Quản lý việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Quản lý việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã

đầu tư cho trường tiểu học.

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Huy động mọi tiềm năng trí tuệ, tài lực, vật lực trong toàn xã hội, tạo ra nguồn lực đa dạng để phát triển và nâng cao chất lượng GD tiểu học. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đóng góp cho GD tiểu học trên cơ sở nâng cao tính tự chủ của trường tiểu học; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Thực hiện tốt định hướng đầu tư cho GD theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (năm 2009): “ngân sách Nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho GD” [37], gắn với đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện GD có chất lượng ở các cấp học và trình độ đào tạo. Cần triển khai các nội dung cụ thể sau:

* Cần xác định nội dung nguồn lực đầu tư cho trường tiểu học. Theo

UNESCO, các nguồn lực bao gồm: Nguồn lực tài chính - tài lực: Tiền; Nguồn vật chất - vật lực: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Nguồn nhân lực: Lao động chân tay, hoặc tinh thần; Nguồn công nghệ: Sự tư vấn, hiến kế quy trình hoặc các giải pháp kỹ thuật...

Nguồn lực có thể chia thành 02 nhóm: nguồn lực vật chất: tài lực, vật lực, nhân lực; nguồn lực phi vật chất: các yếu tố tinh thần (sự ủng hộ khích lệ, vận động người khác, sự tư vấn, trao đổi thông tin,...)

* Xác định các hình thức huy động nguồn lực cho GD tiểu học. Việc huy động nguồn lực thường được tổ chức dưới 3 hình thức:

- Đầu tư bằng đất đai, phòng học, nhà ở cho GV, vật liệu xây dựng, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học;

- Đóng góp bằng chi phí thường xuyên như: đóng góp tiền để chi lương cho GV, tổ chức các hoạt động chuyên đề, ngoại khoá, xây dựng các loại quỹ hỗ trợ cho GD,...;

- Đóng góp bằng sức lao động và chuyên môn: tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, tu sửa trường lớp, chăm sóc nuôi dưỡng và GD trẻ.

* Phải xác định được nhóm đối tượng huy động cơ bản:

Có 2 nhóm đối tượng cần vận động.

- Nhóm thứ nhất: Vận động nguồn ngân sách Nhà nước

+ Đối tượng chính là: Đảng bộ, chính quyền địa phương. Đây là lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư CSVC cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế cho việc huy động và triển khai thực hiện thuận lợi ở cơ sở. + Liên sở, liên phòng( tài chính và GD) tư vấn cho việc xây dựng dự kiến để bổ sung ngân sách đầu tư, tài chính, hỗ trợ về trang thiết bị và các dự án về GD.

- Nhóm thứ hai: Vận động các tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng và cá nhân trong và ngoài nước.

+ Gia đình - HCMHS, đây là lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường. Đây cũng là đối tác quan trọng trong việc huy động cộng đồng và cũng là lực lượng nồng cốt trong việc nâng cao

chất lượng GD toàn diện cho học sinh.

+ Các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, các đoàn thể trong và ngoài địa phương. + Cuối cùng là các cá nhân có uy tín, các mạnh thường quân trong và ngoài nhà trường; các cựu học sinh nhà trường đã thành đạt.

* Thể chế hoá và công khai hoá các nguồn lực

Các cuộc vận động đóng góp dù ở mức độ phạm vi nào cũng cần phải được các cấp có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. Mặt khác, người dân phải được biết, được bàn bạc, được giám sát nguồn huy động cũng như mục đích, hiệu quả sử dụng.

a. Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho GD tiểu học. * Phải kế hoạch hóa được công tác huy động.

Các nhà trường cần xây dựng kế hoạch huy động dự kiến xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, từng năm học, từng học kỳ thậm chí phải đến từng tháng cụ thể. Từng bước tham mưu cho lãnh đạo địa phương và HCMHS (kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn) về công tác XHH GD.

Cần căn cứ vào điều kiện KT-XH, mức sống của người dân ở từng địa phương để huy động nguồn lực. Ở những vùng kinh tế khó khăn, mức sống người dân thấp thì nguồn lực huy động chủ yếu không phải là vật lực, tài lực mà chú

trọng đến nguồn lực phi vật chất (vận động trẻ đến trường, đóng góp ngày công, vận động người dân tham gia các lớp tập huấn,...).

Khi xây dựng kế hoạch cần chú trọng nguyên tắc lợi ích hai chiều trong việc huy động các nguồn lực (quan tâm đến lợi ích có được hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự đóng góp của cộng đồng cho nhà trường cũng như đối với con em của họ). Đặc biệt quan tâm đến mức độ sử dụng những kiến thức đã được học vào làm việc hoặc ứng dụng vào cuộc sống. Người dân hay tổ chức có thể đóng góp chi phí cho học tập nếu những kiến thức được học có lợi ích thực sự đối với họ hay thành viên của tổ chức họ.

* Triển khai nghị quyết thực hiện công tác huy động

- Các nghị quyết cần triển khai:

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch cần ra nghị quyết để triển khai thực hiện. (Nghị quyết của các cấp ủy Đảng và HĐND, nghị quyết chuyên đề tháng của HĐGD nhà trường...)

- Hình thức triển khai:

Hiệu trưởng kết hợp với chủ tịch công đoàn triển khai Nghị quyết của các cấp đến CBGV và phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học.

Thư ký Hội đồng nhà trường tổng hợp kết quả các cuộc vận động, cùng với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức viết bài đưa tin qua hệ thồng đài truyền thanh của địa phương để tuyên truyền về kế hoạch và kết quả công tác XHH GD của nhà trường để

tạo sự đồng thuận trong cộng đồng. Qua đó cũng kịp thời biểu dương được các tập thể, các nhân tiên tiến trong huy động để nhân rộng điển hình.

* Phân công giao nhiệm vụ.

BGH nhà trường làm công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo. Lên lịch phân công các đoàn thể trong nhà trường cùng vào cuộc.Cụ thể:

Trưởng các đoàn thể

+ Ban chấp hành công đoàn tham mưu với công đoàn Ngành, Liên đoàn lao động huyện; Hội phụ nữ địa phương và Huyện hội phụ nữ.

+ Đoàn thanh niên tham mưu với Thường vụ xã đoàn, Huyện Đoàn.

+ Tổ trưởng các tổ chuyên môn có trách nhiệm phân công từng thành viên trong tổ tuyên truyền đến nhân dân nơi mình cư trú và toàn thể phụ huynh lớp phụ trách về kế hoạch và kết quả huy động.

+ BGH phân công giáo viên có mối quan hệ tốt với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để tuyên truyền kế hoạch huy động nhằm tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ.

* Đôn đốc kiểm tra công tác huy động

+ Kiểm tra kết quả huy động:

Hiệu trưởng căn cứ vào mốc thời gian được xác định trong kế hoach huy động đã xây dựng, dà soát , đẩy nhanh tiến độ thực hiện, lập phương án bổ sung điều chỉnh cho kế hoạch tiếp theo của tháng, kỳ, năm.

+ Kiểm tra hiệu quả bảo quản, sử dụng kinh phí được đầu tư:

Hằng năm vào cuối năm học(tháng 6) nhà trường tổ chức kiểm kê tài sản đánh giá chung về tình hình thực trạng của CSVC, thiết bị hiện tại để có kế hoạch bổ sung.

+ Kiểm tra để bổ sung kế hoạch đầu tư các năm tiếp theo: lập kế hoạch tham mưu đề nghị Đảng ủy, UBND các cấp phê duyệt kế hoach bổ sung huy động các nguồn lực.

* Khen thưởng động viên.

+ Trong quá trình huy động, cuối mỗi năm học nhà trường cần mời lãnh đạo địa phương chủ trì cuộc họp đánh giá lại phần CSVC, trang thiết bị đã được

đầu tư (gồm 2 nhóm đối tượng đã được xác định ở trên) đối tượng nào đầu tư đúng kế hoạch đề nghị UBND các cấp tặng giấy khen.

+ Hằng năm nhà trường tổ chức trao giấy khen biểu dương tập thể và cá nhân có thành tích cao trong huy động nguồn lực ngay trong lễ khai giảng đầu năm học để cổ khích lệ phong trào.

* Các hoạt động phối hợp hỗ trợ: Tiếp tục củng cố HĐGD nhà trường,

Hội Khuyến học các cấp, phát huy vai trò của Ban Đại diện HCMHS, Hội Cựu học sinh và các tổ chức xã hội để mọi lực lượng xã hội tham gia, góp ý cho giáo dục, thể hiện vai trò, trách nhiệm đối với giáo dục. Phát huy năng lực CBQL, GV giỏi, GV về hưu có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy trên địa bàn trường đóng tham gia góp ý kiến về xây dựng chất lượng giáo dục nhằm mang lại thương hiệu cho nhà trường.

b. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho GD tiểu học. * Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội. Các cơ sở GD phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế công

khai, minh bạch, bảo đảm sự giám sát của cơ quan Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân trong việc sử dụng các nguồn lực cho GD tiểu học. Không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực làm giảm uy tín Ngành, gây dư luận xấu trong xã hội và làm ảnh hưởng việc thực hiện mục tiêu XHH GD.

3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp:

Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho GD. Nhà nước và nhân dân cùng làm mới đa dạng hóa được các nguồn lực cho GD.

Trong quá trình tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào công tác XHH GD cần phải tuân thủ nguyên tác lợi ích cả hai phía.

Đây là việc làm phải xác định lâu dài, thường xuyên và rộng khắp, vì vậy phải kiên trì, bền bỉ mới có thể huy động được sức mạnh toàn xã hội, phát triển đẩy mạnh được XHH GD tiểu học nói riêng và phát triển sự nghiệp GD&ĐT nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w