• Thời gian thẩm định
Thời gian thẩm định TCDA được tính từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng đến lúc họ đưa ra quyết định, cho vay hay không?
Đây là mụt yếu tố đánh giá chất lượng TĐ TCDA, tuy nhiên yếu tố này lại được xét tùy theo từng điều kiện cụ thể của ngân hàng. Cùng một thời gian thẩm định, cùng một dự án, nhưng ở ngân hàng có những điều kiện tốt như: hệ thống tín dụng hoạt động một cách có hiệu quả, công nghệ thu thập và phân tích thông tin hiện đại, đội ngũ cán bộ tín dụng có tay nghề và kinh nghiệm thì chất lượng thẩm định sẽ cao hơn so với ngân hàng có những điều kiện kém hơn.
Hiện nay trong sự canh tranh gay gắt để giành lấy khách hàng đòi hỏi các NHTM phải cố gắng để rút ngắn thời gian thẩm định nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo chất lượng thẩm định, đảm bảo chất lượng trong hoạt động cho vay của mình.
• Chi phí thẩm định
Chi phí thẩm định bao hồm tất cả các loại chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để chi trả cho cả quá trình thẩm định. Các chi phí đó có thể là: chi phí khảo sát thực tế, chi phí thu thập thông tin của khách hàng, chi phí trong khi sử dụng các máy móc, thiết bị, … Chi phí này phải phù hợp với mức thu nhập mà ngân hàng nhận được từ dự án. Nếu chi phí quá cao so với mức thu nhập mà ngân hàng có thể nhận được thì ngân hàng nên từ chối dự án. Tuy nhiên, chi phí thẩm định thấp chưa hẳn là một điều tốt, vì chi phí thẩm định thấp có thể được xuất phát từ công tác thu thập thông tin không đầy đủ và toàn diện từ ngân hàng, khảo sát thực tế sơ sài, …
Vì vậy, việc thẩm định TCDA được cho là có chất lượng tốt khi thỏa mãn được yêu cầu ngân hàng đặt ra với chi phí bỏ ra là thấp nhất.
• Doanh số cho vay và doanh số thu nợ
tiêu này đứng một mình thì sẽ không phản ánh được hiệu quả của hoạt động cho vay. Vì vậy chúng ta cần xét đến chỉ tiêu doanh số thu nợ.
Doanh số thu nợ thể hiện tổng số vốn mà khách hàng hoàn trả lại cho khách hàng. Doanh số cho vay và thu nợ là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng TĐ TCDA. Nếu với doanh số cho vay như đã quyết định, NHTM thu về được một doanh số thu nợ lớn tương đương với mức dự kiến có nghĩa là công tác TĐ TCDA của NHTM đó có hiệu quả. Ngược lại, nếu với số vốn cho vay của NHTM bỏ ra mà khả năng thu nợ của dự án có vấn đề thì chất lượng TĐ TCDA cần được xem xét lại.
• Nợ xấu và nợ quá hạn
Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như chất lượng TĐ TCDA của NHTM.
Chú ý: Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ.
NHTM nào có tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu thấp có nghĩa rằng chất lượng hoạt động tín dụng cũng như hoạt động TĐ TCDA của ngân hàng đó tốt, đã loại trừ được các dự án có độ rủi ro cao. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cao thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng đó thấp. Chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng và chủ yếu đó là chất lượng TĐ TCDA kém, đã đưa ra các quyết định đầu tư cho vay không đúng đắn, từ đó dẫn đến việc ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong việc thu hồi gốc và lãi.
1.3.Cỏc nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định TCDA của NHTM
Chất lượng TĐ TCDA đầu tư bị chi phối bởi nhiều nhân tố. Có thể phân chia các nhân tố thành 2 nhóm: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Nhân tố chủ quan là nhân tố thuộc về nội bộ NHTM mà NHTM có thể kiểm soát, điều chính. Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài môi trường tác động khiến NHTM không thể kiểm soát mà chỉ có thể khắc phục để thích nghi. Việc xem xét đánh giá các nhân tố đó là điều rất cần thiết đối với NHTM trong việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TĐ TCDA.