Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học của gà mắc bệnh cầu trùng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu BỆNH cầu TRÙNG ở đàn gà NUÔI tại một số xã THUỘC HUYỆN yên PHONG TỈNH bắc NINH (Trang 84)

- Ph ương pháp xét nghiệm mẫu phân: Kiểm tra noãn nang trong phân bằng phương pháp phù nổi với dung dịch muối bão hoà Phươ ng pháp này

4.2.4.Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học của gà mắc bệnh cầu trùng

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.4.Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học của gà mắc bệnh cầu trùng

Máu là một tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe nói chung và của gia cầm nói riêng, vì vậy sự biến đổi của máu là chỉ tiêu quan trọng không thể

thiếu được trong quá trình chẩn đoán bệnh. Để góp phần cung cấp thông tin đầy

đủ hơn về bệnh cầu trùng ở gà chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học cơ bản của gà mắc cầu trùng. Do điều kiện và thời gian không cho phép nên chúng tôi mới chỉ tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học cơ

bản của giống gà Ai cập (4 tuần tuổi) mắc cầu trùng và gà Ai cập khỏe mạnh (cùng ở 4 tuần tuổi). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở các bảng 11, 12.

4.2.4.1 Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của gà Ai Cập (4 tuần tuổi) mắc bệnh cầu trùng

Hồng cầu là một trong những thành phần hữu hình của máu, nó được sinh ra sớm vào ngày thứ 14 trong quá trình ấp, khi gà nở ra, lớn lên thì tủy xương là nơi sinh ra hồng cầu. Màu của hồng cầu là màu vàng lục của sắc tố

Hemoglobin chứa trong hồng cầu tập trung nhiều mà thành. Số lượng hồng cầu của một loài tương đối ổn định, tuy nhiên nó cũng có sự thay đổi phụ

thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố của bệnh. Bệnh tật làm ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của hồng cầu và một số chỉ tiêu của hệ hồng cầu.

Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của gà Ai Cập 4 tuần tuổi mắc bệnh cầu trùng được chúng tôi thể hiện qua bảng 4.8.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của gà Ai Cập (4 tuần tuổi) mắc bệnh cầu trùng STT Chỉ tiêu Gà bệnh (n = 20) x m X± Đối chứng (n = 20) x m X± p

1 Số lượng Hồng cầu (triệu/mm3) 1,84 ± 0,05 (1,65 – 2,10) 2,51 ± 0,03 (2,38 – 2,70) < 0,05 2 Hàm lượng Hb (mg%) 7,36 ± 0,18 (6,5 – 8,3) 9,71 ± 0,22 (9,0 – 11,5) < 0,05 3 Tỷ khối huyết cầu (%) 23,58 ± 0,45 (21,5 – 26,0) 31,14 ± 0,43 (30,0 – 34,5) < 0,05 4 Thể tích bình quân của Hồng cầu (µm3) 127,80 123,77 < 0,05 5 Nồng độ huyết sắc tố bình quân (%) 31,21 31,18 > 0,05

6 Lượng huyết sắc tố bình quân trong

một hồng cầu (pg) 40,00 38,84 < 0,05

Qua bảng 4.11 cho thấy: số lượng hồng cầu ở gà Ai cập khoẻ trung bình 2,51 ± 0,03 triệu/mm3 (dao động 2,38 – 2,70). Khi gà mắc bệnh số lượng hồng cầu bị giảm 1,84 ± 0,04 triệu/mm3 (dao động 1,65 – 2,10). Khi gà mắc bệnh cầu trùng làm gà ủ rũ, mệt mỏi, ăn ít, dinh dưỡng cung cấp không đủ, do vậy khả năng sinh hồng cầu giảm.

Theo Cù Xuân Dần (1996) số lượng hồng cầu gà là 2,5 - 3,2 (triệu/mm3). Như vậy số liệu của chúng tôi cũng phù hợp với số liệu của tác giả.

- Hàm lượng huyết sắc tố tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu, khi hồng cầu giảm hàm lượng huyết sắc tố cũng giảm, ở gà khoẻ hàm lượng huyết sắc tố trung bình 9,71 ± 0,22 mg% (dao động 8,6 - 11,50 mg%). Ở gà bệnh hàm lượng huyết sắc tố giảm đi trung bình còn 7,36 ± 0,18 mg% (dao động 6,5 – 8,3 mg%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 - Tỷ khối hồng cầu (Hematocrit) là tỷ lệ phần trăm khối lượng hồng cầu

trong một thể tích máu nhất định, đơn vị tính là %. Tỷ khối hồng cầu có thể

tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy việc xác định tỷ khối hồng cầu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán.

- Tỷ khối huyết cầu của gà khoẻ là trung bình 31,14 ± 0,43 % (dao

động 30,0 – 34,5%) và gà bệnh giảm còn 23,58 ± 0,45 % (dao động 21,5 – 26,0 %). Nguyên nhân là do số lượng hồng cầu giảm xuống dẫn đến thể tích hồng cầu so với thể tích máu toàn phần giảm nên tỷ khối hồng giảm. Theo kết quả nghiên cứu báo cáo tốt nghiệp của Nguyễn Văn Khoa - Thú y K40 tỷ khối hồng cầu của gà ISA là 33,10 ± 2,20%, gà Ri: 32,90 ± 1,55%, gà AA: 31,20 ± 1,54%, gà Đông Cảo: 34,70 ± 1,65%, gà Lương Phượng: 31,09 ± 2,05%, gà Goldline: 30,17 ± 2,00%. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm trong khoảng giao động chung.

Qua khảo sát chúng tôi thấy khi gà khoẻ thể tích bình quân HC là 123,77 µm3còn khi gà bị bệnh cầu trùng thể tích bình quân HC là 127,80 µm3 . Như vậy khi gà bị cầu trùng thì thể tích trung bình hồng cầu cao hơn so với gà bình thường.

Theo Hồ Văn Nam (1982) thì thể tích bình quân của hồng cầu ở gà là 127 µm3. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như vậy.

Kết quả khảo sát nồng độ huyết sắc tố bình quân của gà khoẻ là 31,18% trong khi đó gà bệnh là 31,21%.

- Lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu (pg) đó chính là lượng Hemoglobin chứa trong một hồng cầu. Hàm lượng huyết sắc tố bình quân của gà khoẻ là 38,84 pg, còn ở gà bệnh trung bình là 40,00 pg. Trong khi lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu của gà bệnh thay đổi không đáng kể so với gà khoẻ (p > 0,05) thì nồng độ huyết sắc tố bình quân của gà bệnh lại cao hơn gà khoẻ, chứng tỏ một phần đáng kể hồng cầu bị vỡ trong máu của gà bệnh do phản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

4.2.4.2 Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu bạch cầu của gà Ai Cập (4 tuần tuổi) mắc bệnh cầu trùng.

Mỗi loài đều có một số lượng bạch cầu nhất định nhưng lại rất dễ bị

thay đổi và dao động phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể, nó phản ánh được khả năng bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu hệ bạch cầu gà Ai Cập (4 tuần tuổi) được chúng tôi trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu hệ bạch cầu của gà Ai Cập (4 tuần tuổi) Chỉ tiêu Gà bệnh (n = 20) x m X± Đối chứng (n = 20) x m X± p Số lượng Bạch cầu (nghìn/mm3) 30,76 ± 0,36 (29,2 – 32,5) 27,07 ± 0,67 (23,3 – 29,6) < 0,05 Công thức bạch cầu Bạch cầu đa nhân trung tính (%) 57,4 ± 0,57 (54,9 – 60,2) 28,17 ± 0,81 (24,5 – 33,0) < 0,05 Bạch cầu ái toan (%) 5,77 ± 0,21 (4,8 – 6,8) 4,17 ± 0,16 (3,5 – 5,0) > 0,05 Bạch cầu ái kiềm (%) 0,5 ± 0,17 (0 – 1,5) 0,6 ± 0,16 (0 – 1,5) > 0,05 Bạch cầu đơn nhân lớn (%) 2,26 ± 0,14 (1,5 – 3,0) 4,9 ± 0,13 (4,2 – 5,5) < 0,05 Tế bào Lympho (%) 34,1 ± 0,66 (30,5 – 37,5) 60,5 ± 1,09 (53,5 – 64,5) < 0,05

Qua bảng 4.12 chúng tôi thấy: số lượng bạch cầu ở gà khoẻ trung bình 27,07 ± 0,67 nghìn/mm3 (dao động 23,3 – 29,6 nghìn/mm3). Khi gà bị bệnh thì số lượng bạch cầu tăng cao hơn so với gà khoẻ 30,76 ± 0,36 nghìn/mm3 (dao động từ 29,2 – 32,5 nghìn/mm3). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 Về tỷ lệ các loại bạch cầu chúng tôi thấy: ở gà bệnh tỷ lệ bạch cầu đa

nhân trung tính và bạch cầu ái toan tăng lên rõ rệt so với gà khoẻ.

- Bạch cầu đa nhân trung tính của gà bệnh là 57,4 ± 0,57 %; trong khi

đó, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính của gà khoẻ là: 28,17 ± 0,81 %. Tỷ lệ

bạch cầu ái toan của gà bệnh là 5,77 ± 0,21%, trong khi đó tỷ lệ này của gà khoẻ là: 4,77 ± 0,16 %. Cùng với sự tăng của bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan thì tỷ lệ tế bào lympho cũng giảm tương ứng.

Sự thay đổi của công thức bạch cầu, theo chúng tôi có thể xảy ra do tác

động của sự nhiễm khuẩn trong quá trình bệnh đã kích thích sự tăng thực sự

của bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính trong một phạm vi nào đó để

chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào một cơ thểđã bị suy giảm sức đề kháng. Tỷ lệ bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan tăng lên là phù hợp với phản ứng tự nhiên của sinh vật, trong các quá trình bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính, tỷ lệ bạch cầu trung tính thường tăng lên (Smith, 1972; Vũ triệu An, 1978; Jubb, K.V. và Kennedy, 1985; Cao Xuân Ngọc, 1997)

Công thức bạch cầu của gà bệnh và gà khoẻ được chúng tôi minh hoạ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

Biểu đồ 4.9a Công thức bạch cầu của gà Ai cập mắc bệnh cầu trùng

Biểu đồ 4.9b Công thức bạch cầu của gà Ai Cập khỏe mạnh (4 tuần tuổi)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu BỆNH cầu TRÙNG ở đàn gà NUÔI tại một số xã THUỘC HUYỆN yên PHONG TỈNH bắc NINH (Trang 84)