8. Cấu trúc luận văn
2.2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tiểu họ cở huyện Hà
tỉnh Thanh Hoá.
2.2.1. Tình hình chung về GD&ĐTcủa huyện Hà Trung.
Trong những năm qua phát huy truyền thống hiếu học của quê hương Hà Trung anh hùng, ngành GD huyện Hà Trung đã có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao, quy mô trường lớp tăng lên rõ rệt, trang thiết bị học đường được đầu tư mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Các chỉ số về học sinh giỏi, giáo viên giỏi đều tăng, nhất là những năm gần đây. Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục có nhận thức chính trị vững vàng, tận tâm, tận tụy với nghề, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm ngày càng
được nâng cao, đã nỗ lực cố gắng, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục.
Việc xây dựng CSVC trường học luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo nhà trường và toàn thể nhân dân quan tâm; trang thiết bị phục vụ cho dạy và học mỗi năm được bổ sung với số lượng không nhỏ. Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực các bậc học tăng hàng năm; công tác BDTX của giáo viên luôn được trú trọng đã đảm bảo chất lượng GD bền vững.
2.2.2. Về quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp.
Biểu1. MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP HỌC SINH TÍNH ĐẾN NĂM HỌC 2013-2014
Chữ viết tắt: công lập(CL); Ngoài công lập(NCL)
STT Cấp học Trường Trong đó Lớp Trong đó Học sinh Trong đó Tỷ lệ HS NCL (%) CL NCL CL NCL CL NC L 1. Mầm non 25 25 0 198 198 0 5427 5427 0 0 2. Tiểu học 29 29 0 285 285 0 6912 6912 0 0 3. THCS 24 24 0 185 185 0 5656 5656 0 0 4. THPT 3 3 0 81 81 0 3407 3407 0 0 5. TTGD TX- DN 1 1 0 6 6 0 189 189 0 0
(Nguồn Phòng GD&ĐT huyện Hà Trung)
2.2.3. Cơ cấu, trình độ, số lượng giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ giáo viên: Đội ngũ CBQL, GV, NV tương đối đủ về số lượng, cơ cấu, tỷ lệ CBGV trên chuẩn cao, cụ thể như sau:
Biểu 2. CƠ CẤU,TRÌNH ĐỘ GV VÀ CBQL TIỂU HỌC ĐẾN CUỐI NĂM HỌC 2013-2014 Chỉ tiêu Tổng số Nữ Đảng viên
Đạt chuẩn Trên chuẩn Người SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Giáo viên 620 522 413 620 100 548 88,38 6 CBQL 58 45 58 58 100 58 100 1
(Nguồn Phòng GD&ĐT huyện Hà Trung)
2.2.3.1. Giáo viên
Đội ngũ giáo viên trong những năm qua cơ bản đủ về số lượng, số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo ngày càng cao. Trong đó số giáo viên có trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ 88,38%, được phân bổ đều ở khắp các trường và nhiều người đã trở thành nòng cốt chuyên môn của phòng GD&ĐT thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn nhìn chung được đội ngũ giáo viên thực hiện tốt. Các chuyên đề đổi mới dạy học đã được triển khai đến tận từng giáo viên, sinh hoạt chuyên đề đã trở thành nội dung chính trong các hoạt động của tổ, khối chuyên môn. phòng GD&ĐT huyện còn tổ chức tốt việc sinh hoạt chuyên môn liên trường, tạo điều kiện cho giáo viên các trường giao lưu học tập nâng cao trình độ.
Cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” đã thực sự đi vào chiều sâu trong mỗi nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên. ý thức tự học, tự nghiên cứu tích luỹ sáng kiến kinh nghiệm được cán bộ giáo viên quan tâm. nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ giáo viên được áp dụng rộng rãi trong huyện có hiệu quả cao. Hằng năm có nhiều chiến sỹ thi và GV giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
Tuy vậy, xét về thực chất đội ngũ giáo viên vẫn còn bất cập ở một số phương diện. Một bộ phận giáo viên kiến thức chưa vững vàng, phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới, tình trạng dạy chay đâu đó vẫn còn, chưa quan tâm đến sử dụng các thiết bị dạy học, một số giáo viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, hiệu quả giáo dục đạt thấp. Điều này rất cần các nhà lãnh đạo GD có kế hoạch điều chỉnh kịp thời phù hợp để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong giai đoạn tới.
2.2.3.2. Cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Hà Trung đủ về số lượng theo Thông tư liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ số 34 ngày 5/10/2004. Nhìn chung đội ngũ CBQL vững vàng về lập trường tư tưởng, chính trị, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vào loại khá và nhiều người có kinh nghiệm quản lý tốt. Họ là những người luôn đi đầu trong những hoạt động GD, các phong trào thi đua.
Trong những năm qua, chủ trương của ngành GD&ĐT huyện Hà Trung khi bổ nhiệm cán bộ quản lý cho các trường thì tiêu chuẩn đầu tiên xem xét là giáo viên giỏi các cấp. Do đó, có thể đánh giá trong những năm vừa qua, số CBQL được đề bạt có chất lượng cao, họ thực sự là những cán bộ năng động, sáng tạo, phù hợp với sự nghiệp đổi mới GD&ĐT của đất nước.
Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Hà Trung vẫn còn những cán bộ quản lý trì trệ, bảo thủ, thiếu nhiệt huyết, không xây dựng được tập thể sư phạm lớn mạnh. Bài học rút ra từ công tác quản lý giáo dục là: CBQL nào thì có phong trào ấy, vì ở đâu có CBQL tận tuỵ, năng động và tâm huyết thì ở đó
có phong trào và chất lượng giáo dục được nâng cao. Vì vậy, chúng ta phảỉ luôn bồi dưỡng nâng cao vai trò trách nhiệm và năng lực của đội ngũ CBQL.
2.2.4. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học.
Bằng nhiều giải pháp, các địa phương, nhà trường huy động được nhiều nguồn lực để xây dựng CSVC, cảnh quan, mua sắm trang thiết bị dạy học, theo hướng hiện đại. Năm học 2013 -2014 toàn ngành huy động được 12,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp 6,7 tỷ đồng. Đến nay có 18 trường MN, 29 trường TH, 16 trường THCS, 01 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 03 trường TH đạt chuẩn mức độ 2, gồm Thị Trấn, Hà Lai, Hà Tân.
Biểu 3. SỐ TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA ĐẾN CUỐI NĂM HỌC 2013-2014.
TT Đơn vị Huyện Hà Trung Trường ĐCQG/Tổng số Giáo dục MN Tiểu học THCS THPT Tỷ lệ % 1 64/82 18 29 16 01 78.04
(Nguồn Phòng GD&ĐT huyện Hà Trung)
Biểu 4. TỔNG HỢP SỐ PHÒNG HỌC KIÊN CỐ CỦA ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ
TT Số phòng học KC/tổng số Tỷ lệ phòng học kiên cố (%) GDMN Số phòng kiên cố, tỷ lệ % Tiểu học Số phòng kiên cố, tỷ lệ % THCS Số phòng kiên cố, tỷ lệ % THPT Số phòng kiên cố, tỷ lệ % 1 629/668 94,1 75,5% 95% 100% 100%
(Nguồn Phòng GD&ĐT huyện Hà Trung)
2.2.5. Đánh giá chung
Ngành GD&ĐT Hà Trung đã triển khai đồng bộ các hoạt động, trong đó có nhiều mặt đạt chất lượng tốt như: quy mô, số lượng ổn định, việc đa dạng hoá các loại hình được quan tâm, đã đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em và người lao động, là một trong những đơn vị của tỉnh Thanh Hóa hoàn thành PCGDTH và PCGDTHCS đúng độ tuổi. Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp và đầu tư trang thiết bị dạy học theo hướng phát triển, hiện đại đã góp phần thay đổi cảnh quan các nhà trường và đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. XHH GD được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục ở các ngành học, cấp học được giữ vững và dần nâng cao. Công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV được chú trọng; công tác GD chính trị tư tưởng, GD pháp luật, GD truyền thống, tổ chức các hoạt động chính trị xã hội đã được gắn kết với các
phong trào và hoạt động chung của huyện. Kết thúc năm học 2013-2014, Ngành GD Hà Trung tiếp tục giữ vững danh hiệu thi đua đơn vị xuất sắc cấp tỉnh.
Giáo dục Hà Trung đạt được những thành tích nêu trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, cụ thể hoá được các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định về công tác GD vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của huyện; Ngoài ra, đội ngũ CBQL và GV toàn Ngành đoàn kết, tập trung thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp; Mặt khác, cuộc vận động XHH GD ngày càng được quán triệt sâu sắc trong cán bộ và nhân dân, tạo khí thế và nội lực cho Ngành GD&ĐT huyện Hà Trung phát triển mạnh mẽ, vững chắc.
Bên cạnh đó,GD&ĐT huyện Hà Trung cũng còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là cấp mầm non, CSVC và đội ngũ GV thiếu nhiều so với yêu cầu, đời sống GV còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến chất lượng đội ngũ cũng còn hạn chế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhiều nơi còn chưa đảm bảo, số phòng chức năng, thư viện chuẩn còn nghèo nàn, khuôn viên, công trình GD thể chất, chưa đảm bảo quy chuẩn; Một số địa phương chưa quán triệt đầy đủ chủ trương công tác XHH GD; một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm tới nhà trường; Bên cạnh đó, nền nếp, kỷ cương có nơi bị xem nhẹ, nhiều học sinh còn lười học nên kết quả một số mặt còn hạn chế so với yêu cầu, nhất là ở các xã vùng khó khăn. Đây là thách thức không nhỏ cho phát triển GD&ĐT huyện Hà Trung.
2.3. Thực trạng quản lý công tác XHH GD tiểu học huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa
2.3.1. Những chủ trương XHH GD của huyện Hà Trung
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về GD, đẩy mạnh công tác XHH GD, tỉnh uỷ Thanh Hóa đã có Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo sự nghiệp GD&ĐT; đồng thời, thực hiện quyết định số 159/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có Chỉ thị số 14/CT-UB ngày 14 tháng 4 năm 2003 về việc triển khai chương trình xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học, nhằm xoá toàn bộ phòng học tranh tre, nứa lá vào năm 2003-2005.
Từ năm 2005 đến nay, Huyện uỷ Hà Trung đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chuyên đề về công tác GD&ĐT. Các văn bản tập trung sự lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT trên địa bàn. Tuy không có Nghị quyết chuyên đề về công tác XHH GD, nhưng trong các văn bản, vấn đề XHH GD đều được trú trọng. Quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Huyện uỷ, UBND, HĐND huyện Hà Trung đã đưa ra các Nghị quyết và kế hoạch thực hiện công tác GD&ĐT.
Và gần đây nhất Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hà Trung lần thứ XX - nhiệm kỳ 2010-2015 xác định mục tiêu phấn đấu: “...Nâng cao chất lượng PCGDTH và THCS, hoàn thành phổ cập THPT vào năm 2015; tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ hàng năm đạt 70%: cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường: các trường đều được xây dựng kiên cố...”. Đồng thời xác định giải pháp trọng tâm: Đẩy mạnh phong trào XHH GD, đa dạng hóa hình thức học tập phù hợp với người lao động, xây dựng XHHT, đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất n- ước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ngành GD&ĐT Hà Trung đã tham mưu cho HĐND và UBND huyện xây dựng các kế hoạch về thực hiện nhiệm vụ PCGDTH, PCGDTHCS; tổ chức Đại hội GD và khuyến học các cấp; xây dựng kế hoạch hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng các xã, phường; kế hoạch xây dựng tr- ường chuẩn Quốc gia; kế hoạch bồi dưỡng GV; kế hoạch huy động các nguồn lực cho GD; tăng cường nguồn ngân sách cho GD,..
Những chủ trương và chính sách đó đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ của lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và mọi người dân đối với GD. Các cấp ủy Đảng, chính quyền các xã, thị trấn đã kịp thời cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách, có kế hoạch triển khai cụ thể, được cán bộ, đảng viên và nhân dân quán triệt và thực hiện đầy đủ. Trên cơ sở này, các xã, thị trấn thành lập các Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện chủ trương XHH GD đảm bảo sát, đúng và hiệu quả.
2.3.2. Một số kết quả của việc thực hiện công tác XHH GD ở huyện Hà Trung
Trong 5 năm trở lại đây, công tác XHH GD của huyện Hà Trung đã đạt được những kết quả sau:
2.3.2.1. Về nhận thức
Việc triển khai thực hiện công tác XHH GD đã giúp phần lớn cấp uỷ Đảng, chính quyền, các Ban ngành đoàn thể từ huyện đến các xã,thị trấn và nhân dân nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của GD&ĐT trong phát triển KT-XH; xác định được tầm quan trọng của công tác XHH GD, nhất là thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
Quá trình thực hiện công tác XHH GD đã giúp được nhiều người nhận thức được nội dung, bản chất của XHH GD và biết cách làm GD theo tinh thần XHH; các cấp, các ngành đã ý thức được việc vận dụng đường lối của Đảng về GD&ĐT, có biện pháp huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào GD và tạo ra sự phối hợp liên ngành dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; đồng thời hiểu rõ mục tiêu của XHH là huy động sức mạnh của toàn xã hội tạo ra nguồn lực thúc đẩy phát triển KT-XH, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.
2.3.2.2. Về sự tham gia của các lực lượng xã hội
Xác định rõ “đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển” và thực hiện XHH GD vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mọi người, của cấp ủy Đảng, chính quyền, các Ban ngành, các tổ chức đoàn thể, nên từ Thị trấn đến các xã đã tích cực vận động quần chúng tham gia công tác GD.
Hội khuyến học huyện và cơ sở xã được thành lập. Đến nay, 100% các xã có Hội khuyến học và chi hội khuyến học khối xóm, cơ quan, trường học, dòng họ, đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường động viên, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Hội khuyến học đã phát động và triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học phát triển rộng khắp; hoạt động khuyến dạy, khuyến học cũng ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có 25 Hội khuyến học cơ sở và 714 chi hội khuyến học ở các thôn, các trường học và một số cơ
quan. 25/25 thị trấn, xã đều làm tốt công tác công tác khuyến học. Các công đoàn trực thuộc liên đoàn lao động Hà Trung đều có Ban khuyến học. Hầu hết các dòng họ đều có ban khuyến học hoạt động có hiệu quả. Tất cả các tổ chức chính trị - xã hội đều làm nhiệm vụ khuyến học.
Các Trung tâm học tập cộng đồng đồng thành lập tại các xã, thị trấn hoạt động theo phương thức không chính quy. Thực hiện phương châm: Tất cả mọi người đều được học, học thường xuyên, học suốt đời, học để làm việc, học để làm người, để phát triển đạo đức, tài năng, góp phần xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Hiện có 100% số xã, thị trấn có TTHTCĐ với bộ máy tổ chức và quy chế hoạt động công khai, nghiêm túc.
Để có được chất lượng GD toàn diện, phải có môi trường GD lành mạnh, phải có sự tham gia tích cực của cá nhân và cả cộng đồng.
Việc triển khai sâu rộng quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng tiểu khu, làng văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa,... đã góp phần tích cực tạo ra môi tr- ường GD tốt. Vì vậy đã hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội, không cho ma tuý xâm nhập vào nhà trường, hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong giờ đến trường và giờ tan học.
Để vận động trẻ em đến trường, ngành GD đã phối hợp với Hội khuyến học, các lực lượng xã hội, các địa phương thực hiện kế hoạch phát triển GD