- Ph ương pháp xét nghiệm mẫu phân: Kiểm tra noãn nang trong phân bằng phương pháp phù nổi với dung dịch muối bão hoà Phươ ng pháp này
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể chủ yếu ở gà mắc bệnh cầu trùng
Chúng tôi đã mổ khám 85 con gà chết, gà bị bệnh ở các lứa tuổi khác nhau do cầu trùng gây bệnh bằng phương pháp mổ khám bệnh cầu trùng không toàn diện của Skrjabin để kiểm tra bệnh tích đường tiêu hóa, xác định vị trí ký sinh của từng loại cầu trùng vì vị trí bệnh lý do từng loài là khá đặc trưng. Qua mổ khám chúng tôi đã đánh giá được tỷ lệ nhiễm bệnh ở từng lứa tuổi của gà, thấy được biểu hiện tổn thương đại thể của bệnh. Kết quả được trình bày tóm tắt ở bảng 4.8.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Bảng 4.8. Bệnh tích đại thể trên gà Ai Cập bị mắc bệnh cầu trùng ở các tuần tuổi khác nhau Tuổi gà (tuần) Số gà mổ khám
Bệnh tích đường tiêu hóa
Manh tràng Ruột non Trực tràng Manh tràng và
ruột non Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 2 17 14 82,35 1 5,89 0 0 2 11,76 3 14 11 78,57 2 14,29 0 0 2 14,29 4 18 14 77,78 2 11,11 1 5,56 1 5,56 5 15 10 66,67 2 13,33 1 6,67 1 6,67 6 21 12 57,14 4 19,05 2 9,52 1 4,76 Tổng 85 61 72,50 11 12,73 4 4,35 7 8,61
Qua bảng tổng hợp trên chúng tôi thấy:
Bệnh tích ở manh tràng chiếm tỉ lệ cao nhất là 72,50%, trong đó gà 2 tuần tuổi tổn thương manh tràng chiếm 82,35%. Bệnh tích manh tràng giảm dần khi gà lớn, ở 6 tuần tuổi tổn thương manh tràng là 57,14%.
Qua bảng trên chúng tôi cũng thấy tổn thương ở trực tràng với tỉ lệ thấp là 4,35% và xuất hiện từ tuần tuổi thứ 4 với tỉ lệ 5,56%
Thời gian xuất hiện bệnh tích là ở tuần tuổi thứ hai với những bệnh tích
điển hình.
Các tổn thương bệnh lý chủ yếu như sau:
Bệnh tích ở manh tràng: Manh tràng thường sưng to, căng mọng, nhìn từ bên ngoài có màu đỏ sẫm. Lấy kéo rạch phần manh tràng ra bên trong xuất hiện những cục máu đông, gạt hết lớp máu đông đi thấy niêm mạc của manh tràng xuất huyết từng đám, lớp niêm mạc bị hủy hoại, vách manh tràng bị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 Với những gà bị nhiễm E. tenella thì niêm mạc manh tràng có nhiều cục máu
đông thường thấy ở ngày thứ 7 sau khi nhiễm, vách manh tràng chuyển từ màu đỏ
sang màu nhạt hay trắng sữa do việc tạo thành Oocyst. Các Lymphocyte tăng sinh, tăng tính thấm thành mạch tạo thành những tế bào khổng lồ. Nếu gà bị nhiễm E. necatrix thì manh tràng ít bị tổn thương hơn, có chứa nhiều dịch nhầy. Gà bị chết thường thấy ở ngày thứ 7 sau khi xuất hiện triệu chứng.
Bên cạnh E. tenella,E. necatrix gây bệnh nặng nhất và là một loài quan trọng gây bệnh ở gà. Nhiều nơi tác hại do E. necatrix gây thiệt hại nhiều hơn
E. tenella. Một số ý kiến cho rằng E. necatrix gây bệnh mãn tính hơn E. tenella nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy bởi vì E. necatrix xâm nhập vào sâu tế bào ruột và thời gian lâu hơn do đó chúng gây bệnh chậm hơn.
Bệnh tích xuất huyết toàn bộ manh tràng xuất hiện ở giai đoạn sinh sản vô tính thứ 2, trong phân có lẫn máu 4 ngày sau khi gà nhiễm bệnh, gà ít ăn, mệt mỏi yếu nhưng vẫn uống nước nhiều. Manh tràng xuất huyết nặng nhất ở
5 – 6 ngày sau khi nhiễm. Nếu gà bị thiếu Vitamin K thì khả năng xuất huyết kéo dài sẽ gây chết gà. Oocyst thường có nhiều trong phân ở ngày 8 – 9 sau
đó giảm nhanh. Rất ít noãn nang có trong phân ở ngày thứ 11 sau khi nhiễm. Kết quả bệnh tích gà mắc bệnh cầu trùng được thể hiện rõ thông qua biểu đồ 4.8.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 82.35 5.89 0 11.76 78.57 14.29 0 14.29 77.78 11.11 5.56 5.56 66.67 13.33 6.676.67 57.14 19.05 9.52 4.76 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2 3 4 5 6 Tuần tuổi Manh tràng Ruột non Trực tràng Manh tràng và ruột non Biểu đồ 4.8.Tỷ lệ bệnh tích đại thể của gà Ai Cập bị mắc bệnh cầu trùng ở các tuần tuổi Số ca mổ khám có biểu hiện bệnh tích ở manh tràng là 61 ca chiếm 72,50%. Gà ở tuần tuổi thứ hai có tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở manh tràng là cao nhất chiếm tới 82,35%. Các tuần tuổi sau đó, tỷ lệ nhiễm giảm dần từ 78,57% (tuần tuổi thứ ba) xuống 77,78% (tuần tuổi thứ tư) và 66,67% (tuần tuổi thứ
năm). Tuần tuổi thứ sáu gà có tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở manh tràng thấp nhất với 57,14%.
Bệnh tích ở ruột non: Tuổi gà càng lớn thì tỷ lệ xuất hiện bệnh tích ở
ruột non càng tăng: thấp nhất vào tuần tuổi thứ hai với tỉ lệ 5,89% và cao nhất vào lúc gà đạt 6 tuần tuổi là 19,05%.Tổn thương thường thấy ở đoạn giữa và 2/3 phía trước của ruột non bệnh tích nặng, nhìn từ bên ngoài có những đám xuất huyết lấm tấm kéo dài, ruột non căng phồng chứa nhiều thức
ăn không tiêu hóa được. Lấy kéo cắt dọc ruột non, gạt bỏ lớp chất chứa đi thấy niêm mạc ruột non có nhiều điểm có màu trắng, đỏ (màu trắng là những
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 quần thể bào tử phân chia (Schizont) còn màu đỏ là do xuất huyết). Thành
ruột dày mỏng gồ ghề làm cho ruột chỗ to, chỗ nhỏ không đều.
Trực tràng: Bệnh tích ở trực tràng chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm 4,35% nhưng tổn thương lại rất nặng. Thành trực tràng phát triển tăng sinh, dầy lên, chỗ dầy mỏng gồ ghề, niêm mạc trực tràng xuất huyết. Hình 4.7. Manh tràng sưng chất chứa có máu Hình 4.8. Niêm mạc ruột sưng xuất huyết 4.2.3. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể chủ yếu ở một số cơ quan của gà mắc bệnh cầu trùng
Nghiên cứu bệnh tích vi thể là một trong những nội dung quan trọng giúp cho việc đánh giá các tổn thương bệnh lý ở cấp độ mô bào. Tuy nhiên ở
bệnh cầu trùng gà thì bệnh lý tập trung trên đường tiêu hóa do vậy trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung làm rõ những biến đổi vi thể trên đường tiêu hóa
Sau khi kiểm tra bệnh tích đại thể từ những gà mổ khám, chúng tôi tiến hành lấy các đoạn ruột: ruột non, manh tràng, trực tràng, gan, tụy của gà bệnh để làm tiêu bản, kiểm tra bệnh tích vi thể.
Mỗi gà bệnh chúng tôi tiến hành lấy mẫu ở mỗi cơ quan một miếng bệnh phẩm, mỗi miếng bệnh phẩm đúc thành một block. Mỗi block chúng tôi tiến hành cắt, nhuộm tiêu bản rồi chọn ra 4 tiêu bản đẹp nhất sau đó tiến hành soi kính hiển vi đểđọc kết quả bệnh tích vi thể.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
Đểđánh giá bệnh tích vi thể: Nếu block nào có 2 tiêu bản có bệnh tích trở lên thì chúng tôi coi là dương tính (+).
Để đánh giá sự có mặt của cầu trùng trên các tiêu bản vi thể: chỉ cần mỗi block có ít nhất một tiêu bản có xuất hiện bất cứ giai đoạn phát triển nào của cầu trùng bên trong cơ thể thì được coi là dương tính.
Bảng 4.9. Bệnh tích vi thểở một số cơ quan của gà bị bệnh cầu trùng Bệnh tích Số block nghiên cứu/cơ quan
Manh tràng Ruột non Trực tràng Gan
Block (+) Tỷ lệ (%) Block (+) Tỷ lệ (%) Block (+) Tỷ lệ (%) Block (+) Tỷ lệ (%) Xung huyết 20 20 100 12 60 15 75 0 0 Xuất huyết 20 20 100 20 100 20 100 0 0 Thâm nhiễm tế bào viêm 20 20 100 20 100 20 100 20 100 Thoái hóa tếbào 20 20 100 20 100 20 100 20 100 Hoại tử tếbào 20 20 100 17 85 20 100 3 15
Quan sát qua kính hiển vi các tiêu bản bệnh lý của gà bị bệnh cầu trùng, chúng tôi thấy bệnh tích vi thểở mỗi cơ quan như sau:
Ruột non: qua các tiêu bản vi thể cho thấy sự tổn thương ở ruột non như sau:
Trong lòng ruột có nhiều hồng cầu, xác bạch cầu, các tế bào thượng bì, các chất chứa ở lòng ruột non.
Biểu mô ruột xuất huyết, nhiều tế bào biểu mô bị vỡ nát do tác hại phá vỡ của cầu trùng gây ra.
Nhiều lông nhung bị đứt nát, xuất huyết. Các tế bào lông nhung bị
biến đổi, dính lại với nhau thành từng đám làm ruột non bị thu hẹp diện tích hấp thu thức ăn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 nhân, đơn nhân, ái toan.
Trong những tiêu bản vi thể mà chúng tôi quan sát, chúng tôi tìm thấy các giai đoạn phát triển khác nhau của cầu trùng trong các tế bào biểu mô.
Do bị xuất huyết nhiều, gà bị thiếu máu biểu hiện dễ nhận thấy nhất là mào yếm nhợt nhạt, gà bị mất cân bằng muối khoáng trong cơ thể nên hay uống nước. Sự kết hợp dính lại với nhau của các tế bào lông nhung và các tế bào biểu mô hình đài gây nên rối loạn chức năng hấp thu và vận động của nhu động ruột làm cho gà ăn ít đi, mất máu nhiều, suy dinh dưỡng, gà kiệt sức và chết.
Manh tràng: qua các tiêu bản vi thể mà chúng tôi quan sát cũng cho thấy sự tổn thương ở manh tràng cũng rất điển hình. Lớp niêm mạc của manh tràng bị viêm, xuất huyết,các mạch quản giãn rộng và trong lòng chứa nhiều tế bào hồng cầu, bạch cầu.
Các lông nhung bị đứt nát, xuất huyết, các tế bào hình đài bị phá hủy, các lông nhung dính lại với nhau từng đám. Xen kẽ vào đó có xuất huyết lan tràn. Có nhiều trường hợp manh tràng giãn rộng, đường kính tăng gấp 3 đến 5 lần so với bình thường. Lớp niêm mạc bị phá hủy, bào mòn làm cho thành ruột rất mỏng chỉ còn lại rất ít lớp hạ niêm mạc gắn với lớp áo cơ.
Các tổn thương ở trực tràng chúng tôi quan sát qua các tiêu bản vi thể
như sau:
Trong lòng ruột có những chất nhầy lẫn máu và các tế bào niêm mạc bị thoái hóa, hoại tử. Lớp niêm mạc bị phá hủy, xuất huyết lan tràn, nhiều tế
bào biểu mô bị phá vỡ, nhiều lông nhung bịđứt nát.
Lớp hạ niêm mạc bị xuất huyết thành từng đám, tập trung nhiều các tế
bào hồng cầu, bạch cầu và có sự thâm nhiễm các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính (Heterophile).
Trong tiêu bản vi thể của manh tràng và trực tràng chúng tôi đều tìm thấy các giai đoạn phát triển của cầu trùng trong các tế bào biểu mô, các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 Schizont, các Merozoit và các Macrogamete.
Với những tiêu bản ở gan mà chúng tôi đã quan sát thì biểu hiện rõ nhất là có rất nhiều các tế bào gan bị thoái hóa không bào. Điều này rất có thể liên quan đến quá trình rối loạn tiêu hóa hấp thu của ruột trong đó có rối loạn trao đổi Protein.
Nhìn chung bệnh tích vi thể ở các đoạn ruột khác nhau cơ bản giống nhau, đều là kết quả của cơ chế tác động chung của cầu trùng: xâm nhập và phá hủy hàng loạt các tế bào biểu mô ruột. Tuy nhiên có sự khác nhau về
mức độ nghiêm trọng: những biến đổi bệnh tích ở manh tràng là rõ nhất và nhiều nhất, ở trực tràng thì số tiêu bản có bệnh tích chiếm tỷ lệ ít nhưng những biến đổi bệnh tích thường nặng, bệnh tích ở ruột non thường nhẹ hơn.
Chúng tôi tìm thấy các giai đoạn phát triển khác nhau của cầu trùng trên tiêu bản vi thể các cơ quan của gà bệnh: ruột non, manh tràng, trực tràng. Xác suất tìm thấy ở manh tràng là cao nhất (0,85%), ở ruột non (0,45%), ở trực tràng (0,20%). Chúng tôi không tìm thấy các giai đoạn phát triển khác nhau của cầu trùng trên tiêu bản vi thể của gan, tụy của gà mắc bệnh. Điều này thể hiện tính chuyên biệt nghiêm ngặt của cầu trùng: chỉ ký sinh ở những vùng, cơ quan nhất định.
Bảng 4.10 Tần suất xuất hiện các giai đoạn phát triển của cầu trùng gà trên tiêu bản vi thể các cơ quan gà bệnh
Cơ quan nghiên cứu Số block nghiên cứu Số block dương tính Tần suất xuất hiện Manh tràng 40 34 0,85 Ruột non 40 18 0,45 Trực tràng 40 8 0,20 Gan 40 0 0,00
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 Như vậy, qua các tiêu bản bệnh tích vi thể cho ta thấy rõ hơn những
tổn thương bệnh lý mà cầu trùng gây nên và hiểu rõ hơn cơ chế sinh bệnh của cầu trùng để từ đó làm cơ sở cho công tác nuôi dưỡng và điều trị bệnh cầu trùng gà.