Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 100)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

3.4.1. Những kết quả ban đầu của việc triển khai công tác XHH GD ở trường TH Thị trấn Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa.

Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta. Giáo dục cũng là lĩnh vực nhạy cảm nhất của xã hội; luôn có tác động trên cả hai mặt đối với đời sống chính trị, văn hóa và kinh tế xã hội của đất nước.

Trong giáo dục, cơ sở vật chất trường học là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học là một trong năm tiêu chí làm cơ sở để đánh giá xếp loại và công nhận).

Trong thực tiễn có những điều luôn đồng hành hay cùng tồn tại và phát triển: công tác XHH GD tiểu học nếu làm tốt thì việc xây dựng CSVC sẽ có nhiều thuận lợi và ngược lại... Và điều đó luôn phù hợp với phương châm “Nhà

nước và nhân dân cùng làm” mà Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, trước hết là ngành giáo dục đã và đang thực hiện từ nhiều năm nay.

Trong việc đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất trường học phục vụ cho dạy và học, trường tiểu học Thị trấn Hà Trung là một trong những trường tiểu học trên địa bàn huyện Hà Trung làm tốt công tác XHH GD. Hằng năm nhân dân địa phương đã đóng góp hàng trăm triệu đồng cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và công tác khuyến học, khuyến tài của nhà trường. Để cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng trường tiểu học Thị trấn Hà Trung trở thành trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 đầu tiên (của huyện Hà Trung )và là trường thứ 3 của tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể từ năm học 2009 -2010 đến năm học 2013-2014 trường tiểu học Thị trấn Hà Trung đã huy động được các nguồn lực tham gia vào công tác XHH GD của nhà trường như sau:

Biểu 8. Bảng trị giá đầu tư cho công tác XHH GD của nhà trường (Từ năm 2009 đến năm 2013)

TT Nội dung

huy động Tổng kinh phí

CSVC

đầu tư Ghi chú

1

Kinh phí từ

cấp trên 850.000.000 Máy tính bàn: 15 chiếc,

máy chiếu: 2 chiếc Bổ sung thêm 2 Kinh phí từ địa phương 3.650.000.000 Xây dựng 5 phòng học, lát sân trường 3 Kinh phí từ phụ huynh 1.350.000.000 Mua sắm bảng biển trang trí, sửa chữa máy tính.

sửa chữa máy tính(được cấp lần đầu) 4 Kinh phí từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm

350.000.000 Mua sắm trang thiết bị dạy và học bổ sung cho thư viện và trồng cây bóng mát Tổng 6.200.000.000 Đảm bảo đạt chuẩn QG.MĐ2

Biểu 9. Đội ngũ CBGV và năng lực chuyên môn của GV nhà trường

Bảng 9.1: Trình độ đào tạo: 30 người

Năm học THSP CĐSP ĐHSP Đang học ĐH 2009 -2010 5 8 13 04 2010 -2011 5 6 13 6 2011 - 2012 03 5 18 04 2012 - 2013 02 04 22 02 2013 - 2014 02 03 23 02

(Nguồn trường tiểu học Thị trấn Hà Trung)

Bảng 9.2: Năng lực chuyên môn: 30 người

Năm học GV giỏi trường GV giỏi huyện GV giỏi tỉnh Ghi chú 2009 -2010 25 0 01 2010 -2011 22 01 0 Không tổ chức thi 2011 - 2012 24 04 02 2012 - 2013 25 03 02 2013 - 2014 24 0 0 Không tổ chức thi

(Nguồn trường tiểu học Thị trấn Hà Trung) Biểu 10. Kết quả giáo dục của nhà trường Năm học Tổng số HS giỏi trường HS giỏi huyện HS giỏi tỉnh HS giỏi Q.Gia HS T.tiến HS T.bình HS yếu 2009 -2010 415 197 37 16 0 125 54 6 2010 - 2011 428 169 35 13 01 148 57 03 2011 - 2012 425 214 45 20 0 125 34 03 2012 - 2013 445 234 47 18 01 118 25 02 2013 - 2014 446 248 53 26 0 93 23 03

(Nguồn trường tiểu học Thị trấn Hà Trung)

Có thể nói, trường tiểu học Thị trấn Hà Trung là đơn vị làm tốt công tác XHH GD ở huyện Hà Trung. Đây là điều đáng ghi nhận và khích lệ bởi vì chăm lo cho GD chính là chăm lo cho tương lai của quê hương đất nước. Sự quan tâm ấy đã có những tác động tích cực đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục học

sinh ở địa phương... Cùng với việc đóng góp xây dựng của địa phương là sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, tạo điều kiện cho con em địa phương có đủ trường, lớp, các trang thiết bị dạy và

và học của hơn 400 học sinh với 18 lớp và có 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Ở đây không chỉ đủ cơ sở vật chất trường lớp mà còn tạo nên một môi trường - không gian giáo dục lành mạnh, ấm áp đối với thế hệ trẻ... Và để có được những điều ưu việt ấy là cả một sự cố gắng lớn của tập thể cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường cũng như của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương

3.4.2. Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Để đánh giá về mặt nhận thức khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp, tôi đã thăm dò và trưng cầu ý kiến của 160 cán bộ lãnh đạo, CBQL, GV các trường trên địa bàn huyện Hà Trung. Kết quả thu được như sau:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THCS: 25 người Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học: 38 người Hiệu trưởng mầm non: 15 người

Giáo viên tiểu học: 50 người

Chủ tịch hội khuyến học xã, phường: 15 người Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện: 5 người

Lãnh đạo các Phòng, Ban ngành, tổ chức, đoàn thể:12 người

Biểu 11. Kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của việc đề xuất các giải pháp tăng cường XHH GD ở các trường TH huyện Hà Trung

tỉnh Thanh Hóa (N=160)

Bảng 11.1. Thăm dò về tầm quan trọng của các giải pháp.

Mức độ quan trọng Rất quan trọng Tỷ lệ (%) Quan trọng Tỷ lệ (%) Không quan trọng Tỷ lệ (%)

thức của xã hội về chủ trương XHH GD trong đó có giáo dục tiểu học.

145 90,6 11 6,9 04 2,5 I

2. Tăng cường vai trò lãnh

đạo của các cấp uỷ Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước và sự chỉ đạo của ngành GD trong việc thực hiện XHH GD.

141 88,1 13 8,1 06 3,8 III

3.Quản lý việc huy động và

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho trường tiểu học.

138 86,2 15 9,4 7 4,4 IV

4. Quản lý việc xây dựng, và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đổi mới quản lý Nhà nước về công tác XHH GD.

143 89,3 11 6,9 06 3,8 II

5. Phát huy hiệu quả phối kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội)trong quản lý công tác XHH GD tiểu học.

129 80,6 18 11,3 13 8,1 VII

6. Đổi mới việc xây dựng kế

hoạch công tác XHH GD. 135 84,4 15 9,4 10 6,2 V

7.Tăng cường đổi mới công

tác quản lý tài chính XHH GD, phát huy dân chủ hóa trường học

121 75,6 25 15,6 14 8,8 VIII

8. Nâng cao vai trò của cán bộ

giáo viên tiểu học trong việc thực hiện công tác XHH GD..

132 82,5 17 10,6 11 6,9 VI

Mức độ cấp thiết Rất cấp thiết Tỷ lệ (%) Cấp thiết Tỷ lệ (%) Không cấp thiết Tỷ lệ (%)

1 Tuyên truyền nâng cao

nhận thức của xã hội về chủ trương XHH GD trong đó có giáo dục tiểu học.

148 92,5 07 4,4 05 3,1 I

2. Tăng cường vai trò lãnh

đạo của các cấp uỷ Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước và sự chỉ đạo của ngành GD trong việc thực hiện XHH GD.

145 90,6 9 5,6 06 3,8 II

3.Quản lý việc huy động

và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho trường tiểu học.

127 79,3 20 12,5 13 8,1 VI

4. Quản lý việc xây dựng, và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đổi mới quản lý Nhà nước về công tác XHH GD.

142 88,7 12 7,5 06 3,8 III

5. Phát huy hiệu quả phối kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội)trong quản lý công tác XHH GD tiểu học.

125 78,1 20 12,5 15 9,4 VII

6. Đổi mới việc xây dựng

kế hoạch công tác XHH

7.Tăng cường đổi mới

công tác quản lý tài chính XHH GD, phát huy dân chủ hóa trường học

117 73,1 25 15,6 18 11,3 VIII

8. Nâng cao vai trò của

cán bộ giáo viên tiểu học trong việc thực hiện công tác XHH GD..

139 86,9 12 7,5 9 5,6 IV

Biểu đồ Thăm dò về sự cần thiết của các giải pháp

Bảng 11.3.Thăm dò về tính khả thi của các giải pháp (N=160):

Các giải pháp Mức độ khả thi Thứ tự Rất khả thi Tỷ lệ (%) Kh thi Tỷ lệ (%) Không khả thi Tỷ lệ (%)

1. Tuyên truyền nâng cao nhận

thức của xã hội về chủ trương XHH GD trong đó có giáo dục tiểu học.

147 91,9 08 5,0 05 3,1 I

của các cấp uỷ Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước và sự chỉ đạo của ngành GD trong việc thực hiện XHH GD.

142 88,7 11 6,9 07 4,4 III

3.Quản lý việc huy động và sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho trường tiểu học.

138 86,3 13 8,1 09 5,6 IV 4. Quản lý việc xây dựng, và

hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đổi mới quản lý Nhà nước về công tác XHH GD.

128 80,0 13 8,1 19 11,9 VII

5. Phát huy hiệu quả phối kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội)trong quản lý công tác XHH GD tiểu học.

131 81,9 11 6,9 18 11,2 VI

6. Đổi mới việc xây dựng kế

hoạch công tác XHH GD. 126 78,8 15 9,3 19 11,9 VIII 7.Tăng cường đổi mới công tác

quản lý tài chính XHH GD, phát

huy dân chủ hóa trường học 135 84,3 11 6,9 14 8,8 V 8. Nâng cao vai trò của cán bộ

giáo viên tiểu học trong việc thực hiện công tác XHH GD..

145 90,6 08 5,0 07 4,4 II

* Từ kết quả điều tra, thăm dò ở trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét về các giải pháp đề xuất như sau:

Hầu như tất cả khách thể điều tra đều đánh giá, khẳng định các giải pháp trên rất quan trọng, hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi cao. Đặc biệt là giải pháp tiếp tục tuyên truyền cao nhận thức của xã hội về công tác XHH GD trong cộng đồng (có 90,6% cho rằng rất quan trọng, 92,5% là rất cần thiết và 91,9% là rất khả thi). Qua kết quả điều tra cho thấy rằng công tác tuyên truyền chiếm vị trí hết sức quan trọng và nếu như có biện pháp tuyên truyền thích hợp sẽ làm chuyển biến được nhận thức của mọi người.

• Giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và quản lý Nhà nước, chỉ đạo của ngành GD trong việc thực hiện XHH GD được khách thể đánh giá với mức độ cao (có 88,1% cho rằng rất quan trọng, 90,6% là rất cần thiết và 88,7% là rất khả thi). Điều đó cho thấy mọi người nhận thức rõ tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện XHH GD.

• Giải pháp quản lý việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho trường tiểu học được đánh giá rất cao về tầm quan trọng, cấp thiết, và có tính khả thi cao (có 86,2% cho rằng rất quan trọng, 79,3% là rất cần thiết và 86,3% là rất khả thi). Hầu như tất cả đều có chung một suy nghĩ để thực hiện XHH GD cần huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân đầu tư cho GD.

• Với giải pháp đổi mới xây dựng kế hoạch công tác XHH GD (có 84,4% cho rằng rất quan trọng, 81,9% là rất cần thiết và 78,8% là rất khả thi). Phiếu đánh giá cho thấy rằng cần phải đổi mới công tác xây dựng kế hoạch XHH GD mạnh mẽ hơn nữa để đảm bảo tính khả thi cao hơn.

Giải pháp nâng cao vai trò của cán bộ giáo viên trong nhà trường về thực hiện công tác XHH GD (có 82,5% cho rằng rất quan trọng, 86,9% là rất cần thiết và 90,6% là rất khả thi). Đây là giải pháp mà các nhà trường tại địa bàn huyện phải chủ động thực hiện, để tạo niềm tin đối với xã hội. Muốn xã hội hiểu về GD, quan tâm đến GD thì ngành GD, mà cụ thể là các nhà trường phải làm cho xã hội hiểu và tin tưởng. Muốn tồn tại và phát triển thì nhà trường phổ thông tự

khẳng định mình bằng cách nâng cao chất lượng và quy mô GD & ĐT. Có như vậy GD mới thu hút được sự quan tâm của xã hội để cùng tham gia, cùng làm GD. Vấn đề chất lượng là điểm yếu của các nhà trường tiểu học trên địa bàn các huyện, muốn áp dụng giải pháp này đòi hỏi đội ngũ CBQL, GV và tất cả các thành viên của nhà trường phải nỗ lực, phấn đấu vươn lên đáp ứng yêu cầu phát triển GD.

• Giải pháp quản lý việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện các cơ chế,chính sách, đổi mới quản lý Nhà nước về công tác XHH GD (có 89,3% cho rằng rất quan trọng, 88,7% là rất cần thiết và 80,0% là rất khả thi). Điều đó cho thấy giải pháp này cũng được mọi người đánh giá cao, cần phải có văn bản pháp quy để phân định cụ thể chức năng nhiệm vụ từng ngành, từng cấp, từng lực lượng xã hội và hướng dẫn cách thực hiện cụ thể… trong việc thực hiện chủ trương XHH GD.

• Đáng ghi nhận là sự đánh giá về giải pháp tăng cường đổi mới công tác quản lý tài chính XHH GD- phát huy dân chủ hóa trường học với kết quả (75,6% cho rằng là rất quan trọng; 73,1% cho là cấp thiết và 84,3% cho là rất khả thi). Kết quả trên cho chúng ta thấy rõ: tất cả mọi thành viên trong nhà trường đều bình đẳng, đều được hưởng quyền lợi học tập, công tác như nhau. Cần có cơ chế quản lý tài chính nhà trường rõ ràng, đồng thời phải có biện pháp giám sát, kiểm tra thường xuyên, mọi vấn đề phải được công khai, minh bạch, từ đó mới tạo được sự đoàn kết, thống nhất, tin tưởng.

• Với giải pháp Phát huy vai trò phối kết hợp hiệu quả giữa 3 môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội) trong quản lý công tác XHH GD được đánh giá 80,6% cho rằng rất quan trọng; 78,1% là rất cấp thiết và 81,9% là rất khả thi cho thấy việc phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường GD có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng và có tác động mạnh mẽ đối với công tác XHH GD. Tóm lại kết quả điều tra trên đã khẳng định công tác XHH GD tiểu học ở huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa cần tập trung vào 8 giải pháp đã nêu trên và các giải pháp mà tôi đã đề xuất là hoàn toàn phù hợp, và có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu về quản lý công tác XHH GD ở các trường TH trên địa bàn huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tiển GD tiểu học ở huyện Hà Trung, các giải pháp chúng tôi đưa ra nhằm đẩy mạnh quản lý công tác XHH GD tiểu học trong giai đoạn này là rất quan trọng.

1. Quản lý công tác XHH GD tiểu học là giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội cho GD tiểu học. Khi GD có những điều kiện tốt nhất để phát triển một cách bền vững, nó sẽ tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH của huyện nhà.

2. Để đẩy nhanh tiến trình và nâng cao hiệu quả XHH GD tiểu học trên địa bàn huyện Hà Trung, vấn đề cơ bản, quan trọng là phải nâng cao nhận thức của toàn xã hội, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước cùng với tích cực đổi mới cơ chế, chính sách quản lý XHH GD và nâng cao vai

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w