Do tính chất nguy hiểm của bệnh nên từ rất lâu đã có nhiều nhà khoa học trên phạm vi toàn thế giới đầu tư công sức nhằm giải quyết bệnh cầu trùng bằng vaccine. Kết quả các nghiên cứu đã giúp cho một số nước chế được vaccine cầu trùng như: Immucoc, coccivac B, D, T, Anticoc,…của Hà Lan, Pháp, Mỹ, Thái Lan, Bungari,..
Tất cả các loại vaccine dù được sản xuất ở nước nào đi chăng nữa đều là một hỗn hợp kháng nguyên của 3 chủng cầu trùng: E. tenella, E. maxima, E. necatrix. Nói chính xác hơn vaccine cầu trùng là vaccine sống nhược độc gồm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 các nguyên bào tử của 3 chủng cầu trùng ký sinh sâu trong lớp niêm mạc ruột.
Hiện nay ngoài 3 chủng Eimeria trên còn có thêm 1 – 2 chủng Eimeria nữa. Phương pháp sử dụng là cho uống qua đường miệng lúc gà được 7 – 8 ngày tuổi và có thể lặp lại khi gà được 15 – 18 ngày tuổi.
Việc dùng vaccine chế từ các chủng có độc tính (Coccivac, Immucox) dễ gây ô nhiễm cho cơ sở chăn nuôi và đưa vào những chủng có thểởđó chưa có. Còn vaccine thu được từ những chủng biến đổi đã làm giảm khả năng gây bệnh thì an toàn hơn nhưng công nghệ phức tạp hơn và giá thành cao.
Hiện nay các loại vaccine cầu trùng do các nước sản xuất đang lưu hành tại nước ta đã có khá nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng vaccine vẫn còn nhiều bất cập và kết quả thì vẫn chưa được như mong đợi.
* Phòng trị bệnh bằng thuốc
Trong khi việc phòng bệnh bằng vaccine còn chưa hoàn thiện thì việc phòng, trị bệnh bằng thuốc vẫn giữ vị trí quan trọng. Phương pháp này đã
đem lại nhiều hiệu quả không nhỏ cho ngành chăn nuôi. Cơ sở sinh học của biện pháp này là dùng thuốc ức chế các giai đoạn phát triển trong chu kỳ sinh học của cầu trùng.
Để phòng và trị cầu trùng cho đến nay người ta đã khẳng định có 11 nhóm thuốc và hóa chất bao gồm hàng trăm loại nguyên liệu có khả năng ức chế và tiêu diệt căn nguyên cầu trùng.
+ Nhóm Sulfamid: Nhóm này rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi bao gồm: Sulfathiazol, Sulfadimidin, Sulfadimethoxin, Sulfaquinoxalin, Sulfaguanidin, Sulfachlorpyrazin. Nhóm này tác dụng theo cơ chế cạnh tranh hóa học: Do Sulfamid có cấu tạo tương tự như PABA (Para amino benzoic acid) là một yếu tố sinh trưởng của cầu trùng. Khi thuốc được hấp thu vào cơ
thể gà, nhóm Sulfamid sẽ cạnh tranh và thế vào vị trí của PABA nên cầu trùng không tổng hợp được acid Folic, cầu trùng ngừng phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 + Nhóm Pyrimidin: Nhóm này từ xa xưa đến nay vẫn phát huy tác dụng
và cho kết quả phòng, trị cầu trùng rất tốt. Nhóm bao gồm: Amprolium, Beclothiamin, Diaveridin, Pyrimethamin, Trimethoprim.
Trong nhóm này, cơ chế tác dụng của Amprolium được tìm hiểu rõ. Thuốc có cơ chế cạnh tranh vitamin B1: cầu trùng cần Thiamin (Vitamin B1)
để phát triển sinh sản nhưng Amprolium đã đẩy Thiamin ra khỏi chu trình sinh dưỡng của cầu trùng do đó cầu trùng ngừng phát triển và chết.
+ Nhóm Pyridin:
Thuốc có cơ chế ngăn trở quá trình trao đổi năng lượng của cầu trùng. Thuốc tác động trực tiếp lên cầu trùng bằng cách phong bế hệ thống enzyme có nhóm – SH biến dưỡng glucose của cầu trùng, làm cho cầu trùng không thể phát triển được ở tất cả các giai đoạn. Ngoài ra thuốc còn kết hợp mạnh với hệ thống vận chuyển điện tử trong sự phân chi bào tử do đó không có năng lượng cho quá trình phân chia điện tử.
+ Nhóm kháng sinh: Salinomycin, Monenzin, Chlortetracyclin, Tetracyclin, Semduramycin,… trong đó hiệu quả nhất là Salinomycin, Monenzin
+ Nhóm Nitrofural: Furazolidon, Tripan Cocruleum, Mepacrin,… Đa số các chất trong nhóm này đã bị cấm sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, nhóm thuốc này bị cấm sử dụng từ 24/04/2002 do vẫn còn tồn dư một lượng lớn trong thịt của gia súc, gia cầm sau khi sử dụng. Các nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chếức chế tổng hợp Protein của cầu trùng.
+ Nhóm Guanidin + Nhóm Imidazol + Một số nhóm khác
Khi chọn thuốc phòng và trị cầu trùng phải là những thuốc có hoạt phổ tác dụng rộng, hoạt tính tác dụng cao, không có tác dụng phụ, khả năng kháng thuốc không có hoặc thấp. Thuốc phải ít ảnh hưởng đến tăng trọng và môi trường xung quanh. Thuốc có thểđào thải tốt và không tồn dư trong sản phẩm thịt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27