Rút viện trợ và vay nợ nước ngoài về cho vay lại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Dựng lại bức tranh ngân sách đánh giá tính bền vững tài khóa của Việt Nam (Trang 60)

4. Chươn g4 DỰNG LẠI BỨC TRANH BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIA

5.5.Rút viện trợ và vay nợ nước ngoài về cho vay lại

Đây là khoản chi có tính thường niên, chủ yếu phục vụ chi đầu tư, trách nhiệm chi trả nợ cuối cùng với các chủ nợ thuộc về CP, nhưng không được xếp vào chi thường xuyên/chi đầu tư hay ghi nhận trong NS. Tỷ trọng của khoản chi này là đáng kể so với tổng chi NSTW và GDP (xem bảng 3.1.2), vì vậy cần phải được xem xét một cách nghiêm túc.

Thứ nhất, gánh nặng chi phí cho NSNN tăng lên. Bởi, thu hồi nợ từ các ngân hàng được phân phối vốn không thống nhất với kỳ thu nợ tại các Hiệp định cho vay lại giữa MOF và ngân hàng làm ảnh hưởng tới việc sử dụng, cân đối nguồn vốn. Các khoản cho vay lại bằng ngoại tệ, rủi ro chênh lệch tỷ giá làm phát sinh chi phí vay vốn. Các khoản cho vay lại, đối tượng vay được ưu đãi vốn/lãi suất.

Bảng 5.5.1: Tỷ trọng rút vốn vay nước ngoài cho vay lại so vay nợ nước ngoài của CP trong kỳ

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Vay nước ngoài trong kỳ (I) 21,320 22,618 34,396 19,964 30,711 32,430 67,889 83,964 Rút vốn viện trợ, vay nước ngoài về cho vay lại (II) 9,257 10,123 18,657 7,760 11,156 13,028 23,675 41,255

Tỷ trọng % (II/I) 43.42% 44.76% 54.24% 38.87% 36.33% 40.17% 34.87% 49.13%

Thứ hai, trong trường hợp đơn vị sử dụng vốn không hiệu quả, không có khả năng chi trả nợ, nghĩa vụ trả nợ cuối cùng thuộc về CP. Điều này đặt NSNN trước nguy cơ phải trang trải nợ trong tương lai bởi rủi ro mất thanh khoản của đơn vị thụ hưởng NS, vốn vay này.

Cuối cùng, CP nên hay không đóng vai trò trung gian tài chính, đứng ra huy động vốn, và cho vay vốn? Thông thường, khoản cho vay lại phát sinh khi DNNN cần huy động lượng vốn lớn trên thị trường quốc tế, nhưng không đủ uy tín để huy động thành công, và lãi suất cao nếu thành công. Tính phi hiệu quả của DNNN trong thời gian qua hé lộ phần nào sự can thiệp của CP trong vai trò trung gian tài chính đã thất bại. Thất bại nhà nước trong trường hợp này là vấn đề phân bổ nguồn lực và khó đánh giá đúng và đủ hiệu quả của việc thực thi chính sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Dựng lại bức tranh ngân sách đánh giá tính bền vững tài khóa của Việt Nam (Trang 60)