hợp giữa kèm cặp và sử dụng mô phỏng tăng hiệu quả đào tạo cho nhân viên.
3.2.5 Giải pháp về chính sách khuyến khích nhân viên trong và sau quá trình đào tạo tạo
Do kinh phí cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế, vì vậy các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên trong công ty còn nhiều thiếu sót khiến cho mức độ và khả năng làm việc cho công ty đối với mỗi cán bộ công nhân viên còn hạn chế hay làm không hết khả năng mình có.
Lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người trong một điều kiện cụ thể nhất định. Lợi ích trước hết là lợi ích kinh tế thể hiện rõ mối quan hệ giữa những người lao động, giữa người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình làm việc. Lợi ích cá nhân có tác động trực tiếp tới người lao động và tạo ra sự quan tâm nhiều hơn ở người lao động. Lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người, do đó lợi ích tạo ra động lực thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn, có hiệu quả hơn. Mức độ thảo mãn càng nhỏ thì động lực càng yếu.
Như vậy, nhu cầu của nhân viên tạo ra động cơ thúc đẩy họ tham gia làm việc, song chính lợi ích của họ mới là động lực trực tiếp thúc đẩy họ làm việc có hiệu quả cao. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải đặc biệt quan tâm tới lợi ích của nhân viên. Để kích thích lợi ích của nhân viên công ty cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, khả năng làm việc của nhân viên, các chính sách về tiền lương, tiền thưởng....
Việc đánh giá đúng hiệu quả lao động giúp cho việc trả công lao động được hợp lý, xác định chế độ làm thưởng phạt phù hợp. Điều này tác động trực tiếp đến nhân viên. Công ty cần thường xuyên tổ chức các chiến dịch thi đua với các phần thưởng dành cho cá nhân kinh doanh xuất sắc nhất. Cần phải có những đợt tổng kết các phong trào thi đua từ đó sẽ có những phần thưởng cho các cá nhân và tạo động lực cho họ làm việc tốt hơn. Ngoài ra công ty cũng cần tổ chức các buổi giao lưu cho nhân viên công ty như đi chơi dã ngoại, thể thao tạo bầu không khí dân chủ toàn công ty, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa nhà quản trị các cấp và nhân viên trong công ty, giữa nhân viên với nhân viên.
Tạo điều kiện luân chuyển công việc mới đối với những cá nhân có thành tích tốt trong quá trình làm việc, phù hợp với năng lực của từng nhân viên trong công ty.
Một doanh nghiệp vững mạnh là một doanh nghiệp không chỉ có số vốn đầu tư lớn mà nó phụ thuộc chủ yếu vào khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên trong công ty để từ số vốn bỏ ra ban đầu mà công ty có thể thu về mức lợi nhuận gấp một hay gấp 2 lần. Chính vì vầy khuyến khích nhân viên làm việc là một phần không thể thiếu nó tạo động lực cho nhân viên cống hiến hết mình, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết với công ty, vì sự ngiệp phát triển của công ty.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế như hiện nay trước xu thế đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh với thế giới thì phải không ngừng tạo ra cho mình đội ngũ lao động với đầy đủ tố chất cần thiết để đứng vững trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt như hiện nay. Muốn được như vậy công ty phải thực sự chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình. Như vậy sẽ giúp công ty khai thác được tối đa những nguồn lực hiện có và nhanh chóng nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào công ty.
Sự phát triển của đất nước cũng như sự thành công của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu yếu tố con người. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một Công ty có tồn tại và phát triển được hay không đều phụ thuộc vào việc Công ty có sử dụng và quản lý nguồn nhân lực của mình có hiệu quả hay không. Vì vậy, Công ty phải chú trọng tới việc sử dụng con người, đào tạo và tuyển dụng một cách có hiệu quả.
Qua thời gian thực tập tại Công ty và nghiên cứu đề tài này, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và thực tiễn để củng cố thêm kiến thức đã học ở trường. Cùng với sự giúp đỡ của anh chị, cán bộ công nhân viên tại các phòng ban trong Công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương và với sự hướng dẫn của cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Lan, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Với tình cảm chân thành em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân nơi em học tập và rèn luyện tới các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy chỉ, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài.Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Thị Phương Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt chuyên đề này.Đồng thời
em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương.
Với thời gian ngắn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế ví vậy chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong sự giúp đỡ của thầy cô, em hy vọng những đề xuất của mình sẽ được áp dụng và giúp ích trong việc tạo động lực cho người lao động, từ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
1. GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền - Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp. Nhà Xuất Bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
2. Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân năm 2007
3. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Đào – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Nhà Xuất Bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
4. Hà Văn Hội, Giáo trình quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, NBX Bưu Điện Hà Nội tháng 4 - năm 2007
5. Giáo trình quản trị nhân sự, NXB thống kê TP HCM năm 2010
6. Vũ Thùy Dương - Hoàng Văn Hải , Giáo trình quản trị nhân lực, NXB thống kê Hà Nội năm 2010.
7. Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, NXB thống kê Hà Nội 2002.
8. Con người, chìa khóa thành công, nghệ thuật sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh, NXB thống kê 2002.
9. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tài liệu về các hình thức nội dung phương pháp đào tạo từ năm 2009-2013 công ty cổ phần điện tự động hóa Bình Dương 10. Các webside