Nâng cao vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trong việc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.8.Nâng cao vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trong việc

thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.

Xây dựng đội ngũ CBQL, GV tiểu học đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng và năng lực. Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý công tác XHH GD tiểu học.

3.2.8.2. Nội dung các giải pháp

a. Nâng cao nhận thức, năng lực cho CBQL, GV tiểu học trong công tác xã hội hóa giáo dục.

Giáo viên là người có quan hệ và ảnh hưởng lớn đến học sinh, đồng thời là cầu nối liên kết các lực lượng GD trong nhà trường. Công tác giảng dạy, kết quả học tập của học sinh là tiếng nói có trọng lượng thu hút mạnh công tác XHH GD.Vì vậy việc tuyên truyền bằng lời nói và việc làm của GV có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì thế trong các buổi học nhiệm vụ đầu năm học, các buổi họp Hội đồng sư phạm hằng tháng cần đưa ra các văn bản hướng dẫn của ngành và định hướng chỉ đạo của cấp trên về công tác này để tăng cường nhận thức cho CBGV. Bên cạnh đó cần đưa ra những số liệu tổng hợp về kinh phí huy động XHH GD của các trường bạn để GV thấy họ cũng có thể làm được và có thể còn làm được tốt hơn thế nữa.

Đặc biệt Ban giám hiệu nhà trường phải luôn ý thức và thực sự gương mẫu trong công tác tự học và nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của các cấp, nhất là thói quen đọc báo Đảng để cập nhật thông tin và thực hiện đúng chủ trương, đường lối về công tác XHH GD. Sau mỗi học kỳ có đánh giá sơ kết và tổ chức khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt để kịp thời biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

b. Tăng cường bồi dưỡng năng lực đội ngũ, nâng cao phẩm chất nhà giáo.

Công tác chăm lo bồi dưỡng đội ngũ phải thể hiện có tính quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo đúng đối tượng, công bằng và khách quan, tránh chồng chéo, lãng phí, mất cân đối. Thống nhất giữa bồi dưỡng tư tưởng chính trị và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Thực hiện các biện pháp bồi dưỡng: Bao gồm bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng đào tạo trên chuẩn.

H ng n m, c n t ch c b i dà ă ầ ổ ứ ồ ưỡng nh n th c cho cán b , GV, nhânậ ứ ộ viên v vai trò, ch c n ng c a XHH GD ti u h c trong quá trình d y h c,ề ứ ă ủ ể ọ ạ ọ th y ấ được công tác XHH GD s nâng cao ẽ được ch t lấ ượng d y- h c trongạ ọ nh trà ường; th y ấ được nhi m v c a mình trong công tác XHH GD.ệ ụ ủ

- Phân công nhân s h p lý, b trí GV gi i, giáo viên có kinh nghi mự ợ ố ỏ ệ kèm

cặp GVyếu và mới.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn dưới nhiều hình thức khác nhau như: chuyên đề, hội thảo, các cuộc thi....

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng trình độ Tin học, Ngoại ngữ cho CBQL và GV trong toàn trường.

* Về bồi dưỡng đào tạo trên chuẩn:

Chọn cử CBQL và GV tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn (nếu thấy cần thiết) và các đợt bồi dưỡng, tập huấn do cấp trên tổ chức.

Để nâng cao phẩm chất Nhà giáo các nhà trường cần quán triệt sâu rộng thực hiện Nghị quyết TW8- khóa XI của Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo”; kết hợp với thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 03/CT- BCT về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” phù hợp gắn với việc thực hiện Nghị quyết TW4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thể hiện rõ ngay trong việc tham gia xây dựng Nghị quyết và thực hiện Nghị quyết hàng tháng của chi bộ nhà trường. Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực.”

c. Chỉ đạo tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học

Trên cơ sở thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chủ trương của Ngành về yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng với yêu cầu của xã hội, nhất là việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua như: cuộc vận động “Hai không”do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát động, thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh

tích cực”…, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường cần mạnh dạn đổi mới cả quan điểm chỉ đạo và phương pháp giảng dạy. Kết hợp đổi mới phương pháp dạy học với việc thực hiện phương châmDạy thật, học thật, thi thật để có chất lượng thật. Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học và đổi mới việc dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.

Trước yêu cầu của xã hội đối với giáo dục hiện nay, đòi hỏi phải đổi mới PPDH để phát huy động tính tích cực chủ động của học sinh. Dạy tự học và tự học là một hình thức tổ chức dạy học rất quan trọng ở các trường học. Đó là một hình thức hoạt động nhận thức của một cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp. Thông qua hình thức này không những giúp học sinh nâng cao chất lượng và kết quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà trong tưong lai còn tạo thói quen phương pháp tự học thường xuyên để không ngừng làm phong phú thêm, hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình, tránh khỏi lạc hậu trước sự“bùng nổ thông tin” trong thời đại ngày nay. Muốn vậy, phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời cần phải chú trọng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, gắn học lý thuyết với thực hành…Bên cạnh đó cần phải tuyên truyền để các cấp, các ngành, đoàn thể, các phụ huynh và các em học sinh về cách thức đổi mới phương pháp dạy học hiện nay để tạo sự thống nhất chung về nhận thức và có các giải pháp để đẩy mạnh việc tự học trong học sinh.

d. Phấn đấu xây dựng có ít nhất một trường chất lượng cao làm điểm sinh hoạt chuyên môn cho các trường tiểu học trong huyện.

3.2.8.3. Tổ chức thực hiện giải pháp:

Đánh giá đúng trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL và GV tiểu học, phân loại chính xác và khách quan.

Phân tích và dự báo nhu cầu sử dụng đội ngũ hàng năm, sau 5 năm, 10 năm… theo yêu cầu của Ngành.

Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng kỳ, hàng năm và cho từng giai đoạn.

3.2.8.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Làm tốt việc điều tra khảo sát tình hình đội ngũ GV của từng năm học học để có kế hoạch đào tạo và giao nhiệm vụ cho GV học tập nâng cao trình độ theo quy định của chuẩn.

Có các cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích cán bộ, GV học tập, nâng cao trình độ và GV dạy giỏi (hiện nay huyện đã có cơ chế khuyến khích giáo viên có bằng thạc sỹ được hỗ trợ 5 triệu đồng, khen thưởng, nâng lương trước thời hạn đối với giáo viên dạy giỏi, đạt thành tích cao trong các phong trào thi đua của Ngành.)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 95)