Kết cấu vốn lưu động của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Kinh doanh dược Thiên Thành (Trang 40)

Kết cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2011-2013 được thể hiện ở bảng:

Bảng 2: Tổng kết tình hình vốn lưu động giai đoạn 2011-2013:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ %

1.Tiền và tương đương tiền 508,715 3,76% 540,320 3,72% 756,154 4,37% 2.Các khoản phải thu 5.073,418 37,53% 5.553,479 38,24% 7.006,784 40,52% 3.HTK 5.960,541 44,08% 6.340,732 43,66% 8.126,489 47% 4.TSNH khác 1.977,169 14,63% 2.087,414 14,38% 1.402,200 8,11% 5.Tổng 13.519,48 3 100% 14.521,945 100% 17.291,627 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011 – 2013

Nhìn vào số liệu trong bảng ta thấy nguồn vốn lưu động của công ty tăng mạnh qua các năm. Năm 2011 vốn lưu động của 13.519,483 triệu đồng, sang năm 2012 công ty đã tăng cường VLĐ tăng 1.002,102 triệu đồng tương ứng với mức tăng 27,63% so với năm 2011, năm 2013 vốn lưu động là 17.291,627 triệu đồng tăng 4.140,110 triệu đồng tương ứng với mức tăng 61,45% so với năm 2012

Để hiểu rõ hơn về biến động từng bộ phận trong vốn lưu động theo từng năm của công ty xem biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn lưu động

Nhìn vào biểu đồ trên, ta dễ dàng nhận thấy tỷ trọng các bộ phận trong tổng vốn lưu động có sự thay đổi lớn. Cơ cấu vốn cả ba năm chiếm tỷ trọng lớn đều là HTK và các khoản phải thu, năm 2011 vốn tiền và tương đương tiền chiếm 3,76 % tổng VLĐ, cho thấy công ty đang có lượng tiền dự trữ nhỏ thể hiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty đang ở mức thấp. Tuy nhiên qua biểu đồ trên ta thấy vồn bằng tiền đang có chiều hướng tăng dần qua từng năm, điều này cho thấy công ty đang chú trọng hơn đến khoản tiền dự trữ để đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn. Tỷ trọng vốn về các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối. Năm 2011 là 37,53% , năm 2012 là 38,24% còn sang năm 2013 là 40,52%. Kết cấu này xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của ngành Dược phẩm. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này với các chuyến hàng hợp đồng tới các bệnh viện có thời gian dài nên vốn bị ứ đọng nhiều. Thêm nữa giá trị các chuyến hàng thương mại là lớn nên công tác thanh toán của khách hàng thường chậm hơn, gây nên tình trạng ứ đọng vốn lớn trong các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Kinh doanh dược Thiên Thành (Trang 40)