Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành co liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh SHB Hà Nội. (Trang 72)

3.3.2.1Đối với Chính phủ

Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế, trong đó hệ thống chính sách của Chính phủ là công cụ quản lý và điều tiết hầu hết các mối quan hệ trong nền kinh tế. Do đó bất kỳ một sự thay đổi nào đều có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới các hoạt động kinh tế đang diễn ra.

Chính phủ cần có những Nghị định nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hơn nữa vai trò của mình. Bên cạnh đó cũng phải có những chỉ thị cụ thể đối với Bộ tài chính nhằm làm cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, tăng cường tính công khai trong hoạt động kế toán tài chính. Tất cả mọi nỗ lực của ngân hàng chỉ có thể có hiệu quả khi mà thông tin họ nhận được là trung thực. Nếu các báo cáo tài chính không minh bạch sẽ làm biến dạng, sai

lệch các chỉ tiêu kết quả. Do đó, Chính phủ cần ban hành quy chế bắt buộc và công khai kiểm toán của các DN, buộc các DN phải thuờ cỏc công ty kiểm toán độc lập kiểm tra lại các báo cáo tài chính hàng năm.

Chính phủ cũng cần dứt khoát sắp xếp lại các DN nhà nước, phát triển các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và thực sự cần thiết, tạo điều kiện cho đầu tư tín dụng có trọng điểm và mang lại hiệu quả cao. Cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao trách nhiệm, tính tự chủ và chất lượng quản lý của các DN nhà nước.

3.3.2.2 Đối với một số bộ ngành liên quan

• Bộ tài chính cần có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán thống nhất và tăng các biện pháp quản lý kinh doanh đối với doanh nghiệp theo đúng chức năng, quy mô hoạt động phù hợp với vốn điều lệ và năng lực.

• Bộ kế hoạch và đầu tư vần có biện pháp bắt buộc chủ đầu tư tuân thủ các quy định đã ban hành về lập luận chứng kinh tế, các chỉ tiêu đưa ra phải rõ rang, đầy đủ và được giải thích hợp lý, căn cứ tính toàn phải thỏa mãn yêu cầu là có thể kiểm tra được. Bộ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về kế hoạch đầu tư của nhà nước như: Dự báo chính xác về khả năng nguồn vốn trong kỳ kế hoạch, hướng dẫn đầu tư vào các chương trình, các dự án trọng điểm, các lĩnh vực then chốt, ưu tiên của nền kinh tế. Trong đó cần đẩy mạnh bám sát các mục tiêu ưu tiên của nền kinh tế, các lĩnh vực sản xuất đang được nhà nước khuyến khích và khả năng thực tế của Bộ, ngành địa phương.

• Hơn nữa, các Bộ, ngành địa phương cần hối hợp chặt chẽ hơn trong việc trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết và phát triển một mạng thông tin trong toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động đầu tư và công tác thẩm định.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và TĐ TCDA nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với công tác thẩm định dự án của NHTM, nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư của Ngân hàng thực sự đem lại lợi ích cho cả 2 bên. Về phía ngân hàng là an toàn, sinh lời và bảo toàn được nguồn vốn cho vay, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Về phía khách hàng vay vốn là dự án hoạt động hiệu quả, đem lại lợi nhuận, đảm bảo nhu cầu chi trả đúng hạn cho Ngân hàng. Muốn làm được điều đó, công tác thẩm định dự án nói chung và TĐ TCDA nói riêng phải đuợc thực hiện kỹ càng, cẩn thận, chính xác, khoa học theo đúng trình tự và lượng hóa được những rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án đầu tư.

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã từng bước ổn định và đang trên đường phát triển. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam và của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, cùng với guồng phát triển của toàn ngân hàng, chi nhánh SHB Hà Nội đã từng bước hoàn thiện và hiện đại hoá cơ sở vật chất, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành Ngân hàng. Xác định đúng đắn vai trò quan trọng của hoạt động thẩm định dự án đầu tư , ban lãnh đạo chi nhánh SHB Hà Nội đã chỉ đạo và cựng cỏc phũng ban tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại nhánh SHB Hà Nội ngày càng đạt hiệu quả cao.

Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với các số liệu thực tiễn công tác TĐ TCDA tại chi nhánh SHB Hà Nội, em đã hoàn thiện chuyên đề này. Trong bài viết, em đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản mình nêu ra:

Thứ nhất, khái quát chung nhất những vấn đề liên quan đến TĐ TCDA: Những khái niệm liên quan đến dự án; Nội dung công tác TĐ TCDA; Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TĐ TCDA; Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐ TCDA, …

Thứ hai, nhờ sự giúp đỡ của các anh chị phòng tín dụng – chi nhánh SHB Hà Nội, em đã thu thập được các số liệu để phân tích thực trạng chất lượng công tác TĐ TCDA tại chi nhánh, từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.

Thứ 3, trên cơ sở lý thuyết và hoạt động thực tiễn, em xin phép đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TĐ TCDA tại chi nhánh. Mong rằng những ý kiến của em sẽ đóng góp một phần nào đó trong quá trình cải thiện và phát triển công tác thẩm định, nhằm giúp chất lượng công tác TĐ TCDA của chi nhánh ngày một cao hơn.

Sau thời gian nghiên cứu và được viết chuyên đề : “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh SHB Hà Nội”, em nhận thấy rằng những kiến thức được biết và được viết quả thực rất hạn hẹp so với công nghệ thẩm định trên toàn thế giới. Mong rằng quá trình nghiên cứu chuyên đề là một bước đệm để em có thể tiến tới tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này. Em hy vọng rằng những giải pháp và kiến nghị được đề cập trong cuốn chuyên đề này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án của chi nhánh SHB Hà Nội.

Một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo - thạc sỹ Trần Tất Thành, cùng các anh chị trong phòng tín dụng – chi nhánh SHB Hà Nội đã tận tình giứp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Ngày 30/06/2009

Tổng tài sản 26.653.004.762 29.510.504.692 30.319.277.859

A. Tài sản lưu động và ĐT ngắn hạn 22,668,698,094 25,950,464,774 26,950,863,271

I. Vốn bằng tiền 773,869,732 91,292,651 1,093,192,149

1. Tiền mặt 761,710,784 82,957,423 655,271,798

2. Tiền gửi ngân hàng 12,158,948 8,335,228 437,920,351

III. Các khoản phải thu 550,365,492 412,541,527 907,671,520

1. Phải thu của khách hàng 550,365,492 412,541,527 907,671,520

IV. Hàng tồn kho 21,268,490,182 25,446,630,596 24,899,209,163 2. Nguyên vật liệu 10,273,537,633 11,458,845,548 10,286,665,787 3. Công cụ, dụng cụ 2,572,727 54,887,965 4. Chi phí SXKDDD 175,071,797 5. Thành phẩm tồn kho 10,627,916,965 13,627,916,965 13,904,464,171 6. Hàng hoá 175,845,653 176,524,000 294,775,360 7. Hàng gửi bán 188,617,204 183,344,083 183,344,083 V. TS ngắn hạn khác 75,972,688 - 50,790,439 5. Tài sản ngắn hạn khác 75,972,688 - 50,790,439 B. Tài sản cố định và ĐT dài hạn 3,984,306,668 3,560,039,918 3,368,414,588 I.TSCĐ 776,460,115 414,205,351 233,077,969 1. TSCĐ hữu hình 776,460,115 414,205,351 233,077,969 - Nguyên giá 3,576,099,275 3,576,099,275 3,576,099,275 - Khấu hao (*) 2,799,639,160 3,161,893,924 3,343,021,306

III. Các tài sản dài hạn khác 3,207,846,553 3,145,834,567 3,135,336,619

4. Tài sản dài hạn khác 3,207,846,553 3,145,834,567 3,135,336,619 Tổng Nguồn vốn 26.653.004.76 2 29,510,504,692 30.319.277.859 A. Nợ phải trả 796,759,347 964,487,082 1,082,009,599 I. Nợ ngắn hạn 796,759,347 964,487,082 1,082,009,599 3. Phải trả người bán 761,738,126 635,161,764 778,289,676 4. Thuế và các khoản phải nộp NS 28,609,396 129,325,318 131,178,104 9. Phải trả, phải nộp khác 6,411,825 200,000,000 172,541,819

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 25,856,245,415 28,546,017,610 29,237,268,260

I. Vốn và quĩ 25,856,245,415 28,546,017,610 29,237,268,260

1.Nguồn vốn kinh doanh 16,000,000,000 16,000,000,000 16,000,000,000 8. Lợi nhuận chưa phân phối 9,856,245,415 12,546,017,610 13,237,268,260

Bảng phụ 2: Báo cáo kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh của CÔNG TY TNHH TM ĐÁ QUÝ – NỮ TRANG THẦN CHÂU NGỌC VIỆT

(Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2007 2008 30/06/2009 Tổng doanh thu 18,005,124,058 25,458,472,105 4,215,827,469

Các khoản giảm trừ không tính thuế

71,894,12

3 120,456,742 29,854,721

Doanh thu thuần 17,933,229,93

5 25,338,015,363 4,185,972,748

Giá vốn hàng bán 13,764,201,72

7 20,366,777,684 3,318,894,180

Lợi tức gộp 4,169,028,208 4,971,237,679 867,078,568

Chi phí tài chính 997,932,249

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,069,366,58

9 2,284,845,884 569,609,937

Lợi tức thuần từ HĐKD 1,101,729,370 2,686,391,795 297,468,631

Lợi tức từ HĐ tài chính 1,154,35

9 6,235,486 34,251,895

Lợi tức bất thường (2,855,086) -

Tổng lợi tức trước thuế 1,102,883,729 2,689,772,195 331,720,526

Thuế lợi tức phải nộp 308,807,44

4 712,789,632 82,930,132

1. Giáo trình “Thẩm định tài chính dự ỏn” – Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương. Khoa Ngân Hàng- Tài chính, đại học Kinh tế quốc dân.

2. Giáo trình “Quản trị Ngân hàng thương mại” – Chủ biên: PGS.TS: Phan Thị Thu Hà. Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

3. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương. Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

4. Giáo trình “Phõn tớch Tài chính doanh nghiệp”. Chủ biên: GS.TS Ngô Thế Chi. Nhà xuất bản Tài chính.

5. Giáo trình “Lý thuyết tài chính tiền tệ” - Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Hữu Tài. Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

6. Lý thuyết và thực tiễn từ các báo điện tử:

Trang dịch vụ dữ liệu thông tin tài chính chuyờn sâu: www.cafeF.vn Website của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội: www.shb.com.vn

Diễn đàn trao đổi về các họat động của Ngân hàng: www.diendannganhang.com Và một số trang về kinh tế và tài chính khác.

7. Các tài liệu từ chi nhánh SHB Hà nội cung cấp:

Quyết định về việc thành lập chi nhánh SHB tại Hà Nội;Cỏc quy chế họat động tại chi nhánh, quy chế về cho vay khách hàng, quy chế về quản lý rủi ro, quản lý tài sản, …

Quy trình cho vay tại SHB.

Báo cáo tài chính của chi nhánh SHB Hà Nội trong 3 năm gần đây nhất: Năm 2007, năm 2008, năm 2009.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh SHB Hà Nội. (Trang 72)