Quản lý việc xâydựng và hoàn thiện các cơ chế,chính sách, đổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Quản lý việc xâydựng và hoàn thiện các cơ chế,chính sách, đổ

quản lý Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục.

XHH GD là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, việc tổ chức thực hiện như thế nào để có hiệu quả là một trong những thách thức lớn đối với

những nhà quản lý, những người có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện “Quản lý và điều khiển, tổ chức thực hiện công việc”.

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng, vận dụng cơ chế tổ chức, điều hành sự tham gia của các lực lượng xã hội làm công tác XHH GD dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ - tập trung với mục đích mang lại hiệu quả cao nhất.

3.2.4.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện giải pháp a. Hoàn thiện khung pháp lý cho công tác XHH GD

Trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, một hoạt động vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính xã hội cần phải hoàn thiện khung pháp lý cho công tác XHH hay nói cách khác là phải tiến hành thể chế hóa giúp sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác GD thực hiện theo những quy định, chế định, hình thành những phép tắc ổn định mang tính pháp lý, xây dựng các chính sách, chế độ một cách cụ thể và rõ ràng thể hiện sự công bằng trong GD. Do vậy, trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần rà soát lại hệ thống các văn bản, xây dựng và hoàn thiện các quy định về công tác XHH GD nhằm tạo ra một hành lang pháp lý mang tính hợp pháp giúp cho sự tham gia của mọi người, của xã hội vào công tác GD được đi vào nề nếp, ổn định và hiệu quả.

Các văn bản này phải được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để mọi người hiểu, tuân thủ và tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục giúp tránh được những hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác vận động chung như việc sử dụng không đúng mục đích nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân hoặc các tổ chức xã hội…sẽ làm mất lòng tin đối với người dân, đối với nhà trường và ngành giáo dục làm ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ cho giáo dục. Các cuộc vận động từ nhân dân hay các tổ chức đoàn thể, xã hội phải có văn bản cụ thể quy định về mức độ, cách thức thu chi, mục đích sử dụng và quyền lợi của các đối tượng đóng góp.

b. Ban hành các chính sách và cơ chế quản lý cụ thể nhằm khuyến khích và quy định trách nhiệm đầu tư cho giáo dục

* Đổi mới về cơ chế chính sách

Tiến hành xây dựng mới, bổ sung những chính sách còn thiếu, hoàn thiện sửa đổi những chính sách đã có nhưng còn bất cập để tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo và CBQL GD toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là các cơ chế chính sách tinh giản biên chế, về định mức lao động, chế độ tiền lương, tuyển dụng, sàng lọc, thu hút, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL, phân cấp trách nhiệm của Ngành, địa phương và cơ sở GD.

- Thể chế hoá vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân, gia đình trong GD, xây dựng môi trường GD; công khai mọi quy trình, thủ tục trong quản lý hệ thống GD và ở mỗi cơ sở GD để mỗi người dân và toàn xã hội tham gia giám sát và đánh giá GD. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các lực lượng tham gia công tác XHH GD. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển XHH GD. - Các ngành, các cấp định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện XHH GD; động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp quan trọng cho GD.

- Thực hiện đấu thầu cung cấp thiết bị giáo dục; tạo điều kiện bình đẳng cho các cơ sở ngoài công lập được tham gia cung cấp dịch vụ GD do Nhà nước đặt hàng. - Thực hiện bình đẳng về thi đua khen thưởng đối với cơ sở GD công lập và ngoài công lập.

* Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục:

Nhà nước quản lý thống nhất đối với cơ sở GD công lập và ngoài công lập; tạo điều kiện để các cơ sở đó cùng phát triển ổn định, lâu dài; đảm bảo lợi ích của

từng cá nhân, tập thể và toàn xã hội.

Phân cấp quản lý gắn liền quyền hạn với trách nhiệm của từng cấp quản lý GD; gắn phân cấp nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tài chính, tổ chức nhân sự và đảm bảo các điều kiện vật chất khác.

Tách bạch quản lý Nhà nước khỏi việc điều hành công việc thường xuyên ở cơ sở. Tăng cường thực hiện dân chủ trong GD, tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia vào quá trình XHH.

c. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.

Thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm là một trong những nội dung quan trọng, là một giải pháp mang tính chiến lược ổn định, lâu dài trong quản lý GD nói chung và quản lý về công tác XHH GD nói riêng. Việc thực hiện công tác XHH GD tiểu học tại huyện Hà Trung phải được tổ chức thường xuyên, có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định và phát triển sự nghiệp GD. Với mục đích không chỉ nhằm ngăn chặn, phát hiện các vi phạm mà còn thông qua đó nắm chắc tình hình của các cơ sở GD một cách thường xuyên để từ đó có những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện để nhà trường giải quyết những khó khăn, điều chỉnh những lệch lạc trong quyết những hoạt động của nhà trường.

Định kỳ, các cấp quản lý cần có kế hoạch thanh, kiểm tra ngắn hạn, dài hạn đột xuất với nội dung phải bao quát các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên đề, tài chính… Đồng thời cần phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, trong việc giám sát hoạt động công tác XHH GD tại địa phương.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp:

Không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản nhằm tạo ra cơ sở, hành lang pháp lý cho việc thực hiện công tác XHH GD tiểu học.

Hệ thống văn bản này chính là căn cứ, là cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động công tác XHH GD tiểu học đã được thực hiện theo đúng chủ

trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước chưa.

3.2.5. Phát huy hiệu quả phối kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội) trong quản lý công tác XHH GD tiểu học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w