nhánh SHB Hà Nội
Trước khi tiến hành thẩm định một dự án đầu tư, chi nhánh SHB Hà Nội thường tiến hành thẩm định tình hình tài chính của DN vay vốn. Nội dung thẩm định tình hình tài chính của DN bao gồm: Thẩm định quy mô, cơ cấu vốn và tài sản của DN, vốn chủ sở hữu trong tổng thể cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán; tình hình sản xuất kinh doanh của DN trong ít nhất 2 năm trở lại; phân tích các chỉ tiêu, đánh giá khả năng sinh lời, giải trình các khoản phải thu của doanh nghiệp; xem xét các danh mục hàng tồn kho, … Sau khi chi nhánh đã tiến hình thẩm định tình hình tài chính của DN, nếu thấy DN có tình hình tài chính lành mạnh và ổn định trờn thỡ trường, hoặc doanh nghiệp thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu do chi nhánh đề ra thì chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định dự án.
Sau đây là một số nội dung mà chi nhánh SHB Hà Nội áp dụng khi thẩm định về phương diện tài chính của một dự án:
2.2.2.1 Tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn
Sau khi đã xác minh lại nguồn thông tin mà khách hàng mang đến, chi nhánh sẽ căn cứ vào hồ sơ xin vay của khách hàng để xem xét tổng mức vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp. Chi nhánh tiến hành đánh giá tiến độ thực hiện dự án, từ đó xác định nhu cầu vốn cho từng giai đoạn. Việc tính nhu cầu vốn này làm cơ sở cho việc giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời giạn trả nợ của doanh nghiệp vay vốn đầu tư dự án. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định kiểm tra lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, và từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu, chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện đi kèm của từng loại nguồn vốn.
2.2.2.2 Doanh thu và chi phí của dự án
Để thẩm định doanh thu và chi phí của dự án, chi nhánh đã tiến hành thẩm định các nội dung sau:
* Thẩm định yếu tố đầu vào và chi phí của dự án: Trên cơ sở hồ sơ dự án và những đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, CBTĐ đánh giá nhu cầu về
nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất hằng năm, xem xét các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho DN là ai, nguyên liệu được mua trực tiếp hay thông qua trung gian, DN có nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệu hay chỉ một, những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu là gì, dự tính những biến động về giá mua, giá bán trong thời gian tới, dự tính tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu, và liệu DN sẽ có những rủi ro gì khi chẳng may nguyên liệu bị hư hỏng trước khi được chuyển giao cho DN để chế biến…Từ đó CBTĐ tiến hành xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp cho dự án.
* Thị trường đầu ra, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là những nhân tố giữ vao trò hết sức quan trọng trong quyết định đi đến sự thành bại của dự án. Vì vậy, CBTĐ cần xem xét, đánh giá kỹ và chính xác về phương diện này như: đánh giá về mặt thị trường, điểm mạnh cũng như điểm yếu của sản phẩm trên thị trường; khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; Cỏc kênh phân phối của DN: CBTĐ xem xét về việc DN có hệ thống phân phối riêng không hay là phụ thuộc vào các nhà buôn bán độc lập, DN có khả năng bán hàng riêng hay là sử dụng các đại lý…Từ đó, CBTĐ đưa ra phương án tiêu thụ sản phẩm để tính toán như: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế; doanh thu dự kiến hằng năm, …
2.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án
Dựa trên cơ sở tất cả những tính toán ở trên, CBTĐ tiến hành tính toán các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án (như NPV, IRR, ROA, ROE, …) và cỏc nhúm chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm, yêu cầu của từng dự án cụ thể, CBTĐ cần tính toán thờm cỏc chỉ tiêu khác như: Khả năng tái tạo ngoại tệ; khả năng đổi mới công nghệ của dự án; … Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên chỉ chính xác khi CBTĐ có được các yếu tố đầu vào chính xác. Ngoài ra thời gian hoạt động của dự án thường là trung và dài hạn nên sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của dự án, đặc biệt các loại rủi ro như: Rủi ro thị trường, rủi ro về thu nhập, rủi ro trong thanh toán, rủi ro cung cấp, rủi ro môi trường và xã hội, rủi ro về lạm phát, … Chính vì vậy mà trong quá trình tính toán và phân tích các chỉ tiêu này, CBTĐ tại chi nhánh
hợp lý, có thể dự đoán được khi các giả định có sự thay đổi, từ đó có thể đảm bảo cho chi nhánh tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp khi có những rủi ro này xảy ra.
2.2.2.4 Thời gian thẩm định
Theo điều 43 của quy chế chung về vấn đề cho vay đối với khách hàng của SHB thì trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin và hồ sơ tín dụng hợp lệ theo quy định của ngân hàng, phải quyết định cho vay hay không cho vay và thông báo cho khách hàng biết. Ngoài ra ngân hàng phải niêm yết công khai cho khách hàng biết về thời hạn thẩm định cho vay tối đa là 30 ngày. Trường hợp không cho vay, ngân hàng phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng, trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.
2.2.2.5 Xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn đầu tư
Trong nội dung này, chi nhánh tiến hành xác định nguồn trả nợ, thời gian trả nợ của khách hàng vay vốn dựa trên các thông số đã phân tích ở trên.
Nguồn trả nợ của doanh nghiệp vay được chi nhánh xem xét từ các nguồn chính sau đây:
* Nguồn từ dự án: Lợi nhuận sau thuế được giữ lại, khấu hao cơ bản.
* Nguồn hợp pháp khác ngoài dự án: từ các nguồn tích lũy của doanh nghiệp hay tổng công ty. Đây được coi là nguồn tài trợ phụ cho dự án, tuy nhiên trong một số trường hợp nó được coi là nguồn trả nợ chính đặc biệt khi dự án gặp rủi ro. Do đó, CBTĐ phải tính toán kỹ lưỡng và chính xác nguồn này và phải thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện của dự án cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo an toàn cho chi nhánh.