SHB Hà Nội
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2006 và 2007, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động của các NHTM. Sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Không chỉ thế, thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn rất thuận lợi của ngân hàng.
Tại thời điểm 2007 tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh Hà Nội đạt 1.196,076 tỷ đồng, sang năm 2008 thì đạt 1.949,713 tỷ đồng, tăng 163% so với năm 2007, và con số đó là 2.794,622 tỷ đồng trong năm 2009, tăng 143% so với năm 2008.
Bảng 2: Nguồn vốn huy động năm 2007 – 2009 theo thời hạn. (đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền 07/06 % Số tiền 08/07 %
Số tiền 09/08 % Nguồn ngắn hạn 712,68 + 1021,05 1.865,95 +261,82 2.391,65 +128,17 Nguồn trung và dài hạn 271,686 +690,15 37,887 -13,96 119,083 314,31
Tổng nguồn vốn 984,366 +910,06 1.903,837 +193,41 2.510,733 131,87 (Nguồn từ Báo cáo tài chính của chi nhánh SHB Hà Nội trong năm 2007, 2008, 2009)
Xét về kỳ hạn, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, nguồn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn: Năm 2007 chiếm 72,4%, năm 2008 chiếm 98,01%, năm 2009 chiếm 95,26 % trong tổng nguồn vốn huy động. So với năm 2007, nguồn vốn trung và dài hạn giảm đi nhiều trong năm 2008 trong khi nguồn vốn ngắn hạn tiếp tục tăng vọt. Còn trong năm 2009 thì nguồn cả nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung và dài hạn đều tăng. Tuy nhiên mức độ tăng của nguồn vốn ngắn hạn vẫn đáng nói hơn rất nhiều so với nguồn vốn trung và dài hạn, do đó tỷ trọng vốn ngắn hạn vẫn lớn hơn nhiều so với vốn trung và dài hạn. Điều này do thời gian trong khoảng 2008 – 2009, chính sách lãi suất của NHNN thường xuyên biến động nên lãi suất của các NHTM cũng có sự thay đổi để tăng tính cạnh tranh. Do lãi suất không ổn định nên khách hàng chủ yếu gửi ngắn hạn. Điều này dẫn đến việc ngay trong 6 tháng đầu năm 2008, vốn huy động của chi nhánh SHB Hà Nội tăng lên rất cao. Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn có thể gây rủi ro cho ngân hàng, có thể do nguyên nhân là sự sụt giảm lãi suất tiền gửi sẽ dẫn đến việc các khách hàng cùng một lúc đến rút tiền, từ đó sẽ làm mất tính thanh khoản cho ngân hàng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng SHB đang có kế hoạch điều chỉnh nguồn vốn huy động theo hướng giảm dần nguồn vốn huy động ngắn hạn và tăng dần nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn này đảm bảo cho SHB có được nguồn vốn ổn định cho phát triển kinh doanh.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền gửi của các TCTD trong nước 330,000 0,274 40,257 Tiền gửi của các khách hàng khác 654,336 1.903,563 2.470,476
Tổng 984,336 1.093,837 2.510,733
(Nguồn từ Báo cáo tài chính của chi nhánh SHB Hà Nội trong năm 2007, 2008, 2009) Xét về cơ cấu vốn, năm 2007, tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước chiếm 33,5% tổng nguồn vốn. Sang năm 2008 thì tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước giảm mạnh và tiền gửi của các khách hàng khác tăng đột biến, tiền gửi của các tổ chức dân cư chỉ chiếm 0,014% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009, tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước tiếp tục chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, con số đó là 1,6%.
Việc tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm như vậy phần lớn là do tình hình biến động kinh tế chung trong năm vừa qua. Sự sụt giảm kinh tế trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác, không chỉ tại chi nhánh mà ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng.
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2007, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự cạnh tranh của các NHTM nhắm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn đặc biệt thuận lợi của các ngân hàng.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hà Nội các năm qua đều tăng cao do SHB không ngừng mở rộng mạng lưới các chi nhánh. Tổng vốn huy động năm 2007 đạt 984,336 tỷ đồng, trong lúc con số đó ở năm 2006 mới chỉ là 108,165 tỷ đồng, đó là một tốc độ tăng trưởng cao. Tại thời điểm 21/12/2008 nguồn vốn huy động đạt 1.903,837 tỷ đồng, tăng 93,4% so với vốn huy động năm 2007. Năm 2009, vốn huy động là 2.510,733 tỷ đồng, tăng 29,5% so với năm 2008.
Có thể nói trong 3 năm vừa qua, nguồn vốn huy động của chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống SHB nói chung đều có sự tăng trưởng đáng kể. Đạt được điều đó là
Thêm vào đó, việc mở thờm cỏc phũng giao dịch giúp việc huy động vốn trong dân cư triệt để hơn, và thu được những kết quả cao hơn.
2.1.3.2 Hoạt động cho vay (đơn vị: tỷ đồng)
Bảng 4: Dư nợ tín dụng của chi nhánh SHB Hà năm 2007 -2009 (đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Ngày 31/12/2007 Ngày 31/12/2008 Ngày 31/12/2009
Dư nợ cho vay 960,308 1290,481 1980,125
Cho vay ngắn hạn 580,986 793,336 1085,132
Tỷ trọng 60,5% 61,48% 54,8%
Cho vay trung, dài hạn 397,322 497,145 894,993
Tỷ trọng 39,5% 38,52% 45,2%
(Nguồn từ Báo cáo tài chính của chi nhánh SHB Hà Nội trong năm 2007, 2008, 2009) Từ bảng trên ta có thể thấy rằng tổng dư nợ của chi nhánh luôn tăng qua các năm. Năm 2007 tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh là 960,308 tỷ đồng, trong dó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 60,5% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn chiếm 39,5%. Còn ở năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm một mức tương đương, đó là 61,48% trong tổng dư nợ. Sang năm 2009 thì tổng dư nợ tiếp tục tăng nhanh, cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn đều tăng, song tốc độ tăng của cho vay trung và dài hạn cao hơn so với tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 54,8% tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn chiếm 45,2 %.
Ta thấy tình hình dư nợ của chi nhánh luôn tăng trong các năm qua, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn, chứng tỏ sự tăng trưởng đáng kể về hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm vừa qua. Năm 2007 đánh dấu sự chuyển hướng hoạt động: tập trung cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng cho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh cùng với sự phát triển về mạng lưới hoạt động, dư nợ tín dụng của chi nhánh có sự tăng trưởng vượt bậc. Dư nợ tớn dúng của chi nhánh năm 2008 đạt hơn 1290,481 tỷ đồng, tăng hơn 34,38 % so với năm 2007. Sang năm 2009 thì tổng dư nợ đã đạt 1980,124 tỷ đồng, tăng 53,44% so với năm 2008. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng của chi nhánh chủ yếu là tổ chức kinh tế, các cá nhân trong nước.
Chiến lược khách hàng trọng tâm mà SHN nói chung và chi nhánh nói riêng hướng đến cung cấp các sản phẩm ngân hàng là cá nhân, tổ chức kinh tế.
Hiện tại, chi nhánh SHB Hà Nội chủ yếu cho vay bằng VNĐ, cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong năm 2007, SHB bắt đầu cho vay bằng ngoại tệ bới tỷ lệ xấp xỉ bằng 13% tổng dư nợ, còn lại là cho vay bằng VNĐ. Tại thời điểm 30/6/2008, cho vay bằng ngoại tệ của SHB đạt 11,61% tổng dư nợ. Do chi nhánh chưa thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp nên doanh số vay ngoại tệ để thanh toán cho hoạt động xuất nhập khẩu chưa nhiều.
- Nợ xấu và nợ quá hạn
Trong những năm qua, chi nhánh SHB Hà Nội đó cú những bước tăng trưởng đáng kể trong hoạt động cho vay của mình. Tổng dư nợ các năm đều tăng nhiều so với năm trước đó và đều vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên dư nợ ngân hàng tăng lên kéo theo các khoản nợ qua hạn của ngân hàng cũng tăng theo:
Bảng 5: Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh SHB giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ 960,308 1290,481 1980,125
Nợ quá hạn 12,48 11,6 9.9
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
1,3% 0,9% 0.5%
(Nguồn từ Báo cáo tài chính của chi nhánh SHB Hà Nội trong năm 2007, 2008, 2009) * Một số hoạt động khác: Sau khi chuyển đổi mô hình, ngân hàng đó cú những chính sách phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới. Các hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ được khai thác triệt để. Trong năm 2008, 2009, chi nhánh đã mở rộng quan hệ thanh toán, bảo lãnh với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Tại chi nhánh Hà nội – Ngân hàng TMCP SHB hoạt động bảo lãnh chủ yếu là bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành sản phẩm. Ngoài ra cũng thực hiện bảo lãnh một số hình thức khác như
bảo lãnh thanh toán. Hoạt động bảo lãnh trong thời gian qua cũng đã góp phần mang lại dịch vụ cho chi nhánh Hà Nội.
Dịch vụ tài trợ thương mại: Khủng hoàng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các ngân hàng nhìn chung giảm so với năm 2008. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh: 130 triệu USD đạt 87% so với năm 2008. Thu rũng phớ tài trợ thương mại: 3,54 tỷ đồng đạt 93% kế hoạch cả năm 2009 và giảm so với năm 2008 số tuyệt đối là 0,15 tỷ đồng. Tuy nhiên trong năm 2009, Ngoài việc duy trì sự ổn định của nền khách hàng cũ, Chi nhánh cũng đã tiếp thị và tăng trưởng được thêm khá nhiều khách hàng mới hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đã góp phần không nhỏ khẳng định thương hiệu và vị thế của Chi nhánh trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện bảo lãnh, Ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng góp phần tăng trưởng và tạo thu nhập cho ngân hàng như nghiệp vụ bảo lãnh khác là 10,012 tỷ đồng, ngoài ra các cam kết trong nghiệp vụ LC là 17,169 tỷ đồng.
Các sản hoạt động dịch vụ đã được quan tâm chú trọng nhưng phát triển chưa đều, kết quả còn khiêm tốn. Ngoài ra còn hạn chế trong việc cung cấp các sản phẩm mang tính khép kín, trọn gói đối với từng đối tượng khách hàng. Nhưng nhìn chung các hoạt động dịch vụ của ngân hàng tuy mới triển khai nhưng bước đầu mang lại hiệu quả cho chi nhánh, đóng góp một phần ko nhỏ vào thu nhập của toàn Ngân hàng.