Thành phần hữu hình

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu BỆNH cầu TRÙNG ở đàn gà NUÔI tại một số xã THUỘC HUYỆN yên PHONG TỈNH bắc NINH (Trang 38)

Bao gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Đây là các thành phần quan trọng quyết định các chức năng cơ bản của máu đó là vận chuyển, dinh dưỡng và bảo vệ…

* Hng cu: là loại tế bào máu được biệt hóa từ nguyên bào máu của tủy xương và phát triển kế tiếp nhau là kết quả của một quá trình phân hóa phức tạp. Vai trò chủ yếu của chúng là vận chuyển O2 từ phổi tới tổ chức, mô bào và vận chuyển CO2 từ các tổ chức, mô bào tới phổi để thải ra ngoài. Tính chất này do huyết sắc tố (Hemoglobin) quy định.

Thành phần cấu tạo của hồng cầu bao gồm 60% là nước và 40% là vật chất khô, trong đó Hemoglobin chiếm 90 – 95%, còn lại 3 – 8% là các Protein khác: Leucoxitin chiếm 0,5%, Cholesterol chiếm 0,3% , các muối kim loại.

Theo Cù Xuân Dần (1996) số lượng hồng cầu gà là 2,5 – 3,2 (triệu/mm3).

Số lượng hồng cầu thay đổi tùy loài, giống, tuổi, giới tính, chếđộ dinh dưỡng và trong trường hợp bệnh lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

* Bch cu: Là những tế bào máu có khả năng di động theo kiểu Amip, kích thước thay đổi từ 5 – 20 µm (tùy theo từng loại). Chúng có chức năng chính là thực bào và tham gia vào các đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Hình thái chung của bạch cầu thường có dạng hình cầu, tuy nhiên khi tham gia vào các quá trình xuyên mạch và thực bào thì bạch cầu thường thay

đổi hình dạng rất linh hoạt.

Căn cứ vào thành phần cấu trúc đặc biệt trong bào tương, người ta chia bạch cầu ra thành hai nhóm lớn đó là bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt.

+ Bạch cầu có hạt: Là loại bạch cầu bên trong bào tương có các hạt sinh chất có ái lực cao với các loại thuốc nhuộm. Căn cứ vào tính chất này, bạch cầu có hạt chia thành ba loại đó là: Bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu đa nhân trung tính.

Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil): Là loại tế bào chiếm số

lượng nhiều nhất trong các loại bạch cầu. Tế bào có kích thước trung bình khoảng 10 – 15 µm. Nhân có nhiều dạng khác nhau từ dạng hình củ ấu đến dạng phân thùy hình gậy. Bên trong bào tương có chứa các hạt chất bắt màu cả thuốc nhuộm toan tính (Eosin) và thuốc nhuộm kiềm tính (xanh Methylen) nên chúng được gọi là bạch cầu đa nhân trung tính. Đây là loại bạch cầu có vai trò quan trọng nhất trong thực bào bảo vệ cơ thể nên chúng thường tăng trong các trường hợp khi cơ thể bị tổn thương, khi bị xuất huyết nhẹ trong ổ

bụng, đặc biệt là viêm cấp tính,… Trái lại, số lượng bạch cầu đa nhân trung tính giảm trong những trường hợp cơ thể bị nhiễm virus và nhiễm độc thủy ngân (Trịnh Hữu Bằng, Đỗ Công Huỳnh, 2001).

Bạch cầu ái toan (Eosinophil): Có nhân phân đoạn như bạch cầu trung tính nhưng bắt màu hồng đỏ khi nhuộm Gemsa, số lượng ít hơn bạch cầu trung tính, chiếm 9% tổng số bạch cầu, kích thước trung bình từ 10 – 15 µm. Chức năng sinh lý chủ yếu là khử độc Protein. Do đó số lượng bạch cầu ưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 acid tăng trong trường hợp bị dị ứng và tập trung ở nơi xảy ra phản ứng kháng

nguyên, kháng thể. Niêm mạc ruột và phổi cũng có nhiều loại bạch cầu này. Vì đó là các địa điểm mà Protein lạ xâm nhập vào cơ thể . Bạch cầu acid tăng trong các bệnh ký sinh trùng đường ruột (Nguyễn Quang Mai, 2004).

Bạch cầu ái kiềm (Basophil): là loại tế bào có kích thước trung bình 10 – 15 µm. Nhân thường được phân thành hai đến ba thùy, trong bào tương có các hạt bắt màu xanh tím khi nhuộm Gemsa. Trong trạng thái cơ thể khỏe mạnh, bạch cầu ái kiềm có số lượng rất ít và chúng thường tăng lên trong các bệnh mãn tính.

+ Bạch cầu không hạt: là loại bạch cầu bên trong bào tương không có các hạt bắt màu thuốc nhuộm như bạch cầu có hạt. Bạch cầu không hạt bao gồm bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu.

Lympho bào (Lymphocyte): chiếm khoảng 25% tổng số bạch cầu. Trong cơ thể bạch cầu có kích thước 5 – 15 µm. Nhân hình tròn hoặc hình hạt

đậu, khối lượng nhân lớn, bắt màu đậm, bào tương ít. Người ta phân biệt Lympho T do tuyến ức sản sinh ra và Lympho B do hạch bạch huyết sản sinh ra. Chức năng chủ yếu là bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng miễn dịch. Lympho bào thường tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn mãn tính và các bệnh do virus, vi khuẩn ở giai đoạn phục hồi. Ngược lại chúng thường bị

giảm trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp và các bệnh ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, ruột và đại tràng,….

Bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyte): là loại tế bào có khả năng thực bào mạnh nhất. Mỗi tế bào đơn nhân lớn sau khi được hoạt hóa trở thành đại thực bào có thể thực bào được khoảng 100 vi khuẩn trong khi đó một bạch cầu trung tính trung bình trong cuộc đời chỉ thực bào được khoảng 5 – 25 vi khuẩn. Bạch cầu đơn nhân lớn thường tăng trong trường hợp các bệnh truyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 nhiễm mãn tính, các bệnh nhiễm trùng huyết và giảm trong các bệnh bại

huyết cấp tính và các bệnh mà bạch cầu trung tính tăng nhiều (Nguyễn Quang Mai, 2004).

* Tiểu cầu: là những tế bào máu có kích thước nhỏ nhất, hình tròn hay bầu dục, có đường kính 2 – 4 µm, khi mới được phóng thích từ tủy xương thì tiểu cầu lớn, theo thời gian chúng giảm dần kích thước và số lượng. Tiểu cầu dính vào colagen và những sợi trong nền thành mạch, một diễn biến phụ

thuộc vào sự trùng phân của colagen và những nhóm amin tự do trên colagen.

Để tiểu cầu ngưng tập hữu hiệu chúng phải có calci, fibrinogen và những yếu tốđông máu khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu BỆNH cầu TRÙNG ở đàn gà NUÔI tại một số xã THUỘC HUYỆN yên PHONG TỈNH bắc NINH (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)