- Ph ương pháp xét nghiệm mẫu phân: Kiểm tra noãn nang trong phân bằng phương pháp phù nổi với dung dịch muối bão hoà Phươ ng pháp này
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.3 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo các phương thức chăn nuô
Hiện nay xu hướng chăn nuôi công nghiệp là một hướng đi mà các quốc gia có nền chăn nuôi phát triển luôn hướng tới. Ở nước ta tồn tại nhiều phương thức chăn nuôi như nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp. Để có những đánh giá chính xác về tình hình nhiễm cầu trùng theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 các phương thức chăn nuôi chúng tôi đã tiến hành khảo sát và lấy mẫu phân
gà ở các trang trại trên địa bàn hai xã Tam Giang và Thụy Hoà, với số mẫu lấy tại các hộ chăn nuôi gà Ai Cập nuôi chuồng hở theo hướng công nghiệp và các mẫu phân gà Lương Phượng cũng được lấy tại các hộ chăn nuôi thả
vườn theo hướng bán công nghiệp. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở
bảng 4.3.
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo các phương thức chăn nuôi
Lứa tuổi (tuần)
Giống gà Ai Cập nuôi chuồng hở Giống gà Lương Phượng nuôi
thả vườn SMKT SMN TLN (%) SMKT SMN TLN (%) 1 40 0 0 40 0 0 2 40 3 7,5 40 2 5,00 3 40 6 15,00 40 2 5,00 4 38 8 21,05 40 4 10,00 5 38 19 50,00 40 10 25,00 6 38 13 34,21 36 7 19,44 7 38 10 26,32 36 8 22,22 Tổng 272 59 21,69 272 33 12,13
Ghi chú: SMKT là số mẫu kiểm tra, SMN là số mẫu nhiễm, TLN là tỉ
lệ nhiễm.
Qua bảng tổng hợp trên chúng tôi nhận thấy:
Giống gà Ai Cập được nuôi theo kiểu chuồng hở có tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo các lứa tuổi là có sự khác nhau và có sự tăng dần từ tuần thứ hai
đến tuần thứ năm. Tỷ lệ nhiễm có xu hướng giảm dần ở tuần tuổi thứ sáu. Tuần tuổi thứ nhất chúng tôi cũng không phát hiện Oocyst cầu trùng trong phân gà ở cả hai kiểu chuồng nuôi với gà Ai Cập nuôi chuồng hở, ở tuần tuổi thứ năm tỷ lệ nhiễm là cao nhất 50,00%. Ở tuần tuổi thứ sáu, thứ bẩy lần lượt là 34,21% và 26,32%. Chúng tôi thấy bắt đầu xuất hiện Oocyst cầu trùng ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Với giống gà Lương Phượng nuôi thả vườn chúng tôi cũng đã kiểm tra
272 mẫu phân gà trong đó có 33 mẫu dương tính chiếm 12,13%. Gà nuôi theo phương thức này tỷ lệ nhiễm cũng có sự tăng dần theo lứa tuổi của gà và đạt
đỉnh điểm là 25,00% khi gà năm tuần tuổi. Tỷ lệ nhiễm cũng giảm dần khi gà lớn dần lên.
Trên thực tế, với những trang trại chăn nuôi theo kiểu chuồng hở, điều kiện vệ sinh thú y kém, không đảm bảo môi trường cho gà phát triển. Mặt khác, theo điều tra của chúng tôi những hộ chăn nuôi gà theo kiểu chuồng hở
thì trình độ thú y còn hạn chế, không áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều vào chăn nuôi nên gà thường hay nhiễm bệnh. Đặc biệt là với bệnh cầu trùng, vệ
sinh chuồng trại không tốt, không thường xuyên thay chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi không được vệ sinh, không hạn chế được các động vật trung gian như chuột, gián,… tất cả những vấn đề này làm bệnh cầu trùng xảy ra thường xuyên hơn, có tính lây lan mạnh hơn.
Những đàn gà nuôi theo phương thức thả vườn có tỷ lệ nhiễm thấp hơn. Nguyên nhân chính theo chúng tôi đó là khi gà được chăn thả bên ngoài những bãi lớn hoặc những đồi cây nên mật độ nuôi thưa hơn, diện tích nuôi lớn hơn nhiều so với diện tích chăn nuôi theo quy mô nuôi công nghiệp của chuồng hở nên sự nhiễm cầu trùng cũng có phần nào giảm hơn. Mật độ nuôi trong các kiểu chuồng hở thì mật độ nuôi dầy hơn, gà có điều kiện tiếp xúc với noãn nang cầu trùng trong chuồng nuôi nhiều hơn do vậy tỷ lệ nhiễm của gà được nuôi theo phương thức công nghiệp cao hơn so với gà nuôi thả vườn.
Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo các kiểu chuồng nuôi được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.3.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1 2 3 4 5 6 7 0 7.5 15 21.05 50 34.21 26.32 0 5 5 10 25 19.44 22.22 Gi ng gà Ai C p nuôi chu ng h Giống gà Lương Phượng nuôi thả vườn
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo các phương thức chăn nuôi
Cường độ nhiễm cầu trùng theo phương thức chăn nuôi: cường độ nhiễm
ảnh hưởng tới sự phát triển của gà, nhiễm cường độ cao gà xuất hiện các triệu chứng điển hình, cơ thể gầy, có thể chết, không chết thì còi cọc chậm lớn. Nhiễm với cường độ nhẹ, ít chết, mắc bệnh ở thể mãn tính, giảm năng suất chăn nuôi
Cường độ nhiễm cầu trùng qua các phương thức nuôi được trình bày qua bảng 4.4
Bảng 4.4 Cường độ nhiễm cầu trùng ở gà Ai Cập và gà Lương Phượng theo các phương thức chăn nuôi
Phương thức nuôi Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ n % n % n % Chuồng hở 272 59 21,69 24 40,68 17 28,81 18 30,51 Thả vườn 272 33 12,13 20 60,61 9 27,27 4 12,12 Tính chung 544 92 16,91 44 47,83 26 28,26 22 23,91 Lứa tuổi (tuần)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Qua bảng tổng hợp trên chúng tôi có nhận xét: Với cả hai kiểu chuồng nuôi
đều có cường độ nhiễm khác nhau. Với kiểu chuồng hở thì cường độ nhiễm nặng, nhiễm nhẹ và trung bình có tỷ lệ gần tương tự nhau dao động trong khoảng 28,81% – 40,68%. Nuôi theo hướng thả vườn thì cường độ nhiễm ở mức nhẹ
chiếm ưu thế hơn cả là 60,61%, cường độ nhiễm trung bình và nhiễm nặng lần lượt là 27,27% và 12,12%.
Qua theo dõi chúng tôi thấy cường độ nhiễm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đàn gà. Nhiễm cường độ cao, gà thường xuất hiện triệu trứng và các bệnh nhiều, tỉ lệ chết cao, gà không chết thì còi cọc chậm lớn. Gà nhiễm cường độ
trung bình và cường độ nhẹ thường ít chết, gà mắc bệnh ở thể mãn tính và giảm năng suất chăn nuôi, đồng thời chúng là nguồn bệnh cho môi trường.
Để thấy rõ hơn sự khác nhau của cường độ nhiễm qua các kiểu chuồng nuôi chúng tôi đã thể hiện sự khác nhau này qua biểu đồ 4.4.
0 10 20 30 40 50 60 70 + ++ +++ 40.68 28.81 30.51 60.61 27.27 12.12 Chu ng h Thả vườn
Biểu đồ 4.4 Cường độ nhiễm cầu trùng gà theo các phương thức chăn nuôi Cường độ nhiễm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54