Các loài gây bệnh trên gà đã được nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu BỆNH cầu TRÙNG ở đàn gà NUÔI tại một số xã THUỘC HUYỆN yên PHONG TỈNH bắc NINH (Trang 25)

Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về các loài cầu trùng gây bệnh trên các loài gia súc, gia cầm khác nhau tuy nhiên thì những nghiên cứu, công bố về

loài cầu trùng gây bệnh trên gà và thỏđược đề cập đến nhiều nhất.

+ Loài E. acervulina (Tyzzer, 1929): loài này ký sinh ở đoạn đầu ruột non của gà và còn ký sinh ở ruột gà rừng Gallus lafayettei ở Srilanka. Oocyst

có hình trứng, vỏ nhẵn, kích thước 16,0 - 20,3 x 12,7 - 16,3µm. Oocyst có hai lớp vỏ, không có Micropyle, có một hạt cực, không có thể cặn. Sporocyst có hình trứng có thể Stieda, không có thể cặn.

E. acervulina gây bệnh nhẹ nhưng nếu có nhiều Oocyst có thể gây nên những bệnh tích trầm trọng, có thể gây chết gà. Thời gian nung bệnh khoảng 4 ngày và bệnh tích chủ yếu trên ruột non: làm thành ruột non dày lên và viêm catar, ít khi xuất huyết. Oocyst nằm trong ruột tạo nên những điểm màu trắng hay xám hoặc lan rộng ở mặt ruột non.

+ Loài E. brunetti (Johnson, 1930): Đây là loài phân bố rộng trên gà. Quá trình sinh sản sớm nhất xảy ra ở toàn ruột non. Các quá trình sinh sản vô tính sau đó xảy ra ở đoạn cuối ruột non, trực tràng, manh tràng và lỗ huyệt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

Oocyst của loài E. brunetti có hình trứng, kích thước 20,7 - 30,3 x 18,1- 24,2 µm. Lớp vỏ nhẵn không có Micropyle hay thể cặn, có một hạt cực.

Sporocyst hình trứng dài 13 x 7,5 µm, có thểStieda và thể cặn. Thời gian hình thành bào trùng là 18 – 48h.

E. brunetti gây bệnh nhưng mức đọ phụ thuộc vào mức độ nhiễm. Nhiễm nhẹ thì không thấy tổn thương ở các cơ quan. Triệu chứng kéo dài 5 ngày, gia cầm ủ rũ, phân lỏng có chứa dịch nhày và lẫn máu. Xuất huyết ở

ruột non và phần cuối ruột già. Nhiễm nặng thấy có hiện tượng viêm hoại tử

toàn bộ ống tiêu hóa nhưng thường thấy ở đoạn cuối ruột non, hồi tràng, manh tràng.

+ Loài E. hagani (Livine, 1942): loài này hiếm gặp, Oocyst hình bầu dục, kích thước 15,8 - 29,9 x 14,3 - 29,5µm, lớp vỏ nhẵn, không có lỗ noãn, không màu, có hạt cực. Thời gian sản sinh bào tử là 18 - 48 giờ. Loài này ký sinh ở phần

đầu ruột non. Đây là loài gây bệnh nhẹ và có thời gian nung bệnh từ 6 – 7 ngày. + Loài E. maxima (Tyzzer, 1929): Phân bố rộng và ký sinh ở phần giữa ruột non của gà. Oocyst hình bầu dục, kích thước 21,4 - 42,5 x 16,5 - 29,8 µm không có lỗ noãn, màu hơi vàng, vỏ hơi xù xì. Thời gian sản sinh bào tử là 30 - 48 giờ.

E. maxima gây bệnh nhẹ và trung bình. Tổn thương ở ruột chủ yếu là xuất huyết. Cơ của ruột bị mất tính đàn hồi, vách ruột dày lên, viêm ruột thể catar.

+ Loài E. mitis (Tyzzer, 1929): phân bố rộng khắp trên thế giới, gây bệnh trên gà chủ yếu ở tất cả các đoạn của ruột non nhưng thường thấy ở phần

đầu ruột non và phần manh tràng của gà. Oocyst có hình hơi tròn, kích thước 11 - 19 x 10 - 17µm không màu, không có lỗ noãn. Thời gian sản sinh bào tử

từ 18 - 24 giờ

Giai đoạn nội sinh xảy ra ở tế bào nhung mao ruột đôi khi ở tuyến Lieberkuhn. Meront tạo ra 6 – 24 và hiếm khi tạo ra 30 Sporozoite. Merozoite

có hình lưỡi liềm, một đầu tù, kích thước 5 x 15µm. Quá trình sinh sản vô tính và hữu tính xảy ra song song. Thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 4 – 5 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 + Loài E. mivati (Tyzzer, 1929): Oocyst hình trứng, kích thước 10,7 -

20,0 µm x 10,1 - 15,3µm có lỗ noãn, không mầu. Thời gian sản sinh bào tử là 18 - 21 giờ. Loài này ký sinh ở tá tràng.

Sporocyst phá vỡ vỏ của Oocyst ở diều và dạ dày tuyến. Rất nhiều

Sporozoiteđược giải phóng di chuyển tới tá tràng trong vòng 20 phút sau khi

ăn, chúng xâm nhập sâu vào biểu mô và tế bào tuyến của đoạn đầu và đoạn thứ 3 của ruột non.

E. mivati gây bệnh nặng hơn E. acervulina nhưng cũng là loài gây bệnh nhẹ, tỷ lệ tử vong không quá 10%.

+ Loài E. necatrix (Tyzzer, 1929): Phân bố rộng trên thế giới. Giai

đoạn sinh sản vô tính thứ nhất và thứ hai xảy ra ở ruột non, giai đoạn sinh sản vô tính thứ 3, tiền giao tử và giai đoạn sinh giao tử xảy ra ở ruột già.

Oocyst hình bầu dục, kích thước 13 – 20 µm x 13,1 - 18,3µm, vỏ noãn nang nhẵn không màu, gồm hai lớp vỏ, không có lỗ noãn, có hạt cực.

Sporocyst hình trứng, có thể Stieda, không có thể cặn. Thời gian sản sinh bào tử là 24 - 36 giờ.

+ Loài E. praecox (Tyzzer, 1929): Loài này phân bố rộng, định vị trên 1/3 phía trên ruột non của gà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Oocyst hình bầu dục, kích thước 16,6 - 27,7 µm x 14,8 - 19,4µm, không màu, không có lỗ noãn. Thời gian sản sinh bào tử là 24 – 36 giờ. Loài này ký sinh ở đoạn đầu ruột non. Giai đoạn sinh sản xảy ra ở tế bào biểu mô nhung mao ruột thường dọc theo một phía của nhung mao và ở phía dưới của nhân tế bào, có 3 hoặc 4 quá trình sinh sản vô tính. Quá trình thứ hai xảy ra ở

32 giờ sau khi nhiễm. Sự phát triển sau đó không tuần tự. Hai giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính xảy ra song song.

+ Loài E. tenella (Orlov, 1975): Loài này phổ biến ở manh tràng gia cầm trên khắp thế giới. Oocyst hình bầu dục, kích thước 14,2 - 20,0 µm x 9,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 - 24,8 µm không có lỗ noãn, màu xanh nhạt. Sporocyst hình trứng không có

thể cặn. Thời gian sản sinh bào tử là 18 – 48 giờ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu BỆNH cầu TRÙNG ở đàn gà NUÔI tại một số xã THUỘC HUYỆN yên PHONG TỈNH bắc NINH (Trang 25)