Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của gà bị bệnh cầu trùng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu BỆNH cầu TRÙNG ở đàn gà NUÔI tại một số xã THUỘC HUYỆN yên PHONG TỈNH bắc NINH (Trang 29)

2.3.3.1.Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh cầu trùng thay đổi tùy thuộc vào

độ tuổi của gà, loài cầu trùng, số lượng Oocyst có mặt trong từng cá thể gà. Có nhiều tác giảđồng quan điểm là bệnh cầu trùng gà có thời kỳ nung bệnh từ 4 đến 7 ngày.

Triệu chứng bệnh cầu trùng nói chung đều thể hiện hậu quả của quá trình phá huỷ niêm mạc đường tiêu hoá của cầu trùng. Theo Trịnh Văn Thịnh (1963), Phạm Văn Khuê và cs (1996), Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), Dương Công Thuận (2003), gà bị bệnh cầu trùng thường lờ đờ, chậm chạp, ăn kém hoặc bỏ ăn, lông xù, cánh xã, phân loãng lẫn máu tươi, khát nước, uống nhiều nước, dễ chết do mất nước và mất máu.

Đa số các tác giả khi nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng của gà bị mắc bệnh cầu trùng ở các lứa tuổi đều thấy: Bệnh thường xảy ra ở thể cấp mãn tính và thể không có triệu chứng lâm sàng.

+ Thể cấp tính:

- Gà ủ rũ, lười vận động, tụ tập lại và hay nằm ở góc chuồng, lông xù, mắt nhắm nghiền, bỏăn, uống nhiều nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 - Lúc đầu mới bị bệnh gà ỉa khó, ỉa phân sống sau đó gà chuyển sang ỉa

chảy phân loãng (vàng trắng hoặc vàng xanh) hoặc toàn nước. Tiếp sau là phân chuyển sang màu nâu có lẫn máu, nhiều con ỉa ra máu tươi hoàn toàn, hậu môn dính bết máu.

- Một số gà có triệu chứng thần kinh hoặc bại liệt chân, cánh.

Gà thường chết sau 6 – 7 ngày bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết từ 50% trở lên. Tỷ lệ chết có thể lên đến 90 – 95%, thậm chí toàn bộ số gà nuôi đều bị chết hết nếu không can thiệp kịp thời.

+ Thể mãn tính:

Thường thấy ở gà từ 45 – 90 ngày tuổi. Cũng với các triệu chứng mô tả như ở thể cấp tính nhưng mức độ biểu hiện nhẹ hơn, thời gian ốm kéo dài hơn, tỷ lệ chết khoảng 25 – 45%.

+ Thể không có triệu chứng lâm sàng:

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), thì đây là thể mang trùng của những gà lớn đã trưởng thành. Khi quan sát bề ngoài thì thấy gà hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống, đi lại bình thường. Triệu chứng lâm sàng duy nhất nhận thấy được là đôi khi gà bị ỉa chảy, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất trứng giảm 15 – 25%. Khi xét nghiệm phân gà thấy có rất nhiều noãn nang cầu trùng.

2.3.3.2. Bệnh tích của gà bị bệnh cầu trùng

Về bệnh tích của gà bị bệnh cầu trùng thường thấy mào, yếm, tích, kết mạc trắng bệch.

Trường hợp gà bị cầu trùng cấp tính do E. tenella hoặc bị ghép với

E.coli bại huyết chủng O78 thì gà bệnh ỉa ra máu tươi hoàn toàn, xác gà chết còn béo tốt, thịt trắng.

Trường hợp dưới cấp tính hoặc mãn tính thì xác gà ướt, xung quanh lỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Gà bị bệnh cầu trùng dù ở thể cấp hay thể mãn tính thì các bệnh tích cũng

tập trung chủ yếu ởđường ruột. Điều đặc biệt cần chú ý là vị trí của các đoạn ruột và mức độ tổn thương của niêm mạc các đoạn ruột đó khác nhau tùy theo từng loài cầu trùng, tùy theo độ tuổi của gà và tùy theo mức độ nhiễm cầu trùng ở gà. Bệnh tích chủ yếu có ở 3 vị trí là: Manh tràng, ruột non, trực tràng.

+ Manh tràng: Bị viêm, xung huyết, xuất huyết, phình to, có chưa đầy phân và máu. Niêm mạc bị phá hủy làm vách manh tràng mỏng đi nhiều.

+ Ruột non: Nhìn từ bên ngoài có những đốm xuất huyết lấm tấm kéo dài, ruột non căng phồng chứa đầy chất không tiêu hóa được. Niêm mạc có nhiều nốt xuất huyết và hoại tử, thành ruột dày, mỏng gồ ghề. Khi bị kế phát bởi E.coli chủng O78 thì cả ruột non phình to, chứa nhiều hơi và phân lẫn máu. + Trực tràng: Bị tổn thương từng điểm nhỏ, viêm xuất huyết, nạo chất chứa cho lên phiến kính soi thì có thể thấy E. brunetti.

Trên cơ sở những triệu chứng, bệnh tích ở trên giúp chúng ta có thể sơ

bộ chẩn đoán nhanh được bệnh cầu trùng để từđó có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu BỆNH cầu TRÙNG ở đàn gà NUÔI tại một số xã THUỘC HUYỆN yên PHONG TỈNH bắc NINH (Trang 29)