Công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2009 2013

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương (Trang 28)

2.2.2.1 Quy mô và thời gian đào tạo

Công nghệ không ngừng phát triển, công ty luôn khuyến khích sự học hỏi của nhân viên trong công ty, vì vậy quy mô đào tạo của công ty luôn mở rộng.

Bảng 7: Quy mô đào tạo nhân viên BDC

Nguồn: Phòng Nhân sự Đvt: người

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nhân viên 39 43 53 55 61

Tổng nhân viên đi đào tạo 10 11 14 17 19

Đào tạo khác 6 6 7 11 10 Qua bảng trên cho ta thấy số lương cán bộ công nhân viên được đi đào tạo qua các năm tăng đều, điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đến chất lượng làm việc của nhân viên. Năm 2013 số luợng được đi đào tạo là 19 người chiếm 31,14% trên tổng số người trong công ty, trong đó số người được đi đào tạo chuyên môn là 9 người chiếm 47% , đào tạo khác chiếm 53% với số lượng 10 người. Công ty không chỉ chú trọng phát triển nâng cao tay nghề mà còn hướng tới nhân viên của mình có một cái nhìn tốt, một sự phát triển toàn diện như phát triên kỹ năng giao tiếp, khả năng phán đoán, giúp nhân viên đưa ra những nhận định đúng đắn cho công ty, đưa công ty tới một tầm cao mới.

Trong thời gian đào tạo để không ảnh hưởng đến năng xuất lao động của công ty các nhân viên trong công ty sẽ được đào tạo sau giờ nghỉ làm, ngoài ra đối với nhân viên kỹ thuật sẽ được đào tạo ngay trong giờ làm, áp dụng luôn lý thuyết vào thực tiễn làm nâng cao hiệu quả đào tạo, thời gian đào tạo là 2 tuần từ ngày 03 tháng 7 đến ngày 17 tháng 7 hàng năm, do sự sắp xếp thời gian nên cũng có sự chênh lệch.

2.2.2.2 Phương pháp đào tạo

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có nhiều phương pháp, nhưng phương pháp tối ưu nhất là tùy thuộc vào đối tượng và điều kiện mà công ty hiện có để áp dụng sao cho có hiêu quả nhất. BDC đã sử dụng 3 phương pháp cho đội ngũ công nhân viên của mình. Đối với nhân viên mới công ty sẽ sử dụng phương pháp kèm cặp nhân viên cũ trong công ty cùng giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc giúp nhân viên viên mới có thể hòa đồng với đồng nghiệp một cách dễ dàng hơn, giúp mọi người hiểu nhau trong công việc sẽ thuận lợi, tìm ra biết thiếu xót chỗ nào và kịp thời sửa chữa không làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của công ty.

Đối với kỹ sư để nâng cao tay nghề công ty áp dụng phương pháp đào tạo chuyên môn đối với các kỹ sư. Công nghệ máy móc ngày một thay đổi vì vậy phải nắm bắt kịp thời cách sử dụng, sửa chữa và bảo trì chúng đem lại lòng tin đối với khách hàng, vì vậy mỗi khi một sản phẩm khoa học mới ra đời công ty sẽ cử những kỹ sư có kinh nghiệm đi đào tào theo hình thức đào tạo trong hoặc ngoài công ty tùy vào mặt từng sản phẩm và

Đối với phương pháp mô phỏng tuy mới được công ty áp dụng trong 2, 3 năm trở lại đây nhưng lại đem khá nhiều hứng thú cho học viên khi học, học viên có thể tham gia tương tác trực tiếp, tạo tính hiệu quả cao trong quá trình học, được áp dụng để tăng khả năng giao tiếp, ứng xử của mọi nhân viên trong công ty.

Là một công ty trẻ vì vậy cán bộ công nhân viên trong công ty không thể không có

thiếu xót trong khi làm việc, và gặp một số khó khăn nhất định. Trong nhưng năm trở lại đây đặc biệt trong năm 2013 công ty đã rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty.

Với khả năng hiện có công ty đã tìm kiếm đội ngũ giảng viên có giỏi, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tự động hóa để đào tạo chuyên môn cho nhân viên bên cạnh đó công ty cũng đầu tư thêm máy móc phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của cán bộ công nhân viên được tốt hơn.

Ngoài ra để tiết kiệm kinh phí đào tạo công ty cũng tận dụng những nhân viên giỏi nhất trong công ty hỗ trợ đào tạo và đào tạo các nhân viên khác trong công ty.

2.2.3.4 Kinh phí đào tạo

Dự tính ngân sách cho đào tạo: Sau các bước trên, công ty xác định các mục chi phí rõ ràng để từ đó tổng hợp mọi chi phí đào tạo cho một khoá đào tạo. Như vậy, nhà quản lý sẽ dễ dàng chi tiêu cũng như quản lý và theo dõi chi phí dễ dàng hơn. Nhà quản lý sẽ vạch ra các loại chi phí cho đào tạo. Hàng năm, công ty trích ra 10% quỹ đầu tư phát triển dành cho đào tạo.

Những khoản chi phí mà công ty vạch ra : + Chi phí cho người đi dạy

+ Chi phí cho người đi học + Chi phí quản lý

Bảng 8: Ngân sách đào tạo của công ty

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính Đvt: 1.000đ Hình thức đào tạo Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013/2012 Số tiền Tỉ lệ(%) Đào tạo bên trong 9.000 12.000 14.000 17.000 23.000 6.000 35,29 Đào tạo bên

ngoài

Tổng 21.000 26.000 29.000 37.000 45.000 8.000 21,62

Qua bảng trên cho thấy công ty khá quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty, ngân sách đào tạo tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2013 công ty đã trích cho hình thức đào tạo bên trong là 23.000 nghìn đồng tăng 6.000 nghìn đồng so với năm 2012 chiếm 35,29%, ngân sách công ty chi trả cho đào tạo bên ngoài có tăng xong không nhiều, mức độ chênh lệch giữa các năm không đáng kể . Đào tạo bên ngoài năm 2013 là 25.000 nghìn đồng tăng 5.000 nghìn đồng tương đương với 25% so với năm 2012.nhìn chung công ty luôn khuyến khích nhân viên của mình nâng cao tay nghề song đào tạo bên ngoài được công ty quan tâm nhiều nhất.

2.2.2.5 Nội dung các khóa đào tạo

Để nâng cao tính hiệu quả trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công ty luôn vạch rõ những thiếu xót từ những nhân viên của mình từ đó đưa ra nội dung đào tạo phù hợp với từng người, từng vị trí.

Bảng 9: Nội dung khóa đào tạo năm 2009-2013

Nguồn: Phòng Nhân sự Đvt: Người

STT Nội dung đào tào Năm

Đào tạo kỹ thuật 2 5 7 11 14

Đào tạo giao tiếp ứng xử - - 4 8 5

2 Đào tạo lý luận chính trị

Phổ biến chính sách, nghị quyết, chủ chương của Đảng

7 10 9 12 11

3 Đào tạo văn hóa công ty

Phổ biến các quy định, nội quy, kỷ luật của công ty

12 11 14 9 13

4 Đào tạo phương pháp công tác

Phương pháp tiến hành công việc 4 6 9 10 13

Phương pháp bố trí, sắp xếp thời gian

- 3 6 6 9

Phương pháp phối hợp - - - 8 12

Nhìn chung nội dung của các khóa đào tạo năm 2009- 2013 không có gì thay đổi đáng kể, năm 2011 nhận thấy giao tiếp là chià khóa thành công vì vậy công ty đã mở lớp đào tạo giao tiếp ứng xử đầu tiên với số lượng là 4 người. Năm 2012 công ty bắt đầu đào tạo thí nghiệm phương pháp phối hợp, cách bố trí sắp xếp thời gian làm việc hợp lý có hiệu quả. Số lượng được đi đào tạo qua các năm tăng đáng kể. Đào tạo kỹ thuật chuyên môn vẫn được chú trọng nhất với số lượng là 14 người năm 2013.

Về đào tạo chuyên môn kĩ thuật: Nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc của nhân viên trong công ty. Năm 2009-2013 có nhiều nhân viên mới được tuyển dụng nên việc đào tạo kĩ năng chuyên môn là cần thiết, hơn nữa một số nhân viên có kĩ năng chuyên môn chưa cao nên công ty muốn đào tạo lại những nhân viên đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cuả công việc trong thời đại của công nghệ tự động hóa.Công ty đã mở các lớp đào tạo về kỹ thuật chuyên tự động hóa cho các kỹ sư tay nghề còn trẻ và giao tiếp ứng xử cho nhân viên văn phòng như nhân viên marketing để nhân viên tự tin khi giao tiếp, biết cách ứng xử trong mọi tình huống với khách hàng.

Về đào tạo chính trị, lí luận: Giúp nhân viên hiểu rõ về tư tương của Đảng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, là một công ty khá trẻ vì vậy kiến thức về tư tưởng của Đảng trong lĩnh vực kinh tế trong thời kì đổi mới vẫn còn hạn chế. Bước đầu mới chỉ là phổ biến các chính sách, chủ trương, các quy định của Đảng và Nhà nước mà chưa có sự chuyên sâu để nhân viên có được trình độ vững vàng trước công việc và thực hiện đúng.

Đào tạo văn hóa doanh nghiệp: Định hướng xuyên suốt cho mỗi CBNV suy nghĩ và hành động theo những tiêu chí văn hóa mà Công ty đã xác lập như nội quy, quy định, kỷ luật trong công ty. Con người là yếu tố quan trọng nhất, tinh thần đồng đội được đề cao, sáng tạo đổi mới tự giác, không chùn bước trước khó khăn, thực hiện tốt các nội quy, quy

đinh trong công ty: tâm niệm mang tới sự tiện ích từ sản phẩm đến cho khách hàng của mình cũng là sự tiện ích cho chính mình đã giúp BDC chiếm được lòng tin của khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp dần trở thành một phần không thể thiếu trong sự thành công của công ty, giúp công ty tạo được lòng tin từ khách hàng mang lại lợi ích không chỉ là ở hiện tại mà nó còn phát triển hơn trong tương lai.

Về phương pháp công tác: Giúp nhân viên có kỹ năng sắp xếp, tiến hành công việc trong thoi gian hợp lý, đào tạo cách thức phối hợp làm việc nhóm hiệu quả. Công ty đã mở các lớp đào tạo về phương pháp tiến hành công việc, bố trí sắp xếp thời gian và phương pháp phối hợp để giúp nhân viên có phương pháp làm việc khoa học, ít tốn công sức và thời gian mà vẫn đạt hiệu quả cao trong công việc, tăng khả năng làm việc nhóm đối với từng bộ phận chức năng, tạo tính tập thể cao trong công ty với phương pháp phối hợp.

Công ty luôn hướng tới phát triển toàn diện cho cán bộ công nhân viên trong công ty

không chỉ về mặt chuyên môn mà còn cả về mặt xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương (Trang 28)