Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh SHB Hà Nội. (Trang 67)

Còn đối với những cán bộ làm công tác thẩm định, những nhận thức đúng đắn về chất lượng TĐ TCDA sẽ giúp họ ý thức được cao hơn trách nhiệm của mình đối với cụnng việc, từ đó họ sẽ làm vịờc có hiệu quả hơn, áp dụng và thực hiện đầy đủ hơn các quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn chung của ngân hàng để có được kết quả thẩm định cao nhất.

3.2.2 Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tácthẩm định thẩm định

Trong thời đại ngày nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh.

Cơ sở của quá trình thẩm định dự án đầu tư là thông tin. Thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Do đó, việc thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, khoa học là điều rất quan trọng để thực hiện cuộc TĐ TCDA một cách đúng đắn.

Do đó, chi nhánh SHB Hà Nội một mặt phải gia tăng nguồn cung cấp thông tin, mặt khác phải tìm cách xử lý thông tin một cách hữu hiệu.

3.2.2.1 Gia tăng nguồn cung cấp thông tin

Thông tin nhận được phải đa dạng hơn nữa. Chi nhánh SHB Hà Nội có thể thực hiện được điều này bằng việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp đầy đủ các tài liệu liên quan đến dự án thẩm định, các cán bộ thẩm định phải phỏng vấn trực tiếp người đại diện giao dịch của doanh nghiệp để chất vấn các thông tin chưa chuẩn xác, làm sang tỏ hơn một số vấn đề như trình độ chuyên môn, quản lý. Những vấn đề mà cán bộ thẩm định cần quan tâm khi thu thập thông tin của doanh nghiệp: kiểm tra khách hàng của doanh nghiệp để xem sản phẩm của doanh nghiệp có đáng tin cậy hay không? Có đảm bảo được sự phát triển trong tương lai hay không? phương thức thanh toán mà

doanh nghiệp. Ngoài ra phải điều tra các nhà cung cấp đánh giá uy tín của doanh nghiệp trong việc trả nợ. Một cơ quan cần xem xét đó là cơ quan thuế, cơ quan thỳờ là cơ quan nhà nước trực tiếp theo dõi tài chính của doanh nghiệp họ cung cấp cho Ngân hàng những số liệu tài chính đáng tin cậy nhất cho doanh nghiệp về bảng cân đối kế toán, doanh thu, lợi nhuận sau thuế…

Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin về dự án thẩm định qua cỏc kờnh thông tin bên ngoài như: thông tin từ các NHTM mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp, từ sách báo, tài liệu cung cấp thông tin về doanh nghiệp và các lĩnh vực dự án đầu tư. Từ đó, cán bộ thẩm định sẽ có được cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề cần thẩm định.

3.2.2.2 Vấn đề xử lý thông tin

Thu thập được nhiều thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh sẽ giúp cán bộ thẩm định có cái nhìn toàn diện hơn về dự án, nhưng mặt trái của nó là sẽ có sự chênh lệch và sai khác trong các thông tin được đưa ra, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tiến hành so sánh và xử lý để đưa ra những thông tin cần thiết và chính xác nhất. Việc phân tích thông tin phải được xem xét, đánh giá dựa trên cơ sở khoa học như các phương pháp toán, thống kờ… chứ không được chỉ dựa trên những đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định. Ngân hàng có thể thuê những công ty kiểm toán để kiểm tra tính trung thực của các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp xin vay vốn, từ đó loại bỏ những thông tin nhiễu và giữ lại những thông tin chính xác.

Các cán bộ thẩm định phải tham khảo thờm cỏc tài liệu về chủ trương chính sách của Nhà nước, Chính phủ các Bộ ngành có liên quan đến dự án. Mục tiêu của giải pháp là xác định tính đúng đắn trong việc thẩm định những cơ sở pháp lý của dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh SHB Hà Nội. (Trang 67)