạn khốc liệt hơn. Do vậy xây dựng thủy điện cũng gây ra không ít vấn đề. Do đó, để hạn chế tác động tiêu cực do đặc điểm địa hình bắt buộc mùa kiệt cũng phải có quy trình xả liên hồ. Theo kết quả khảo sát thực tế, ở dự án thủy điện An Khê – Kanak, dòng chảy thực tế sau đập An Khê chỉ vào khoảng 0,7 m3/s trong khi yêu cầu của Báo cáo ĐTM đƣợc phê duyệt là ít nhất phải đạt 4m3/s, và nếu đạt 4m3/s thì mức này cũng thấp hơn nhiều so với dòng chảy

trung bình năm (~27,8m3/s) và dòng chảy vào mùa kiệt (~ 10m3/s) của sông trƣớc khi xây dựng nhà máy thủy điện. Việc không bảo đảm dòng chảy đã “làm chết” đoạn sông Ba (khoảng 10km) chảy qua thị xã An Khê, gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, gây xâm thực mặn ở cửa sông lên đến 6-7km… đồng thời cũng gây thiếu nƣớc phục vụ tƣới tiêu, sinh hoạt cho tỉnh Phú Yên.

* Chất lƣợng nguồn nƣớc

Việc xây dựng nhà máy thủy điện cũng phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc. Đập ngăn nƣớc ở các nhà máy làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của con sông, cùng với việc không duy trì xả nƣớc và dòng chảy theo quy định, làm ảnh hƣởng đến dòng chảy môi trƣờng. Do đó, ngƣỡng sinh thái của con sông bị thay đổi, khả năng tự làm sạch của dòng sông cũng bị ảnh hƣởng, do đó lƣợng ô nhiễm do các nguồn nƣớc thải sinh hoạt, công nghiệp...ngày càng trở nên trầm trọng. Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trƣờng Phú Yên quan trắc đƣợc trên một số sông có kết quả nhƣ sau:

Hàm lƣợng BOD: Theo kết quả trung bình tại các điểm quan trắc trên sông Kỳ Lộ, sông Ba và sông Bàn Thạch từ năm 2005-2009 cho thấy hàm lƣợng BODcả 3 sông năm 2009 đều vƣợt mức Quy chuẩn cho phép (cột B1) từ 2,3 – 5,5 lần. Trong đó: Cầu sắt La Hai (năm 2009) vƣợt 4,5 lần; cầu Đà Rằng vƣợt 5 lần; sông Ba (đầu ra Nhà máy đƣờng Đồng Bò) vƣợt 4,8 lần). BOD 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2005 2006 2007 2008 2009 Sông Kỳ Lộ Sông Ba Sông Bàn T hạch QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1)

Hình 8. Biểu đồ giá trị BOD trung bình các điểm quan trắc trên sông qua các năm

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường Phú Yên)

+ Hàm lƣợng COD trung bình năm dao động từ 60-205mg/l, vƣợt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT-Chất lƣợng nƣớc mặt dùng cho mục đích tƣới tiêu thủy lợi từ 2-6,8 lần. Trong đó sông Đồng Bò vƣợt 2 lần; sông Ba (đầu ra Nhà máy đƣờng Sơn Hòa) vƣợt 4,7 lần; cầu sắt La Hai vƣợt 5,49 lần. Do đó, có thể kết luận chất lƣợng nƣớc mặt hiện tại trên các con sông của Tỉnh đang có dấu hiệu ô nhiễm các chất vô cơ và hữu cơ.

Hình 9. Biểu đồ giá trị trung bình các điểm quan trắc trên sông qua các năm (Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường Phú Yên)

Bảng 4. Chỉ số trung bình một số chỉ tiêu chất lượng môi trường nước mặt sau vượt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT

Vùng nƣớc mặt Chỉ tiêu phân tích BOD COD 1. Cầu sắt La Hai 68 164,7 2. Sông Ba 72,4 141,9 3. Cầu Bàn Thạch 37 140 4. Cầu Đà Rằng 76 153,7 QCVN 08:2008/BTNMT

- Dùng cho mục đích tƣới tiêu thủy lợi 15 30

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường Phú Yên)

COD 0 50 100 150 200 250 2005 2006 2007 2008 2009

Sông Kỳ Lộ Sông Ba Sông Bàn Thạch

QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1)

Từ Hình 11 và Hình 12 có thể thấy, việc tác động của xây dựng và phát triển thủy điện đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc tại tỉnh Phú Yên. Cụ thể rõ ràng là năm 2009 hàm lƣợng COD và BOD đã vƣợt QCVN 08:2008 từ 4-6 lần. Nguyên nhân là do việc xây đặp ngăn cản dòng nƣớc đã làm dòng chảy sau đập không còn là dòng chảy tự nhiên, cùng với việc không tuân thủ dòng chảy tối thiểu gây suy thoái nguồn nƣớc, dòng sông bị cạn kiệt do đó ảnh hƣởng đến khả năng tự làm sạch của con sông. Cùng với việc gây ô nhiễm, khả năng tự làm sạch bị hạn chế nên chất lƣợng nƣớc sông Ba đã suy giảm trông thấy, nhiều loại cá và các loài thủy sinh khác không thể tồn tại đƣợc và đã suy giảm khá nhiều.

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã gửi phiếu điều tra về thông tin chất lƣợng nƣớc ở đoạn sông sau đập của các dự án thủy điện ở tỉnh Phú Yên, song số liệu hầu nhƣ không thể thu thập đƣợc. Lý do là tại các đoạn sông sau đập thƣờng không có các trạm quan trắc chất lƣợng nƣớc, vì vậy không thể có đƣợc các số liệu định lƣợng cụ thể . Ngoài ra, cũng đã rà soát, xem xét các Báo cáo hiện trạng môi trƣờng của tỉnh và cả Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia 2010, song hầu hết các báo cáo đều không đề cập đến những tác động lên chất lƣợng môi trƣờng nƣớc do thủy điện gây ra.

Một tác động khác của thủy điện lên chất lƣợng nƣớc sông ở hạ du là tình trạng xâm thực mặn ở cửa sông do dòng chảy tối thiểu không đƣợc bảo đảm. Tại Phú Yên, nƣớc biển đã vào sâu khoảng 6-7km tính từ cửa sông Đà Rằng.

3.1.2.2. Mất đất và suy thoái môi trƣờng đất

- Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Phú Yên đã làm mất phần lớn diện tích đất, cụ thể là đất sản xuất và đất sinh hoạt của ngƣời dân.

Bảng 5. Diện tích đất bị thu hồi và số dân di dời khi xây dựng thủy điện tại Phú Yên

Chỉ tiêu Huyện sông Hinh Huyện Sơn Hòa

Diện tích đất bị ngập Đất ở Đất sản xuất 3,72 ha 1.296,522 ha 3,92 ha 1.149,049 ha

Diện tích đất bị thu hồi 1.085,94 ha 936,5 ha Diện tích thu hồi tạm thời

dung làm mặt bằng công trình 59,14 ha 197,76 ha Diện tích xây dựng các điểm tái định cƣ 55, 82 ha 10, 055 ha

Số hộ phải di dời 95 hộ/413 khẩu 98 hộ/498 khẩu

Hình 10. Số hộ phải di dân do xây dựng thủy điện

- Cơ cấu kinh tế của Phú Yên hiện nay chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Để phục vụ dự án thủy điện Sông Ba Hạ, 208 hộ dân với 991 nhân khẩu phải tái định cƣ, cùng với đó 1.200 ha đất sản xuất cũng bị ngập nƣớc. Việc di dân làm thay đổi rất lớn đến cuộc sống của ngƣời dân, do mất phần lớn diện tích đất canh tác, do đó đời sống nhân dân khá chật vật.. Bên canh đó, có nhiều trƣờng hợp, do một số lý do chủ quan cũng nhƣ khách quan, việc cấp đất sản xuất cho dân sau 8 năm kể từ ngày triển khai dự án thủy điện sông Ba Hạ chƣa thực hiện đƣợc, dẫn đến tình trạng phá rừng làm rẫy kéo dài. Theo thống kê chƣa đầy đủ, khoảng 3 năm gần đây, lƣ̣c lƣợng

0 500 1000 1500 2000 2500 TĐ Ba Hạ TĐ S.Hinh TĐ krong Hnang 208 412 486 991 2020 2061 Số hộ Số nhân khẩu

kiểm lâm đã phát hiê ̣n ít nhất hơn 360 vụ vi phạm , diê ̣n tích rƣ̀ng , đất rƣ̀ng bi ̣ phá gần 143ha để trồng sắn, mía..

- Việc xây dựng các công trình thủy điện phải đối mặt với một vấn đề rất lớn là di dân và tái định cƣ. Xây dựng thủy điện đã lấy đi đất ở của ngƣời dân sống xung quanh khu vực, nhằm lấy diện tích đất để xây dựng thủy điện và đảm bảo sự an toàn ở các khu vực lân cận công trình.

- Về công tác tái định canh định cƣ cho ngƣời dân bị ảnh hƣởng các dự án thủy điện vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Tại Phú Yên, mực nƣớc dâng bình thƣờng 105 m thì số diện tích thuộc phạm vi địa bàn có dân cƣ sinh sống và đất sản xuất bị ngập là khá lớn và một số buôn làng phải di dời. Trong đó với diện tích bị ảnh hƣởng trực tiếp là: Huyện Sông Hinh (Gồm các xã Ea Bá, Ea Lâm, thị trấn Hai Riêng, trong đó có hai buôn phải di dời là: Buôn Bầu - xã Ea bá và Buôn Suối Mây - thị trấn Hai Riêng) và Huyện Sơn Hòa (Có vùng ảnh hƣởng diện tích đất sản xuất

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách môi trường trong phát triển thủy điện ở tỉnh phú yên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)