Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Kinh doanh dược Thiên Thành (Trang 46)

Bảng 4: Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh thu thuần 28.022,690 31.242,072 37.710,679 3.219,382 11,49% 6.468,607 20,70% VLĐ bq 13.027,484 14.020,714 15.906,786 993,230 7,62% 1.886,072 13,45%

Lợi nhuận sau

thuế 6.637,583 7.371,349 9.181,367 733,766 11,05% 1.810,018 24,55% Vòng quay VLĐ 2,151 2,228 2,371 0,077 3,59% 0,142 6,39% Kỳ luân chuyển VLĐ 167,36 161,56 151,85 (5,81) -3,47% (9,7) -6,01% Mức tiết kiệm VLĐ -503,34 -1.017,14 Hệ số đảm

nhiệm VLĐ 0,465 0,449 0,422 (0,016) (0,035) (0,027) -6,01%

Tỷ lệ sinh lời

VLĐ 0,510 0,526 0,577 0,016 3,13% 0,051 9,69%

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011 – 2013

*Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

Đây được xem như chỉ tiêu cơ bản nhất để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp,nó cho biết trong kỳ VLĐ đã hoàn thành bao nhiêu vòng tuần hoàn và mỗi vòng mất bao nhiêu thời gian thông qua hai chỉ tiêu cụ thể đó là:

Vòng quay vốn lưu động:

Trong năm 2011 vòng quay vốn lưu động là 2,151 vòng, năm 2012 vòng quay vốn lưu động là 2,228 vòng, năm 2012 so với năm 2011 vòng quay VLĐ đã tăng 0,077 vòng. Nguyên nhân là do là do tốc độ tăng mạnh của

doanh thu thuần: năm 2012 tăng 3.219,382 triệu đồng (11,49%)so với năm 2011. Mặc dù vốn lưu động bình quân tăng: năm 2012 tăng 993,230 triệu đồng (7,62%) so với năm 2011. Do đó, vòng quay của VLĐ tăng lên, thể hiện hiệu quả gia tăng khi doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ được nâng cao rõ rệt.

Năm 2013 vòng quay vốn lưu động là 2,371 vòng, tăng 0,142 vòng so với năm 2012. Trong năm 2013 cả hai nhân tố doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân đều tăng đáng kể, đây cũng là một tín hiệu đáng mừng với công ty. Mặc dù số vòng quay vốn lưu động của công ty không lớn nhưng cũng chưa thể khẳng định chắc chắn hiệu quả sử dụng VLĐ không cao bởi vì công ty thường nhận các hợp đồng kinh doanh thường dài, do vậy dẫn đến tình trạng vốn lưu động có tốc độ luân chuyển không cao.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Đây là chỉ tiêu ngược lại so với chỉ tiêu vòng quay VLĐ. Do đó khi vòng quay vốn lưu động tăng thì kỳ luân chuyển VLĐ của công ty giảm và ngược lại: Như trên ta thấy vòng quay VLĐ năm 2012 tăng 0,077 vòng so với năm 2011 làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm, cụ thể là: năm 2011 kỳ luân chuyển VLĐ là 167,36 ngày, năm 2012 là 161,56 ngày. Năm 2012 công ty hoạt động tốt, trình độ quản lý và sử dụng vốn tại công ty được nâng cao và chú trọng. Năm 2013 vòng quay vốn lưu động 2,371 vòng, tăng so với năm 2012 là 0,142 vòng. Vòng quay VLĐ tăng làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm. Năm 2012 kỳ luân chuyển VLĐ là 161,56 ngày, năm 2013 là 151,85 ngày, giảm 9,7 ngày so với năm 2012.

Qua hai chỉ tiêu trên có thể thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đang có những cải thiện nhất định trong điều kiện công ty không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty cần nghiên cứu kĩ các xu hướng biến đổi của thị trường , từ đó có biện pháp điều chỉnh nhằm đạt tốc

độ tăng vòng quay VLĐ cao hơn, tạo ra lợi thế cho công ty trứơc các đối thủ cạnh tranh nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

*Mức tiết kiệm của vốn lưu động:

Trong năm 2012 công ty đạt thành tích đáng kể trong việc tiết kiệm vốn lưu động, đạt ở mức 503,34 triệu đồng. Đồng thời số vòng quay vốn lưu động tăng đáng kể làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm được 5,81 ngày. Đây là chỉ tiêu rõ ràng nhất thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt hơn năm 2012 so với 2011. Tương tự năm 2013 công ty tiết kiệm vốn lưu động ở mức 1.017,14 triệu đồng so với năm 2012. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với công ty khi tình hình kinh tế chung đang ở trong giai đoạn khó khăn, nhưng công ty vẫn có những kế hoạch đúng đắn để tiết kiệm vốn lưu động đưa vào kinh doanh.

* Hệ số đảm nhiệm (hàm lượng vốn lưu động):

Qua các số liệu trên ta thấy trong năm 2011 công ty phải có 0,465 đồng vốn lưu động để tạo ra 1 đồng vốn doanh thu, năm 2012 là 0,449 đồng. Hàm lượng vốn lưu động năm 2012 đã giảm 0,016 so với năm 2011. Năm 2013 hàm lượng VLĐ là 0,422, năm 2012 là 0,449; hàm lượng VLĐ năm 2013 đã tăng nhẹ so với năm 2012 là 0,027, chứng tỏ công ty đã nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ và giải phóng được một lượng vốn lưu động. Doanh thu thuần năm 2012 tăng 11,49% so với năm 2011. Vốn lưu động bình quân năm 2012 tăng 7,62% so với năm 2011. Năm 2012 so với năm 2011 mức tăng doanh thu thuần lớn hơn mức tăng của VLĐ bình quân do vậy hàm lượng vốn lưu động đã giảm. Tương tự năm 2013 so với năm 2012 mức tăng doanh thu thuần cũng lớn hơn mức tăng của VLĐ bình quânviệc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp công ty tiết kiệm được lượng VLĐ, đây là kết quả tốt thể hiện khả năng quản lý và sử dụng hiệu quả VLĐ của công ty.

Trong thời gian tới công ty cần có các giải pháp để làm giảm hệ số đảm nhiệm này, nhằm nâng cao mức sinh lời trên mỗi đồng vốn lưu động , từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động :

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng có hiệu quả.

Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động là 0,51, năm 2012 là 0,526; năm 2013 là 0,577. Có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động thì Công ty tạo ra 0,51 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011; 0,526 đồng năm 2012 và 0,577 đồng năm 2013. Năm 2012 hiệu suất sử dụng VLĐ được cải thiện hơn: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 đã tăng 0,016 đồng tương ứng tỷ lệ 3,13%, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,051 đồng, tương ứng tủ lệ 9,69%.Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty có tốc độ tăng cao hơn VLĐ bình quân hàng năm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Kinh doanh dược Thiên Thành (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w