Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Kinh doanh dược Thiên Thành (Trang 29)

Môi trường kinh tế: là những đặc điểm của hệ thông kinh tế mà trong đó các doanh nghiệp hoạt động. Trong môi trường kinh tế chúng ta tập trung

chủ yếu xem xét mô hình của nó bao gồm các yếu tố: sự tăng trưởng kinh tế, suy thoái, lạm phát, tỷ giá, quan hệ cung cầu trên thị trường… Môi trường kinh tế mà thuận lợi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tận dụng tối ưu các nguồn lực kinh tế, ngược lại nó sẽ gây cản trở cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường tự nhiên: các nhân tố về môi trường tự nhiên (các nhân tố về địa hình, vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên,…) có ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp lựa chọn cách thức đặt kho hàng, quản lý hàng tồn kho, kế hoạch sản xuất sản phẩm, phương thức khai thác tài nguyên… từ đó ảnh hưởng đễn các chi phí quản lý có liên quan. Việc phân tích các nhân tố của môi trường tự nhiên giúp doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch hợp lý làm giảm thiểu các chi phí từ đó có thể đưa ra phương án sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả.

Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ, các yếu tố liên quan đến con người, cộng đồng. Mà nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chính là khách hàng.

+ Tập quán và thị hiếu tiêu dùng: khách hàng thường ưa thích sản phẩm phù hợp với tập quán tiêu dùng của họ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp phải thích ứng với nhu cầu của khách hàng. Nghĩa là chỉ khi nào doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, sản phẩm đó mới có khả năng tiêu thụ thuận lợi và ngược lại. Điều này chi phối cả doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa và nước ngoài.

+ Khả năng thanh toán của khách hàng: Với mỗi cá nhân, mỗi gia đình khả năng thanh toán phụ thuộc vào thu nhập và cơ cấu chi tiêu. Nói chung thu nhập càng cao sức mua càng lớn. Khả năng thanh toán của khách hàng ảnh hưởng đến việc quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp.

Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: là một chủ thể kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, doanh nghiệp phải coi trọng định hướng của Nhà nước là một trong những cơ sở quan trọng để hoạch định chiến lược kinh doanh của mình. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Uy tín của doanh nghiệp: đây là một yếu tố thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, nhà cung cấp, khách hàng về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình; sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường mà không cần dự trữ lượng vốn quá lớn. Hoặc khi doanh nghiệp gặp phải vấn đề trong việc quay vòng vốn thì có thể vay vốn ngân hàng với các điều kiện tín dụng và thủ tục thuận tiện dễ dàng hơn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH DƯỢC THIÊN THÀNH

2.1. Khái quát về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh của công ty TNHH kinh doanh dược Thiên Thành

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Kinh doanh dược Thiên Thành (Trang 29)