1. Kết luận
Từ việc nghiên cứu lý thuyết về nhu cầu, tham vấn tâm lý và những kết quả điều tra thực tế thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Nhu cầu là vấn đề được nhiều nhà TLH nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
- Trong XH hiện đại, dịch vụ tham vấn ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tham vấn tâm lý là một quá trình phát triển, trong đó người tham vấn cung cấp cho khách hàng sự hướng dẫn, động viên, khuyến khích, sự thách thức và nguồn cảm hứng để họ giải quyết vấn đề của cá nhân, nhằm đạt được mục đích đề ra và tự nhận ra bản thân họ. Hay nói cách khác, tham vấn tâm lý là quá trình tạo khả năng cho một người để họ có thể phân tích được vấn đề và có được quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
- Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ, có nhiều thay đổi, song cũng là lứa tuổi có nhiều mâu thuẫn và nhiều khó khăn tâm lý ở các lĩnh vực khác nhau, vì vậy các em có nhu cầu được giúp đỡ từ người khác, nhất là các nhà tham vấn tâm lý chuyên nghiệp. Nhu cầu tham vấn tâm lý của HS THPT là quá trình HS mong muốn nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp, tích cực của nhà tham vấn nhằm giúp cho các em khai thác được những tiềm năng của bản thân, ứng phó một cách hiệu quả trước những khó khăn tâm lý mà các em gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, góp phần cân bằng, ổn định và phát triển nhân cách toàn diện của lứa tuổi này.
- Hầu hết HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp.ĐN được khảo sát đều có những khó khăn tâm lý với các mức độ khác nhau về các lĩnh vực có liên quan tới lý tưởng, nghề nghiệp trong tương lai; học tập, rèn luyện; quan hệ với bạn bè, tập thể lớp; tình yêu tuổi học trò; sự phát triển của bản thân, tài chính … trong đó có tới gần 1/3 (34.8 %) HS ở mức độ thường xuyên gặp những vấn đề khiến các em phải lo lắng, suy nghĩ và 30.4 % HS cho rằng những khó khăn tâm lý này “ảnh hưởng rất nhiều” đến đời sống của các em. Mặt khác, kết hợp với hai trắc nghiệm đánh giá mức độ lo âu và trầm cảm của HS, chúng ta có thể nhận thấy thực sự có nhiều em
gặp khó khăn tâm lý. Và nếu những khó khăn này không được giải quyết thì những HS này có nguy cơ cao dẫn đến sự lo âu, trầm cảm. Thực trạng này rất đáng lo ngại đối với sức khỏe tâm lý của HS.
- HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN có nhu cầu TVTL phong phú, đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau: lý tưởng, nghề nghiệp trong tương lai; học tập, rèn luyện; quan hệ với bạn bè, tập thể lớp; quan hệ với cha mẹ; tình yêu tuổi học trò; sự phát triển của bản thân;… Một số lĩnh vực cũng có sự khác nhau giữa nam – nữ và giữa từng nhóm khối học với nhau.
- HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN đều có nhu cầu tham vấn theo hình thức nhất định như: tham vấn qua tổng đài điện thoại, gặp gỡ trực tiếp các chuyên gia tại các trung tâm tham vấn tâm lý, tham vấn trực tuyến qua Internet,… Mặt khác các em có nhu cầu rất cao về việc mở phòng TVTL tại trường học (62.8 %) và nhân viên tham vấn tâm lý chính là nhà tham vấn mà HS mong muốn nhiều nhất (68.6 %).
- Qua thực tế điều tra cho thấy đa số HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN chưa được tiếp cận với dịch vụ TVTL (89.4 %) với nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do chủ yếu nhất là “Không có thông tin về các dịch vụ TVTL”. Như vậy có sự mâu thuẫn giữa nhận thức về sự cần thiết và nhu cầu tham vấn cao, phong phú, đa dạng của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN với thực tế các em tiếp cận dịch vụ này còn ít.
2. Khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
- Nhà trường cần thấy được những khó khăn tâm lý mà HS gặp phải sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách toàn diện của các em. Qua đó thấy được vai trò quan trọng của việc TVTL đối với HS trong trường. Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với văn phòng Đoàn trường tổ chức các buổi nói chuyện, tiếp xúc và trao đổi với HS về TVTL để các em được tiếp cận và hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng thiết thực của TVTL đối với bản
- Hoạt động tham vấn đối với học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN được các em nhận thức là cần thiết. Đồng thời các em có nhu cầu tham vấn thông qua việc mở phòng tham vấn tâm lý tại nhà trường. Vì vậy, nhà trường nên tổ chức phòng tham vấn để trợ giúp học sinh, nhằm thỏa mãn nhu cầu tham vấn của các em.
- Nội dung tham vấn nên tập trung vào các vấn đề được nhiều học sinh lựa chọn như: Lý tưởng, nghề nghiệp; Học tập, rèn luyện; Quan hệ với bạn bè, cha mẹ, anh chị em; Tình yêu tuổi học trò; Các vấn đề về sức khỏe tinh thần, sức khỏe sinh sản; tài chính. Đây là những vấn đề mà các em học sinh trong trường có nhu cầu tham vấn cao.
- Học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN đều có nhu cầu tham vấn theo hình thức nhất định nên hoạt động của phòng tham vấn trong trường học có thể được thực hiện theo nhiều hình thức sinh động. Tuy nhiên, cần chú ý đến hình thức tham vấn trực tiếp (với cá nhân hoặc nhóm) và các hình thức khác như: tham vấn qua điện thoại, qua Internet – website của trường. Đồng thời cần tuyên truyền rộng rãi để mọi học sinh được biết, được tham gia tham vấn. Việc tổ chức hoạt động tham vấn cần có sự phối hợp giữa các trung tâm tham vấn chuyên nghiệp với hội đồng giáo dục nhà trường. Cán bộ tham vấn chủ yếu phải là các nhà tham vấn chuyên nghiệp, bên cạnh đó cũng cần kết hợp với vai trò của đội ngũ giáo viên cũng như các cán bộ phụ trách Đoàn.
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...1
1. Lý do chọn đề tài...2
2. Mục đích nghiên cứu...3
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...3
3.2. Khách thể nghiên cứu ...3
3.3. Khách thể khảo sát ...3
3.4. Phạm vi nghiên cứu ...4
4. Giả thuyết khoa học...4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...4
6. Phương pháp nghiên cứu...4
B. PHẦN NỘI DUNG...5
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...5
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề...5
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về tham vấn tâm lý...5
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tham vấn trên thế giới...5
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tham vấn ở Việt Nam...9
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về nhu cầu...12
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về nhu cầu trên thế giới...12
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về nhu cầu ở Việt Nam...19
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề...19
1.2.1. Lý luận về nhu cầu...19
1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu...19
1.2.1.2. Đặc điểm của nhu cầu...21
1.2.1.3. Phân loại nhu cầu...23
1.2.1.4. Các mức độ của nhu cầu...24
1.2.1.5. Sự hình thành nhu cầu...25
1.2.1.6. Vai trò của nhu cầu...26
1.2.2. Lý luận về tham vấn tâm lý...27
1.2.2.1. Khái niệm tham vấn tâm lý...27
1.2.2.2. Nội dung tham vấn tâm lý...29
1.2.2.3. Các hình thức tham vấn tâm lý...30
1.2.2.4. Mục đích và chức năng của tham vấn tâm lý...32
1.2.2.5. Nguyên tắc tham vấn tâm lý...34
1.2.3.1. Khái niệm học sinh trung học phổ thông...35
1.2.3.2. Một số đặc điểm tâm – sinh lý cơ bản của học sinh THPT...35
1.2.3.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT...47
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu...49
2.1. Vài nét về khách thể khảo sát...49
2.2. Quy trình nghiên cứu...49
2.3. Các phương pháp nghiên cứu...50
Chương 3: Kết quả nghiên cứu...54
3.1. Thực trạng những khó khăn tâm lý của học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN...54
3.1.1. Mức độ hài lòng của học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN về cuộc sống hiện tại...54
3.1.2. Mức độ gặp khó khăn của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN ...57
3.1.3. Những khó khăn tâm lý chủ yếu của HS cần sự trợ giúp của người khác ...60
3.1.4. Ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý đến đời sống của học sinh...67
3.2. Nhu cầu TVTL của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN...67
3.2.1. Cảm xúc của HS trước những khó khăn chưa được giải quyết và cách thức giải quyết các khó khăn tâm lý của HS...67
3.2.2. Mức độ mong muốn tham vấn tâm lý của học sinh...69
3.2.3. Sự cần thiết của hoạt động tham vấn đối với HS, mức độ tiếp cận của HS đối với các dịch vụ TVTL và cảm nhận của HS sau khi được TVTL...73
3.2.4. Ý định tham vấn của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN...74
3.2.5. Nhu cầu của học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN về lĩnh vực tham vấn...76
3.2.6. Nhu cầu của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN về hình thức tham vấn...79
3.2.7. Nhu cầu của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN về việc mở phòng TVTL...80
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ... 84
1. Kết luận... 84
2. Khuyến nghị... 85
PHẦN PHỤ LỤC