Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Kinh doanh dược Thiên Thành (Trang 54)

Bảng 7: Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty:

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Tiền và tương đương tiền 508,715 540,320 756,154 31,605 6,21% 215,834 39,95% Khoản phải thu 5.073,418 5.553,479 7.006,784 480,061 9,46% 1.453,305 26,17% Hàng tồn kho 5.960,541 6.340,732 8.126,489 380,191 6,38% 1.785,757 28,16% TSNH khác 1.977,169 2.087,414 1.402,200 110,245 5,58% (685,214) -32,83% Nợ ngắn hạn 3.588,053 4.537,749 6.588,340 949,696 26,47% 2.050,591 45,19% Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 3,77 3,20 2,62 (0,57) -15,07% (0,58) -17,99% Hệ số thanh toán nhanh 1,56 1,34 1,18 (0,21) -13,68% (0,16) -12,26% Hệ số thanh toán ngay 0,14 0,12 0,11 (0,02) -16,02% (0,00) -3,61%

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011 – 2013

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty thì các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty là khá quan trọng. Bởi nó cho người đọc biết được tình hình tài chính của công ty, hiệu quả sử dụng vốn ra sao và mức độ an toàn về tính thanh khoản của công ty trong tương lai.

Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết tình hình thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn, đánh giá tài sản ngắn hạn sẽ tài trợ cho khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như thế nào. Thông qua bảng trên ta thấy hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua ba năm 2011, 2012 và 2013 đều ở mức hơn 2 và hơn 3 lần. Đây là một mức cao bởi không chỉ khoản mục nợ ngắn hạn của công ty được tài trợ hoàn toàn từ tài sản ngắn hạn mà tài sản ngắn hạn sau khi tài trợ còn thừa ra rất nhiều. Điều này đảm bảo an toàn tuyệt đối cho rủi ro thanh khoản của công ty nhưng cũng nói lên rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao, bởi chi phí sử dụng vốn dài hạn cao hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn mà một phần vốn dài hạn đã được dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Hệ số này tuy cao nhưng lại giảm dần từ năm 2011 đến năm 2013. Đây là một dấu hiệu tốt bởi độ an toàn của công ty thì vẫn được đảm bảo mà vốn thì được sử dụng hiệu quả hơn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức vừa phải và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Trong năm 2011 công ty có 1,56 đồng tài sản ngắn hạn (ngoại trừ hàng tồn kho) để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn; năm 2012 chỉ số thanh toán nhanh của công ty đạt 1,34 và năm 2013 là 1,18.

Như vậy hệ số thanh toán nhanh của công ty những năm gần đây ngày càng giảm; điều này cho thấy công ty đang gặp khó khăn hơn trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trong năm. Mặc dù vậy, chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn luôn lớn hơn 1 trong cả ba năm, điều này đảm bảo cho khả năng thanh toán nhanh của công ty luôn ở mức an toàn.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty ở mức cao, tiền và tương đương tiền cả ba năm luôn ở mức 45% đến 50% tổng VLĐ do tốc độ

tăng của tiền và tương đương tiền cao hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; cho thấy DN luôn dễ dàng trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả trong năm.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cao công ty càng chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, uy tín của công ty cũng được nâng lên, nhờ vậy công ty có điều kiện nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình. Tuy nhiên, tiền mặt hiện có nhiều cũng không phải là thực sự tốt cho công ty, bởi khi tiền nhàn rỗi được để không, không đầu tư thì sẽ không sinh lời, làm mất nhiều cơ hội đầu tư của công ty.

Như vậy ta có thể thấy rằng khả năng thanh toán là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như sự phát triển bền vững lâu dài của mỗi doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH DƯỢC

THIÊN THÀNH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Kinh doanh dược Thiên Thành (Trang 54)