Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của vietnamchina

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển cổng thương mại điện tử việt nam trung quốc (WWW vietnamchina net) (Trang 60)

i. Ưu điểm

Là một cổng ra đời sau, khi mà Thƣơng mại điện tử ở Việt Nam đã khá phát triển cùng với sự hỗ trợ từ Bộ Thƣơng mại hai nƣớc cổng vietnamchina tạo đƣợc những ƣu điểm nhất định của mình.

Cơ sở dữ liệu về tin tức kinh tế: các thông tin về kinh tế của hai nƣớc

cũng nhƣ quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc đƣợc cập nhật thƣờng xuyên do có sự hỗ trợ của Bộ Thƣơng mại hai nƣớc. Bên cạnh đó, do có sự hỗ trợ của cơ quan chức năng nên các tin tức và thông tin kinh tế đƣợc cung cấp có độ tin cậy cao hơn so với các cổng khác.

Ngôn ngữ: Chỉ với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung nhƣng các

thông tin liên quan đều đƣợc cập nhật đầy đủ và chi tiết ở hai thứ tiếng góp phần giúp doanh nghiệp của hai nƣớc trong việc tham gia giao dịch trên sàn và tìm kiếm bạn hàng.

ii. Nhược điểm:

Cổng vietnamchina ra đời sau nhƣng vẫn mắc phải một số nhƣợc điểm của cổng vietnamchina còn có thêm một số những nhƣợc điểm khác.

Thông tin về sản phẩm: khi một doanh nghiệp chào bán hoặc chào mua

trên sàn thì các thông tin đƣa ra là hết sức sơ sài, chỉ bao gồm: sự giới thiệu sơ qua về công ty, địa chỉ email và số điện thoại liên hệ. Sau đây là một ví dụ về chào mua của một công ty:

Phân loại thành viên: Không phân loại các thành viên tham gia là một

hạn chế lớn của vietnamchina, các thành viên không thấy đƣợc những lợi ích của việc đăng ký thành viên và đóng phí nhƣ vậy không có sự gắn bó lâu dài của các thành viên với mình. Đồng thời, vietnamchina cũng mất đi một khoản doanh thu đáng kể từ việc thu phí. Ngoài ra, việc không đăng ký làm thành

viên cũng sẽ không xác định đƣợc số lƣợng các công ty tham gia giao dịch cũng nhƣ các loại hàng hoá trên sàn dẫn đến khó đánh giá đƣợc hiệu quả của sàn B2B.

Trên sàn vietnanchina chủ yếu là các sản phẩm chào mua, mà rất ít thấy các sản phẩm chào bán. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chƣa thực sự quan tâm và có cái nhìn đúng đắn về Thƣơng mại điện tử. Một thói quen của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là chỉ lên tìm kiếm ngƣời mua thông qua các cổng Thƣơng mại điện tử nhƣng chƣa tận dụng hết lợi ích mà Thƣơng mại điện tử đem lại khi chào bán hàng trên đó.

Hơn nữa, các doanh nghiệp tham gia giao dịch trên vietnamchina lại chủ yếu là các doanh nghiệp Việt Nam mà ít khi thấy xuất hiện một doanh nghiệp của Trung Quốc. Nhƣ vậy, sự thúc đẩy thƣơng mại song phƣơng giữa hai nƣớc thông qua cổng TMĐT B2B vietnamchina chƣa thực sự thành công.

Đánh giá chung về các cổng TMĐT B2B Việt Nam – Trung Quốc hiện nay:

Mặc dù đƣợc các cơ quan chức năng đầu tƣ xây dựng công phu nhƣng nhìn chung các cổng TMĐT B2B giữa Việt Nam – Trung Quốc hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chƣa phù hợp với các SMEs Việt Nam.

Hạn chế lớn nhất hiện này thông tin về hàng hoá và sản phẩm cũng nhƣ thông tin về doanh nghiệp và công ty tham gia giao dịch trên sàn còn khá hạn chế. Nguyên nhân của việc này xuất phát cả từ phía các doanh nghiệp và từ phía các chủ sàn giao dịch. Về phía các doanh nghiệp thì do còn hạn chế nhận thức về TMĐT nói chung và TMĐT B2B nói riêng nên vẫn chƣa có cái nhìn đúng đắn về loại hình này cũng nhƣ những lợi ích mà nó đem lại. Theo quan niệm chung của các SMEs Việt Nam là sàn giao dịch B2B là nơi họ tìm kiếm bạn hàng chứ không phải nơi họ chào bán các loại hàng hoá và sản phẩm của mình. Với một số doanh nghiệp đã quan tâm khai thác đƣợc lợi ích này nhƣng vẫn chƣa thực sự triệt để thể hiện ở việc các thông tin mà các doanh nghiệp thành viên của Việt Nam cung cấp cho chủ sàn còn qua sơ sài.

Các cổng TMĐT B2B Việt Nam – Trung Quốc đƣợc xây dựng trong thời gian qua phục vụ cho Việt Nam nhƣng chƣa thực sự khắc phục đƣợc một số hạn chế gây khó khăn cho các doanh nghiệp SMEs Việt Nam. Hơn nữa, cũng chƣa phát huy đƣợc hết tiềm năng phát triển của mình.

Về phía các chủ sàn: Vì là một sàn giao dịch của Nhà nƣớc nên nhiều khi cũng bị ảnh hƣởng bởi cách làm ăn mang tính bao cấp. Các chủ sàn hoạt động với mục tiêu hàng đầu không phải là lợi nhuận do đó, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tiếp thị và quảng cáo để thu hút các doanh nghiệp tham gia giao dịch trên sàn của mình.

Cùng với sự nỗ lực của các chủ sàn và sự tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam vấn đề về ngôn ngữ không còn là vấn đề quá quan trọng đối với các doanh nghiệp SMEs Việt Nam nữa. Một sàn đƣợc cung cấp cả ba

ngôn ngữ Việt –Trung – Anh sàn còn lại đƣợc cung cấp với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Sự nỗ lực của chủ sàn đã giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tham gia giao dịch hơn.

Các thông tin về kinh tế hiện nay đã đƣợc cung cấp nhƣng vẫn chƣa đƣợc cập nhật một cách thƣờng xuyên, và việc đăng ký các thành viên còn diễn ra một cách quá hình thức chƣa thực sự đánh vào đúng tâm lý của các doanh nghiệp SMEs khi tham gia giao dịch.

Bên cạnh đó, công nghệ mà sàn hiện nay sử dụng chƣa thực sự đạt hiệu quả cao nhất đối với ngƣời sử dụng, các dịch vụ cũng nhƣ tính năng mà sàn cung cấp còn thiếu tính mới mẻ và dập khuôn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển cổng thương mại điện tử việt nam trung quốc (WWW vietnamchina net) (Trang 60)